Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 rò rỉ nước phóng xạ

© AP Photo / Eugene Hoshiko/PoolVụ xả thải nước nhiễm phóng xạ Fukushima-1
Vụ xả thải nước nhiễm phóng xạ Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2024
Đăng ký
Tại tòa nhà tổ máy thứ hai của Nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố Fukushima-1 ở đông bắc Nhật Bản xảy ra tình trạng rò rỉ khoảng 25 tấn nước chứa chất phóng xạ, tuy nhiên nước không lọt ra môi trường, kênh truyền hình NHK đưa tin.
Theo công ty điều hành nhà máy TEPCO, vụ rò rỉ được phát hiện ra vào ngày 9 tháng 8 sau khi ghi nhận sự việc mực nước giảm bất thường ở một bể giám sát nước trong bể làm mát nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Bản thân việc kiểm tra mực nước trong bể làm mát nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cho thấy nó nằm trong giới hạn bình thường. Việc cung cấp nước mới tạm thời bị ngừng và một robot được đưa vào tòa nhà để kiểm tra mặt bằng. Qua đó đã xác định nước rò rỉ từ bể đi qua các lỗ thoát nước xuống tầng hầm của tòa nhà chứ không hề lọt ra bên ngoài.
Tuy trên thực tế hiện nay bể làm mát nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng không được cấp thêm nước mới, nhưng công ty vận hành cho rằng việc làm mát nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng không có vấn đề gì, vì nhiệt độ trong bể chỉ tăng lên nhiều nhất đến 46 độ C, thấp hơn giá trị cho phép tối đa là 65 độ C.
Theo kênh truyền hình, trong tuần này một robot sẽ lại được đưa vào tòa nhà của tổ máy điện thứ hai để xác định chính xác vị trí rò rỉ và nguyên nhân xảy ra sự cố.
Bể chứa nước nhiễm xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2023
Hai người ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 nhập viện do nhiễm phóng xạ
Vào tháng 3 năm 2011 sau trận động đất lớn có cường độ 9,0 độ richter, một đợt sóng thần khổng lồ cao ít nhất 15 mét đã tấn công vùng đông bắc Nhật Bản. Nước tràn vào hệ thống cung cấp điện của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 và vô hiệu hóa hệ thống làm mát lò phản ứng. Trong vụ tai nạn, vụ nổ hydro đã xảy ra ở lò phản ứng thứ nhất, thứ ba và thứ tư. Mái của tổ máy số 1 bị phá hủy sau vụ nổ. Để ngăn chặn khả năng hạt nhân phóng xạ thoát ra bầu khí quyển bên ngoài, vào mùa thu cùng năm một mái vòm bảo vệ đã được dựng lên phía trên tổ máy điện.
Vụ tai nạn tại nhà máy này được coi là lớn nhất kể từ sau khi xảy ra vụ tai nạn Chernobyl. Việc không có sự chuẩn bị cho tình huống sự cố đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng cả ở nhà máy cũng như trong việc tổ chức sơ tán dân cư. Nhờ việc khử nhiễm được thực hiện trong những năm tiếp theo, chế độ sơ tán dân đã được dỡ bỏ ở một số nơi và người dân được phép trở về nhà. Tuy nhiên, một số khu vực ảnh hưởng vẫn không phù hợp để sinh sống. Theo ước tính của đơn vị điều hành Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 là công ty TEPCO, sẽ phải mất đến 40 năm để loại bỏ hoàn toàn hậu quả của vụ tai nạn tại nhà máy và tháo dỡ các lò phản ứng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала