https://kevesko.vn/20240909/trung-quoc-coi-sco-la-huong-uu-tien-trong-chinh-sach-doi-ngoai-31748122.html
Trung Quốc coi SCO là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại
Trung Quốc coi SCO là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại
Sputnik Việt Nam
Trung Quốc coi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong)... 09.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-09T13:01+0700
2024-09-09T13:01+0700
2024-09-09T13:01+0700
thế giới
tổ chức hợp tác thượng hải (sco)
trung quốc
chính sách phương nam
chính sách
https://cdn.img.kevesko.vn/img/812/84/8128426_0:108:2730:1644_1920x0_80_0_0_62d7fc7362af013fa76c4af18c18f47b.jpg
Chức Chủ tịch luân phiên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được chuyển sang Trung Quốc sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh SCO ở Astana vào tháng 7 năm nay; vào năm 2025, cuộc họp của Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO sẽ được tổ chức tại Trung Quốc.Ông lưu ý rằng những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ nay hiện đang gia tăng trên thế giới, sự hỗn loạn bao trùm tình hình quốc tế, còn nhân loại một lần nữa lại đứng ở ngã tư nơi phải lựa chọn con đường đi tiếp.Nhà ngoại giao nói thêm rằng Trung Quốc, với tư cách là nước chủ trì SCO, sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để thực hiện Sáng kiến An ninh Toàn cầu, tiếp tục cải thiện các cơ chế ứng phó của SCO trước các mối đe dọa và thách thức an ninh, chống buôn lậu ma túy, tội phạm mạng và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. cũng như tăng cường hiệu quả mức độ hợp tác an ninh giữa các nước trong khu vực.SCO là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 2001. Nó bao gồm Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Pakistan và Uzbekistan. Vào ngày 4/7/2024 tại hội nghị thượng đỉnh ở Astana, Belarus đã chính thức gia nhập tpor chức này. Các nước quan sát viên là Afghanistan và Mông Cổ, các nước đối tác đối thoại của SCO là Azerbaijan, Armenia, Bahrain, Ai Cập, Campuchia, Qatar, Kuwait, Maldives, Myanmar, Nepal, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka.
https://kevesko.vn/20240719/cac-nuoc-nato-nen-canh-giac-truoc-su-phat-trien-cua-sco-30908974.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/812/84/8128426_0:0:2730:2048_1920x0_80_0_0_96ff4af07aed0845b28c0e325a4c8c62.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, tổ chức hợp tác thượng hải (sco), trung quốc, chính sách phương nam, chính sách
thế giới, tổ chức hợp tác thượng hải (sco), trung quốc, chính sách phương nam, chính sách
Trung Quốc coi SCO là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại
Trung Quốc coi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong) cho biết.
Chức Chủ tịch luân phiên của
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được chuyển sang Trung Quốc sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh SCO ở Astana vào tháng 7 năm nay; vào năm 2025, cuộc họp của Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO sẽ được tổ chức tại Trung Quốc.
“Trung Quốc là một trong những quốc gia sáng lập SCO và luôn coi tổ chức này là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình”, - ông Tôn Vệ Đông phát biểu tại cuộc họp báo về vai trò chủ tịch của Trung Quốc tại SCO.
Ông lưu ý rằng những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ nay hiện đang gia tăng trên thế giới, sự hỗn loạn bao trùm tình hình quốc tế, còn nhân loại một lần nữa lại đứng ở ngã tư nơi phải lựa chọn con đường đi tiếp.
“Đối mặt với những mối đe dọa thực sự của tâm lý Chiến tranh Lạnh, nguy cơ “sân nhỏ tường cao” và những thách thức nảy sinh từ những nỗ lực can thiệp và chia rẽ, SCO phải duy trì nền tảng an ninh chung, mang tính toàn diện, hợp tác và bền vững của chúng ta. An ninh chỉ có thể được đảm bảo khi tất cả các quốc gia đều được an toàn”, - ông nhấn mạnh.
Nhà ngoại giao nói thêm rằng
Trung Quốc, với tư cách là nước chủ trì SCO, sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để thực hiện Sáng kiến An ninh Toàn cầu, tiếp tục cải thiện các cơ chế ứng phó của SCO trước các mối đe dọa và thách thức an ninh, chống buôn lậu ma túy, tội phạm mạng và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. cũng như tăng cường hiệu quả mức độ hợp tác an ninh giữa các nước trong khu vực.
SCO là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 2001. Nó bao gồm Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Pakistan và Uzbekistan. Vào ngày 4/7/2024 tại hội nghị thượng đỉnh ở Astana, Belarus đã chính thức gia nhập tpor chức này. Các nước quan sát viên là Afghanistan và Mông Cổ, các nước đối tác đối thoại của SCO là Azerbaijan, Armenia, Bahrain, Ai Cập, Campuchia, Qatar, Kuwait, Maldives, Myanmar, Nepal, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka.