https://kevesko.vn/20240903/du-bao-khong-vui-cho-trung-quoc-ve-he-luy-bat-ngo-cua-suy-thoai-kinh-te-31628426.html
Dự báo không vui cho Trung Quốc về hệ luỵ bất ngờ của suy thoái kinh tế
Dự báo không vui cho Trung Quốc về hệ luỵ bất ngờ của suy thoái kinh tế
Sputnik Việt Nam
Suy thoái kinh tế ở Trung Quốc có nguy cơ làm trầm trọng thêm vấn đề béo phì của cư dân nước này. Đó là thông báo của Reuters. 03.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-03T04:39+0700
2024-09-03T04:39+0700
2024-09-03T04:39+0700
trung quốc
xã hội
kinh tế
suy thoái
báo chí thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/15/11102625_0:150:3107:1898_1920x0_80_0_0_d8a4b609defb334dc0e3cfb0d50de1b7.jpg
Hãng thông tấn dẫn lời học giả Joon Sung-kim, chuyên gia kinh tế tại Đại học Sungkyunkwan (Thành Quân Quán Đại Học Hiệu) của Hàn Quốc. Ông cho rằng do các vấn đề kinh tế và thu nhập giảm sút ở Trung Quốc, việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm chất lượng thấp như đồ ăn nhanh có thể tăng lên. Và cách ăn uống này sẽ đẩy tăng vấn đề béo phì.Reuters cho biết một xu thế là khi Trung Quốc xây dựng ít nhà cửa và cầu cống hơn thì người tiêu dùng ở nước này mua nhiều thực phẩm đồ ăn rẻ tiền và kém lành mạnh hơn. Kết quả là tỷ lệ béo phì của cư dân đất nước có thể tăng nhanh hơn nhiều và dẫn đến tốn phí chăm sóc sức khỏe cao hơn. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi nền kinh tế hiện đại hóa dựa trên đổi mới ứng nghiệm công nghệ, thì tính chất công việc của ngày càng nhiều người lại là ít vận động.Như ý kiến của ông Diên Trung Hoàng thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, suy thoái kinh tế thường dẫn đến những thay đổi trong lối sống của cư dân. Thói quen ăn uống của họ có thể trở nên bất thường không điều độ còn hoạt tính xã hội có thể giảm sút. Kết quả tự nhiên của mô hình phát triển này sẽ là sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì và tiểu đường.Theo thông tin của Tân Hoa Xã, hơn 50% người trưởng thành ở Trung Quốc bị bệnh béo phì hoặc chí ít là thừa cân. Trong khi đó, theo nghiên cứu của BMC Public Health, chi phí điều trị liên quan đến béo phì sẽ tiêu tốn tới 22% ngân sách chăm sóc sức khỏe vào năm 2030. Mà đó là 418 tỷ nhân dân tệ, khoản tốn phí khổng lồ.Cũng có dữ liệu cho thấy tỷ lệ bé trai béo phì ở Trung Quốc đã tăng từ 1,3% năm 1990 lên 15,2% vào năm 2022. Về các bé gái, chỉ số này tăng từ 0,6% (1990) lên 7,7% (2022).
https://kevesko.vn/20231112/giam-can-khong-dung-thuoc-cac-chuyen-gia-de-xuat-dieu-tri-beo-phi-bang-cach-tac-dong-den-nao-26357611.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/15/11102625_189:0:2918:2047_1920x0_80_0_0_41d6e42381273e7dc00c565ae3df2193.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung quốc, xã hội, kinh tế, suy thoái, báo chí thế giới
trung quốc, xã hội, kinh tế, suy thoái, báo chí thế giới
Dự báo không vui cho Trung Quốc về hệ luỵ bất ngờ của suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế ở Trung Quốc có nguy cơ làm trầm trọng thêm vấn đề béo phì của cư dân nước này. Đó là thông báo của Reuters.
Hãng thông tấn dẫn lời học giả Joon Sung-kim, chuyên gia kinh tế tại Đại học Sungkyunkwan (Thành Quân Quán Đại Học Hiệu) của Hàn Quốc. Ông cho rằng do các vấn đề kinh tế và thu nhập giảm sút ở Trung Quốc, việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm chất lượng thấp như đồ ăn nhanh có thể tăng lên. Và cách ăn uống này sẽ đẩy tăng vấn đề béo phì.
Reuters cho biết một xu thế là khi Trung Quốc xây dựng ít nhà cửa và cầu cống hơn thì người tiêu dùng ở nước này mua nhiều thực phẩm đồ ăn rẻ tiền và kém lành mạnh hơn. Kết quả là tỷ lệ béo phì của cư dân đất nước có thể tăng nhanh hơn nhiều và dẫn đến tốn phí chăm sóc sức khỏe cao hơn. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi nền kinh tế hiện đại hóa dựa trên đổi mới ứng nghiệm công nghệ, thì tính chất công việc của ngày càng nhiều người lại là ít vận động.
12 Tháng Mười Một 2023, 10:37
Như ý kiến của ông Diên Trung Hoàng thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, suy thoái kinh tế thường dẫn đến những thay đổi trong lối sống của cư dân. Thói quen ăn uống của họ có thể trở nên bất thường không điều độ còn hoạt tính xã hội có thể giảm sút. Kết quả tự nhiên của mô hình phát triển này sẽ là sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì và tiểu đường.
Theo thông tin của Tân Hoa Xã, hơn 50% người trưởng thành ở Trung Quốc bị bệnh béo phì hoặc chí ít là thừa cân. Trong khi đó, theo nghiên cứu của BMC Public Health, chi phí điều trị liên quan đến béo phì sẽ tiêu tốn tới 22% ngân sách chăm sóc sức khỏe vào năm 2030. Mà đó là 418 tỷ nhân dân tệ, khoản tốn phí khổng lồ.
Cũng có dữ liệu cho thấy tỷ lệ bé trai béo phì ở Trung Quốc đã tăng từ 1,3% năm 1990 lên 15,2% vào năm 2022. Về các bé gái, chỉ số này tăng từ 0,6% (1990) lên 7,7% (2022).