Tập đoàn giao thông Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà với Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc Vương Hải Hòa
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà với Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc Vương Hải Hòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2024
Đăng ký
Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc cho biết, doanh nghiệp quan tâm các dự án quan trọng của Việt Nam như đường sắt cao tốc Bắc Nam, metro Hà Nội.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đề nghị CCCC chủ động nghiên cứu, tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng ưu tiên của Việt Nam như đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Tổng Giám đốc CCCC

Chiều ngày 28/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc gặp với ông Wang Hai Huai - Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC).
Tại buổi tiếp, ông Wang Hai Huai đánh giá Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh nhờ mức độ hội nhập sâu rộng, hành lang pháp lý, môi trường đầu tư cải thiện.
Người đứng đầu CCCC cho biết, Tập đoàn đang theo sát các dự án giao thông quan trọng của Việt Nam kết nối những địa phương của hai nước, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, các tuyến Metro ở Hà Nội và TP.HCM…
Đặc biệt, Tập đoàn cũng sẵn sàng thực hiện các dự án điện gió gần bờ và ngoài khơi, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những công trình hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, năng lượng, năng lượng tái tạo do CCCC thực hiện trong thời gian qua.
Với chiều dài 1.570 km, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, có tổng đầu tư dự kiến hơn 55 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Bao giờ Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?
Phó Thủ tướng mong muốn CCCC có những đề xuất hợp tác thiết thực, hiệu quả trong các lĩnh vực hạ tầng, xây dựng, giao thông, nông nghiệp...góp phần thực hoá các thoả thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước.
Ông Trần Hồng Hà cũng đề nghị CCCC chủ động nghiên cứu, tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng ưu tiên của Việt Nam như đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng; Hải Phòng - Đồng Đăng - Móng Cái và các dự án hạ tầng kết nối Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc, cùng một số nước khác.
"Đây là những công trình ưu tiên, phải được triển khai càng sớm càng tốt", - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh,
Từ đó, ông Hà đề nghị CCCC sớm tiếp cận các đối tác Việt Nam, nghiên cứu quy định pháp luật hai bên để hợp tác hiệu quả, từ thiết kế, lựa chọn công nghệ đến quản lý, vận hành, khai thác.
"Các công trình, dự án của CCCC thực hiện tại Việt Nam sẽ là biểu tượng cho quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực khác cho Tập đoàn", - ông Trần Hồng Hà khẳng định.

CCCC đã hoạt động hơn 30 năm ở Việt Nam

Tổng Công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc (viết tắt CHEC) được thành lập vào năm 1980, trụ sở tại Bắc Kinh. Đây là công ty thành viên và là đại diện ở thị trường nước ngoài của Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC), đứng thứ 93 trong Danh sách Fortune Global 500 năm 2019.
CCCC bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1996. Sau hơn 30 năm, CCCC đã thực hiện hơn 30 dự án tại Việt Nam, với tổng giá trị hợp đồng hơn 3 tỷ USD, điển hình có thể kể đến như: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cảng Cái Mép - Thị Vải, nhiệt điện Vĩnh Tân - Bình Thuận và một số dự án điện gió.
Hiện nay, CHEC đang có hơn 90 chi nhánh, văn phòng đại diện, hoạt động ở hơn 100 quốc gia, khu vực trên thế giới. Giá trị của các hợp đồng đang thực hiện của doanh nghiệp này đạt 30 tỷ USD, doanh thu năm 2018 đạt 6.17 tỷ USD, với số nhân viên trên toàn cầu lên đến 15.000 người.
VNR dự kiến cần 13.880 người để khai thác vận hành, bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Điểm yếu khiến Việt Nam phân vân kịch bản làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của CHEC là xây dựng cơ sở hạ tầng: công trình biển, nạo vét và san lấp, công trình cầu đường, đường sắt, metro, cảng hàng không, cùng với cung ứng và lắp ráp trang thiết bị trong lĩnh vực liên quan; tham gia làm tổng thầu cũng như đầu tư, góp vốn vào các dự án;
Đặc biệt, CHEC còn sở hữu kinh nghiệm phong phú, nguồn tài chính dồi dào để thực hiện các dự án xây dựng công trình dân dụng, công trình hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường, công trình thuỷ lợi, nhà máy điện, khai thác tài nguyên v.v…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала