Hàng loạt ngân hàng ở Việt Nam gia tăng nợ xấu

© iStock.com / Richard DarkoĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2024
Đăng ký
Trong 6 tháng vừa qua, cả 3 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV đều ghi nhận quy mô nợ xấu gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ nợ có vấn đề của VietinBank và BIDV tăng lên do lĩnh vực liên quan đến xây dựng và bất động sản.
Theo thống kê của Tuổi Trẻ dựa trên báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết quý 2/2024, số dư nợ xấu đã đạt gần 242.000 tỉ đồng cuối tháng 6-2024, tăng gần 45.000 tỉ đồng (22%) so với cuối năm ngoái.
Còn tính theo tỉ lệ (nợ xấu/tổng dư nợ) được WiGroup tính toán thì đã đạt mức 2,22% ở thời điểm cuối quý 2/2024 - cao hơn mức 2,18% của quý 1-2024 và mức 1,96% trong quý 4-2023.
Cụ thể, theo VnBusiness, tại BIDV, tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản đã tăng từ mức 0,97% cuối năm ngoái lên 1,14% tại thời điểm cuối quý II. Nguyên nhân là các nhóm nợ 3-5 đều tăng lên đáng kể. Đặc biệt, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đã tăng 86%.
Với VietinBank, khép lại 2 quý kinh doanh đầu năm, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng hơn 2 lần, trong khi 2 nhóm nợ còn lại cải thiện nhẹ. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay ở mức 1,57%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
NHNN yêu cầu đẩy mạnh xử lý, thu hồi nợ xấu
Tính đến hết ngày 30/6, nợ có khả năng mất vốn của Vietcombank đã vượt 10.000 tỷ đồng, tăng gần 28% so với cuối năm ngoái và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ xấu (nhóm 3-5).
Cũng chỉ trong 6 tháng, nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 tại Vietcombank đã tăng lần lượt 75% và hơn 17% lên mức 3.048 tỷ đồng và 3.380 tỷ đồng.
Điều này khiến tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank đã tăng từ 0,98% vào cuối năm 2023 lên 1,2% vào cuối quý II vừa qua, kéo theo tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã giảm từ 230% xuống 212%. Dù vậy, đây vẫn là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất ngành ngân hàng.
Với Agribank, tín hiệu khả quan hơn khi nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) sau 2 quý đầu năm đã giảm 17%. Tuy nhiên, Agribank vẫn ghi nhận nợ nhóm 3 tăng gần gấp đôi và nợ nhóm 4 tăng gần 20% trong nửa đầu năm nay.
Đáng chú ý, xét riêng về tốc độ, Bac A Bank (BAB), VietABank (VAB), LPBank (LPB), Vietbank (VBB)… ghi nhận sự gia tăng nợ xấu mạnh nhất.
Tại Bac A Bank, nợ xấu đạt hơn 1.513 tỉ đồng, tăng 65,3% so với đầu năm. Dù vậy, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Bac A Bank vẫn ở mức kiểm soát khi mới trên 1,4%.
Ở vị trí thứ hai về tốc độ gia tăng, nợ xấu của VietABank cũng "vọt" lên hơn 52% so với đầu năm, đạt 1.674 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng này ở mức 1,5%.
Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng hơn 30 tỷ đồng lên mức 605 tỷ, tương đương tăng 5% so với đầu kỳ là gần 575 tỷ đồng; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng hơn 224 tỷ đồng lên mức hơn 246 tỷ đồng, gấp 11 lần so với đầu kỳ là gần 22 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng hơn 319 tỷ đồng lên mức 823 tỷ đồng, tăng 63% so với đầu kỳ là gần 504 tỷ đồng.
Trong khi tổng nợ xấu tại VietABank là 1.675 tỷ đồng thì khoản nợ có khả năng mất vốn là 823 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng nợ xấu của nhà băng này. Các khoản nợ xấu đang tăng tiềm ẩn những rủi ro và giảm chất lượng tài sản, do đó ngân hàng phải trích lập dự phòng cũng tăng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2023
SCB bị rút tiền và loạt sự cố bất lợi, nợ xấu ngân hàng Việt Nam vượt 3,5%
Chia sẻ tại cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, nợ xấu tăng là một vấn đề lớn cần quan tâm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã lên tới gần 5%. Nếu bao gồm nợ tiềm ẩn có khả năng thành nợ xấu, nợ xấu bán cho VAMC... thì tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 6,9%.
Theo Phó thống đốc, nhìn chung, đó là những khoản nợ sau 2 năm đại dịch Covid-19 và năm 2023 là do yếu tố khách quan khó khăn của nền kinh tế, chứ không phải sự yếu kém của ngành ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp xử lý tích cực hơn, đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu, trích lập để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN (về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ) đến hết năm 2024 nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, nhưng việc nợ xấu của hệ thống đến cuối quý II tiếp tục tăng so với đầu năm là cảnh báo sớm về rủi ro của hệ thống ngân hàng và các bên liên quan cần phải quyết liệt, tháo gỡ đồng bộ trong việc xử lý nợ xấu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала