Kinh nghiệm từ chống bão Yagi: Không được phép quên hệ thống thông tin dự phòng!

© Ảnh : TTXVN - Lưu Thanh TuấnCông an Hà Nam hỗ trợ nhân dân ứng phó với bão số 3.
Công an Hà Nam hỗ trợ nhân dân ứng phó với bão số 3. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2024
Đăng ký
Trong các hoạt động phòng chống bão Yagi ở các cấp vừa qua, thiếu sót lớn nhất là không có phương án dự phòng về thông tin liên lạc.
Bão Yagi đã qua, gây bao hậu quả nặng nề cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh những hình ảnh tốt đẹp về tình người, vì sự nỗ lực và hết mình của các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, của bộ đội, công an, không thể không nói tới những thiếu sót lớn. Nói để rút kinh nghiệm, để chống thiên tai hiệu quả hơn trong tương lai.
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An đã có một số phân tích và chia sẻ với Sputnik về thiếu sót lớn nhất trong hoạt động chống bão Yagi vừa qua.

Các kênh thông tin liên lạc bị vô hiệu hóa, chỉ hệ thống thông tin liên lạc của Quân đội và Công an vẫn hoạt động bình thường

Tất cả đều biết rằng, với sức gió cấp 14-16, giật trên cấp 17 thì không một cột trụ phát sóng FM nào có thể chống chịu được. Những chiếc nằm ở vị trí được địa hình che chắn thì tầm thu phát sóng bị hạn chế. Khi gió bão quật đổ hàng loạt ăng ten của các trạm BTS thì hệ thống bị vô hiệu hóa. Thông tin liên lạc hữu tuyến (trong đó có cáp quang Internet) cũng vậy. Hàng loạt cột điện bị đổ gãy cũng vô hiệu hóa luôn các kênh thông tin liên lạc này.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Đức HiếuCung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh tan hoang do bão số 3.
Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh tan hoang do bão số 3. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2024
Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh tan hoang do bão số 3.
Tuy nhiên, hệ thống thông tin liên lạc của Quân đội và Công an vẫn hoạt động bình thường. Đó là vì các hệ thống này sử dụng sóng viba (vô tuyến điện sóng ngắn SW) nên hầu như không bị ảnh hưởng bởi mưa, gió bão. Riêng Quân đội còn có hệ thống liên lạc qua vệ tinh.
Quân đội và Công an luôn duy trì ba hệ thống thông tin liên lạc.
Một là hệ thống mạng viễn thông quốc phòng-an ninh toàn quốc, biệt lập với hệ thống mạng viễn thông dân sự.
Hai là hệ thống thông tin viba sóng ngắn truyền thống dự phòng, đã cải tiến, nâng cấp để thích ứng với công nghệ tin học hiện đại.
Ba là hệ thống liên lạc mã hóa qua vệ tinh viễn thông quân sự.
Nếu chỉ dựa vào một hệ thống số hóa 100% thì khi hệ thống đó sập, quân sĩ sẽ "toi" như "ngả rạ".

Các "tham mưu" của Chính phủ đã không hề nghĩ đến việc chuẩn bị sẵn một hệ thống thông tin liên lạc dự phòng

Thật lạ là các "tham mưu" của Chính phủ đã không hề nghĩ đến việc chuẩn bị sẵn một hệ thống thông tin liên lạc dự phòng bằng vô tuyến điện SW để phòng khi hệ thống BTS và cáp quang bị "sập" thì sẽ có hệ thống vô tuyến điện sóng ngắn (vốn bị coi là cổ điển, lạc hậu) thay thế kịp thời. Điều này dẫn đến việc Bộ Chỉ huy tiền phương chống bão ở Hải Phòng đã bị "đứt liên lạc" với cấp dưới. Và thêm vào đó, việc nguồn điện lưới bị ngắt do sự cố càng làm cho tình hình trầm trọng thêm. Dẫn đến tình trạng dưới không thể kịp thời báo cáo được lên trên; còn trên thì không thể kịp thời chỉ đạo cho dưới một cách sát thực tế.
Trong các hoạt động phòng chống bão Yagi ở các cấp vừa qua, thiếu sót lớn nhất là không có phương án dự phòng về thông tin liên lạc.
Người dân ở tỉnh Lạng Sơn vận chuyển đồ đạc trong lũ lụt do bão Yagi - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2024
Thiệt hại nặng nề do bão số 3, số người tử vong, mất tích lên đến hàng trăm

Bài học lớn

Đây là bài học kinh nghiệm rất lớn cần được rút ra một cách sâu sắc khi thiết kế một thế trận để đối phó với một cơn bão rất lớn như bão Yagi. Đó là luôn phải chuẩn bị trước hệ thống thông tin liên lạc dự phòng và phải khởi động nó ngay lập tức khi hệ thống chính gặp sự cố!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала