Đề xuất công an được bố trí tối đa 85% tiền xử phạt giao thông

© Depositphotos.com / Оleg_DoroshenkoCảnh sát Việt Nam chặn một cậu bé điều khiển xe máy vì vi phạm luật lệ giao thông trên phố cổ Hà Nội, Việt Nam.
Cảnh sát Việt Nam chặn một cậu bé điều khiển xe máy vì vi phạm luật lệ giao thông trên phố cổ Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2024
Đăng ký
Dự thảo do Bộ Công an soạn thảo đề xuất bố trí cho lực lượng công an 70 - 85% khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, 30% khoản thu từ đấu giá biển số xe.
Số tiền này được sử dụng nhằm mục đích tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.

Công an được bố trí tối đa 85% tiền xử phạt và 30% tiền đấu giá biển số

Theo báo Thanh niên, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định 6 nhóm chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trong đó, có nội dung về việc bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Chính phủ.
Về nội dung này, Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe.
Theo đó, các cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm: Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, HĐND và UBND cấp tỉnh.
Ngoài ra, Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và cấp huyện, các lực lượng khác tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông thuộc lực lượng công an, Bộ Giao thông Vận tải và UBND cấp tỉnh cũng là các cơ quan được sử dụng kinh phí này.
FBI - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam làm việc cùng FBI
Với kinh phí thu từ đấu giá biển số xe, cơ quan được sử dụng gồm Bộ Công an và các lực lượng khác tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông thuộc lực lượng công an.
Về nguyên tắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định pháp luật.
Trong đó, lực lượng công an được bố trí kinh phí để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông 70 - 85% khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và 30% khoản thu từ đấu giá biển số xe.
Các cơ quan khác được sử dụng thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được bố trí 15 - 30% khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Việc lập, phân bổ dự toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe trong lực lượng công an tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách trong hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh.
Với các cơ quan khác, việc lập, phân bổ dự toán kinh phí thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Mức chi cụ thể

Trong dự thảo, Bộ Công an có quy định chi tiết về nội dung và mức chi kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Các nội dung chi chung gồm: chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; mua sắm trang thiết bị, phương tiện; chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ; thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông…
Ngoài ra, còn có các nội dung chi đặc thù của từng cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Với lực lượng công an, các nội dung chi đặc thù gồm: điều tra giải quyết tai nạn giao thông; bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ vào ban đêm hoặc trực tiếp xử lý ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm tại các thành phố trực thuộc Trung ương; chi mua sắm phục vụ nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng CSGT; xây dựng, cải tạo, sửa chữa… các công trình chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, tạm giữ phương tiện vi phạm của lực lượng CSGT…
Về mức chi cụ thể, dự thảo đề xuất không quá 1 triệu đồng mỗi tham luận phục vụ hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tiền thuê hội trường không quá 200 triệu đồng mỗi cuộc; hỗ trợ tham dự tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng 200.000 đồng/học viên/ngày, 500.000 đồng/giảng viên/ngày.
Vụ cháy lớn xảy ra tại ngôi nhà ở ngõ 119 đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2024
Bộ Công an nâng mức phạt hành chính với các vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông: không quá 10 triệu đồng mỗi trường hợp tử vong, không quá 5 triệu đồng mỗi trường hợp bị thương nặng.
Chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ vào ban đêm: tối đa 200.000 đồng/người/ca, mỗi tháng không quá 10 ca.
Chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống ùn tắc là 100.000 đồng/ca, tại Hà Nội và TP.HCM tối đa không quá 15 ca/tháng, tại Hải Phòng và Đà Nẵng tối đa không quá 10 ca/tháng, tại Cần Thơ tối đa không quá 5 ca/tháng…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала