https://kevesko.vn/20240927/nha-giao-thuy-anh-hoc-tieng-viet-phai-vui-va-loi-cuon-32084219.html
Nhà giáo Thụy Anh: Học tiếng Việt phải vui và lôi cuốn
Nhà giáo Thụy Anh: Học tiếng Việt phải vui và lôi cuốn
Sputnik Việt Nam
Từ lâu người ta đã biết rằng khi bạn học ngoại ngữ, bạn nghiên cứu một đất nước khác và tinh thần của người dân nơi đó. Trong thời đại toàn cầu hóa của chúng... 27.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-27T16:55+0700
2024-09-27T16:55+0700
2024-09-27T20:35+0700
việt nam
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
nga
hợp tác nga-việt
tiếng việt
nhà giáo
thế giới
đại học tổng hợp quan hệ quốc tế (mgimo)
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/1b/32073749_0:0:2592:1458_1920x0_80_0_0_b6e16c97608e88fe6b37543d750c753a.jpg
Nhiều người không tin vào bản thân và không muốn học ngoại ngữ, một số khác lại sợ hãi trước những thất bại đầu tiên, còn một số khác vẫn chưa tìm được phương pháp giảng dạy phù hợp với mình. Đối với một số lượng lớn trẻ em, các giờ học ngoại ngữ ở trường là một trong những giờ chúng ít yêu thích nhất.Các em sinh viên chưa may mắn khi không được tham dự lớp học của Tiến sĩ khoa học sư phạm, nhà phương pháp học, nhà giáo, kiêm dịch giả Nguyễn Thụy Anh. Các lớp học của cô diễn ra vui nhộn và thú vị đến mức người tham dự trở nên yêu thích ngoại ngữ và mong muốn học ngôn ngữ này và làm quen tốt hơn với dân tộc nói ngôn ngữ này.Ngày hội tiếng Việt bên bờ sông VolgaTất cả những điều này được thể hiện rõ ràng tại buổi họp mặt câu lạc bộ đàm thoại tiếng Việt tại Đại học MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga do Thụy Anh chủ trì. Các sinh viên Nga ngành Việt nam học và sinh viên Việt Nam tại MGIMO không để ý hai tiếng đồng hồ đã trôi qua nhanh như thế nào. Có rất nhiều tiếng cười và giao tiếp thoải mái bằng tiếng Việt, rất nhiều câu hỏi bắt buộc phải suy nghĩ, tư duy, câu chuyện về văn học Việt Nam và đọc thơ bằng tiếng Nga và tiếng Việt, và cuối buổi tọa đàm, mọi người cùng đồng thanh học và hát bài dân ca Việt Nam. Mọi người đều nhận được những món quà lưu niệm Việt Nam và rất nhiều cảm xúc tích cực.Thụy Anh đến Moskva từ Ulyanovsk, một thành phố bên bờ sông Volga vĩ đại của Nga, tại đây, với sự hỗ trợ của Quỹ «Truyền thống và Hữu nghị», cô đã tổ chức Ngày hội Tiếng Việt (Ngày hội trải nghiệm tiếng Việt đi khắp năm châu) và Tết Trung thu cho cộng đồng trẻ em Việt Nam trong thành phố.Trẻ em Việt Nam học tiếng Việt ở đâu?Thụy Anh nhận rõ rằng nhiều trẻ em Việt Nam sống ở nước ngoài không biết rõ tiếng mẹ đẻ và văn hóa Việt Nam. Con trai cô cũng sinh ra ở một quốc gia khác - ở Nga, nơi cô theo học tại Đại học Sư phạm Tổng hợp Moskva, bảo vệ luận án Tiến sĩ sư phạm và trở thành «sư phụ» về phương pháp giảng dạy. Ngày 6 tháng 6 năm 2010, nhân ngày sinh nhật của đại thi hào người Nga Alexandr Pushkin, Thụy Anh đã thành lập câu lạc bộ “Đọc sách cùng con” và câu lạc bộ này rất được yêu thích ở Việt Nam. Và kể từ năm 2012, Thụy Anh và các trợ lý đã tổ chức trại hè đầu tiên và bây giờ là trại xuân và trại thu cho trẻ em Việt Nam sống ở Ba Lan, Đức và Pháp. Văn học Nga cần được quảng báThụy Anh tham gia chương trình của chính phủ về biên soạn sách giáo khoa cho trường học. Cô viết sách giáo khoa tiếng Việt và tiếng Nga. Khi biên soạn sách giáo khoa cũng như tiến hành các lớp học, giáo viên tuân theo nguyên tắc chính của mình: làm cho giờ học vui vẻ và thú vị. Ví dụ, trong sách giáo khoa tiếng Nga lớp 3, cô đã dựng nhân vật chính là Kolobok dũng cảm trong câu chuyện dân gian Nga, Kolobok đã trốn thoát khỏi ông bà và thoát khỏi con gấu cùng với thỏ và sói, nhưng không thể thoát khỏi con Cáo xảo quyệt. Trẻ em học tiếng Nga bằng cách theo dõi cuộc phiêu lưu của nhân vật vui nhộn này.Trong những bản dịch văn học Nga của mình, Thụy Anh cũng cố gắng lôi cuốn người đọc. Vì vậy, việc dịch sách của các nhà văn Nga cho trẻ em của cô rất thành công. Dịch giả chia sẻ nỗi lo lắng của các bạn Nga rằng văn học Nga hiện đại ít được biết đến ở Việt Nam và giới trẻ cũng chưa quan tâm đến văn hóa Nga. Thụy Anh tin rằng Nga nên đóng một vai trò lớn hơn nhiều ở đây.Chúng tôi hi vọngrằng ở Nga sẽ lắng nghe những lời chia sẻ của nhà sư phạm, dịch giả Nguyễn Thụy Anh. Và bản thân cô nhiều lần nữa sẽ đến Moskva và các thành phố khác của Nga để tổ chức ngày lễ tiếng Việt và gặp gỡ những người yêu mến Việt Nam.
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/1b/32073749_78:0:2382:1728_1920x0_80_0_0_c8733b3d329b8416ac1dcbbd55b16f65.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, nga, hợp tác nga-việt, tiếng việt, nhà giáo, thế giới, đại học tổng hợp quan hệ quốc tế (mgimo), sinh viên, xã hội
việt nam, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, nga, hợp tác nga-việt, tiếng việt, nhà giáo, thế giới, đại học tổng hợp quan hệ quốc tế (mgimo), sinh viên, xã hội
Nhà giáo Thụy Anh: Học tiếng Việt phải vui và lôi cuốn
16:55 27.09.2024 (Đã cập nhật: 20:35 27.09.2024) Từ lâu người ta đã biết rằng khi bạn học ngoại ngữ, bạn nghiên cứu một đất nước khác và tinh thần của người dân nơi đó. Trong thời đại toàn cầu hóa của chúng ta, điều này đặc biệt đúng. Có nhiều phương pháp giảng dạy và trường dạy ngoại ngữ nhưng việc dạy bằng những phương pháp đó không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt.
Nhiều người không tin vào bản thân và không muốn học ngoại ngữ, một số khác lại sợ hãi trước những thất bại đầu tiên, còn một số khác vẫn chưa tìm được phương pháp giảng dạy phù hợp với mình. Đối với một số lượng lớn trẻ em, các giờ học ngoại ngữ ở trường là một trong những giờ chúng ít yêu thích nhất.
Các em sinh viên chưa may mắn khi không được tham dự lớp học của Tiến sĩ khoa học sư phạm, nhà phương pháp học, nhà giáo, kiêm dịch giả Nguyễn Thụy Anh. Các lớp học của cô diễn ra vui nhộn và thú vị đến mức người tham dự trở nên yêu thích ngoại ngữ và mong muốn học ngôn ngữ này và làm quen tốt hơn với dân tộc nói ngôn ngữ này.
Ngày hội tiếng Việt bên bờ sông Volga
Tất cả những điều này được thể hiện rõ ràng tại buổi họp mặt câu lạc bộ đàm thoại tiếng Việt tại Đại học MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga do Thụy Anh chủ trì. Các sinh viên Nga ngành Việt nam học và sinh viên Việt Nam tại MGIMO không để ý hai tiếng đồng hồ đã trôi qua nhanh như thế nào. Có rất nhiều tiếng cười và giao tiếp thoải mái bằng tiếng Việt, rất nhiều câu hỏi bắt buộc phải suy nghĩ, tư duy, câu chuyện về văn học Việt Nam và đọc thơ bằng tiếng Nga và tiếng Việt, và cuối buổi tọa đàm, mọi người cùng đồng thanh học và hát bài dân ca Việt Nam. Mọi người đều nhận được những món quà lưu niệm Việt Nam và rất nhiều cảm xúc tích cực.
Thụy Anh đến Moskva từ Ulyanovsk, một thành phố bên bờ sông Volga vĩ đại của Nga, tại đây, với sự hỗ trợ của Quỹ «Truyền thống và Hữu nghị», cô đã tổ chức Ngày hội Tiếng Việt (Ngày hội trải nghiệm tiếng Việt đi khắp năm châu) và Tết Trung thu cho cộng đồng trẻ em Việt Nam trong thành phố.
“Ở Ulyanovsk, quê hương của Vladimir Lenin, có trường trung học số 76, mang tên Hồ Chí Minh, nơi đã thành lập bảo tàng của Người”,- Thụy Anh nói với phóng viên Sputnik. – Các em học sinh ở trường này đã giúp chúng tôi tổ chức buổi lễ và trực tiếp tham gia. Lần đầu tiên, không chỉ trẻ em cộng đồng người Việt mà cả trẻ em địa phương cũng được tham gia Ngày tiếng Việt ở nước ngoài. Chúng tôi đã tổ chức, thực hiện buổi lễ dưới hình thức chuyến đi trên con tàu mà tôi là thuyền trưởng. Con tàu của chúng tôi “thả neo” vào các đảo Chữ, Thành phố, Bếp, nơi các em được làm quen với tiếng Việt, với Việt Nam và văn hóa đất nước, trong đó có văn hóa ẩm thực. Suốt ngày, từ sáng đến tối, trẻ em từ 6 đến 17 tuổi học phát âm các âm và từ tiếng Việt, ăn bằng đũa, hát các bài hát Việt và múa các điệu múa Việt Nam. Mọi người đều rất thích tiếng Việt; trẻ em Nga bắt đầu thích thú với tiếng Việt. Thật tuyệtvời với việcvăn phòng thị trưởng Ulyanovsk đã dành nhiều sự quan tâm cho ngày lễ này”.
Trẻ em Việt Nam học tiếng Việt ở đâu?
Thụy Anh nhận rõ rằng nhiều trẻ em Việt Nam sống ở nước ngoài không biết rõ tiếng mẹ đẻ và văn hóa Việt Nam. Con trai cô cũng sinh ra ở một quốc gia khác - ở Nga, nơi cô theo học tại Đại học Sư phạm Tổng hợp Moskva, bảo vệ luận án Tiến sĩ sư phạm và trở thành «sư phụ» về phương pháp giảng dạy.
“Tôi sợ con tôi cũng như bao đứa trẻ khác sẽ quên tiếng mẹ đẻ, vì giữ được tiếng mẹ đẻ là bảo tồn văn hóa. Tôi muốn tìm ra cách dạy ngôn ngữ và văn hóa để trẻ hứng thú và không cảm thấy mệt mỏi. Điều quan trọng nhất ở đây là tạo cho các conđộng lực để các con muốn học ngôn ngữ sâu hơn. Tôi bắt đầu sử dụng những bài thơ, bài hát, trò chơi và tôi đã làm được kết quả”, -Thụy Anh kể lại.
Ngày 6 tháng 6 năm 2010, nhân ngày sinh nhật của đại thi hào người Nga Alexandr Pushkin, Thụy Anh đã thành lập câu lạc bộ “Đọc sách cùng con” và câu lạc bộ này rất được yêu thích ở Việt Nam. Và kể từ năm 2012, Thụy Anh và các trợ lý đã tổ chức trại hè đầu tiên và bây giờ là trại xuân và trại thu cho trẻ em Việt Nam sống ở Ba Lan, Đức và Pháp.
“Tôi đến Warsaw, Frankfurt, Stuttgart, Paris trong một tháng và mở ra thế giới ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cho trẻ em. Chúng tôi hát những bài hát, học thơ, nhảy múa. Tôi sử dụng các ví dụ từ văn hóa của đất nước nơi các em sinh sống. Và các em, như trường hợp ở Pháp, đã từng sợ hãi và không muốn học tiếng Việt, giờ đây hiểu được tiếng Việt đẹp đẽ như thế nào và đang tiến bộ rất nhiều. Bây giờ các em thực sự mong chờ được đến trại một lần nữa. Nhưng tôi không thể đi hết tất cả các nước có người Việt Nam sinh sống. Và tôi đã viết cuốn sách tiếng Việt vui nhộn và đầy màu sắc “Chào tiếng Việt” dành cho trẻ em Việt Nam từ 6 đến 15 tuổi sống ở nước ngoài. Năm 2023, cuốn sách này đã đạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia, và khi Thủ tướng nước tôi công du nước ngoài , ông đều mang theo để tặng cho người Việt sinh sống tại địa phương”.
Văn học Nga cần được quảng bá
Thụy Anh tham gia chương trình của chính phủ về biên soạn sách giáo khoa cho trường học. Cô viết sách giáo khoa tiếng Việt và tiếng Nga. Khi biên soạn sách giáo khoa cũng như tiến hành các lớp học, giáo viên tuân theo nguyên tắc chính của mình: làm cho giờ học vui vẻ và thú vị. Ví dụ, trong sách giáo khoa tiếng Nga lớp 3, cô đã dựng nhân vật chính là Kolobok dũng cảm trong câu chuyện dân gian Nga, Kolobok đã trốn thoát khỏi ông bà và thoát khỏi con gấu cùng với thỏ và sói, nhưng không thể thoát khỏi con Cáo xảo quyệt.
Trẻ em học tiếng Nga bằng cách theo dõi cuộc phiêu lưu của nhân vật vui nhộn này.
Trong những bản dịch văn học Nga của mình, Thụy Anh cũng cố gắng lôi cuốn người đọc. Vì vậy, việc dịch sách của các nhà văn Nga cho trẻ em của cô rất thành công. Dịch giả chia sẻ nỗi lo lắng của các bạn Nga rằng văn học Nga hiện đại ít được biết đến ở Việt Nam và giới trẻ cũng chưa quan tâm đến văn hóa Nga. Thụy Anh tin rằng Nga nên đóng một vai trò lớn hơn nhiều ở đây.
“Ở Việt Nam có khá nhiều dịch giả văn học Nga. Nhưng để mọi người quan tâm đến một cuốn sách và mua nó, nó cần phải được quảng cáo một cách thành thạo và chuyên nghiệp trên khắp Việt Nam. Chúng ta cần đầu tư vào dịch thuật và quảng cáo, như các nước khác đã làm. Ngày nay, trong thế giới văn học có rất nhiều cạnh tranh, và cần sử dụng trí tưởng tượng sáng tạo khéo léo để thu hút người đọc. Ví dụ, tôi đến các trường học ở vùng sâu vùng xa, cho bọn trẻ xem Cheburashka, Cá sấu Gena, nói về chúng và học sinh có mong muốn học tiếng Nga để đọc những cuốn sách tuyệt vời như cuốn sách về cuộc phiêu lưu của những nhân vật này”.
Chúng tôi hi vọngrằng ở Nga sẽ lắng nghe những lời chia sẻ của nhà sư phạm, dịch giả Nguyễn Thụy Anh. Và bản thân cô nhiều lần nữa sẽ đến Moskva và các thành phố khác của Nga để tổ chức ngày lễ tiếng Việt và gặp gỡ những người yêu mến Việt Nam.