“Cuộc chiến” nào đang xảy ra ở Lộc Trời?

© Ảnh : Tạp chí Công ThươngCEO LTG Group Nguyễn Duy Tuân phát biểu tại sự kiện
CEO LTG Group Nguyễn Duy Tuân phát biểu tại sự kiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2024
Đăng ký
Tập đoàn Lộc Trời đề nghị UBND tỉnh An Giang có biện pháp ngăn chặn với Nguyễn Duy Thuận, cựu Tổng giám đốc công ty vì "hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản công ty".
Trong thời gian qua, Tập đoàn Lộc Trời liên tiếp thua lỗ, vướng lùm xùm nợ tiền lúa nông dân, biến động về nhân sự. Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp của Việt Nam rốt cuộc đang gặp khó khăn gì?

Lộc Trời đề nghị có biện pháp ngăn chặn ông Nguyễn Duy Thuận

Báo Vietnamnet đưa tin, UBND tỉnh An Giang mới đây đã nhận được công văn của CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG), với nội dung đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền có biện pháp ngăn chặn đối với ông Nguyễn Duy Thuận, nguyên Tổng giám đốc công ty, vì đã có hành vi gian dối, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thất thoát tài sản của doanh nghiệp.
Sau khi tiếp nhận công văn nói trên, UBND tỉnh An Giang đã có ý kiến chuyển Công an tỉnh An Giang xem xét giải quyết theo thẩm quyền đối với đề nghị của Tập đoàn Lộc Trời.
Trước đó, ngày 24/7, Lộc Trời đã gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh thu hồi thẻ APEC và áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Duy Thuận. Tập đoàn này cho rằng, ông Nguyễn Duy Thuận “có thái độ né tránh, thiếu hợp tác trong việc bàn giao và có dấu hiệu tìm cách xuất cảnh ra nước ngoài để thoái thác trách nhiệm”.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2024
Tập đoàn Lộc Trời còn nợ bao nhiêu tiền của nông dân?
Trả lời đề nghị trên, UBND tỉnh An Giang cho biết cơ quan này không có thẩm quyền giải quyết việc thu hồi thẻ APEC. UBND tỉnh chỉ có thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Duy Thuận trong trường hợp ông là người bị cưỡng chế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay người đó bỏ trốn.
Do đó, việc Lộc Trời đề nghị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Duy Thuận trong trường hợp này không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh An Giang.

Ông Nguyễn Duy Thuận ở Lộc Trời

Lộc Trời được xem là một “ông lớn” trong lĩnh vực vực dịch vụ nông nghiệp ở Việt Nam, có hàng nghìn kỹ sư nông nghiệp làm việc trực tiếp với gần 1 triệu hộ nông dân, trên hàng triệu hecta lúa, dọc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Trong suốt hơn 30 năm, Lộc Trời đã liên kết sản xuất, cung ứng hàng triệu tấn lúa/gạo mỗi năm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Doanh nghiệp có quy mô lớn, với tổng tài sản tới cuối quý I/2024 là hơn 11.900 tỷ đồng.
Từ năm 2015, Lộc Trời chiếm 20% thị phần thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Năm 2010, tập đoàn tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực chế biến và kinh doanh gạo, dần trở thành nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp lớn theo mô hình liên kết dọc.
Trong trung và dài hạn, Tập đoàn Lộc Trời đặt mục tiêu trở thành tập đoàn dịch vụ nông nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Ngày 15/7 vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Nguyễn Duy Thuận. Trước đó, Thuận đã giữ cương vị này trong hơn 4 năm ở doanh nghiệp và được đánh giá là người dày dặn kinh nghiệm.
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2024
Một cán bộ Toà cấp cao tại Đà Nẵng bị bắt
Theo quyết định của công ty, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, sẽ tạm thời điều hành hoạt động của doanh nghiệp này cho tới khi bổ nhiệm được lãnh đạo mới.
Theo báo cáo thường niên năm 2023, ông Nguyễn Duy Thuận được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng giám đốc Tập đioàn Lộc Trời từ tháng 5/2020. Đây là thời điểm “bắt đầu giai đoạn phát triển mới” của doanh nghiệp này.
Ông Nguyễn Duy Thuận sinh năm 1970, có trình độ thạc sĩ quản trị chiến lược và từng trải qua nhiều năm công tác tại các công ty nước ngoài. Tại Việt Nam, ông Thuận có 5 năm (2010-2015) làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược.
Từ năm 2019, ông Thuận làm việc tại Lộc Trời và không sở hữu cổ phiếu nào. Trước khi ngồi ghế nóng CEO, ông Thuận làm giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, phó trưởng ban điều hành các ngành vật tư nông nghiệp và lương thực.

Hoạt động kinh doanh không hiệu quả

Biến động nhân sự tại Lộc Trời diễn ra trong bối cảnh công ty này kinh doanh không hiệu quả.
Lộc Trời từng nợ hàng trăm tỷ đồng tiền lúa của hơn 900 nông dân ở An Giang và một số địa phương khác trong vụ đông xuân 2023-2024. Phía công ty lý giải nguyên nhân do gặp khó khăn trong việc thu xếp dòng tiền từ các khoản vay ngân hàng, trong khi khách hàng quốc tế cũng chậm thanh toán.
Tập đoàn này sau đó chấp nhận bán lúa với giá thấp và đẩy nhanh tiến độ làm việc với các ngân hàng, đối tác. Ngày 20/5, Lộc Trời đã phối hợp với Ngân hàng TPBank hoàn tất thanh toán toàn bộ số tiền thu mua lúa còn thiếu cho người dân.
Trong quý I/2024, Lộc Trời lỗ 96 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ của cùng kỳ năm trước vì lý do “phải ứng tiền trước cho nông dân với lãi suất 0%, trong khi phải vay vốn ngân hàng với lãi cao”. Bên cạnh đó, lợi nhuận công ty còn bị bào mòn bởi tỷ giá USD/VND tăng cao.
Hồi năm ngoái 2023, Lộc Trời ghi nhận doanh thu tăng 38% lên 16.088 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lại chỉ đạt 16 tỷ đồng, con số thấp hơn rất nhiều so với mức 384 tỷ đồng mà công ty đã cam kết với cổ đông.
 Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM tống đạt các Quyết định và Lệnh đối với Trần Văn Linh - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2024
‘Tay sai’ của Đào Minh Quân bị bắt
Ban lãnh đạo Lộc Trời giải trình, doanh thu lương thực, lúa gạo tăng 75% trong năm 2023 nhờ nhu cầu tích trữ từ các nước. Song, công ty phải đối mặt với khó khăn về vay vốn, lãi suất ngân hàng tăng “đột biến”, tỷ giá biến động mạnh, giá lúa gạo trong nước khó kiểm soát.
Gần đây, tập đoàn này đã phải tạm hoãn công bố báo cáo tài chính quý II/2024 đến tháng 8 do một số sự kiện bất khả kháng, cần tăng cường ổn định dòng vốn sản xuất kinh doanh. Toàn bộ nhân sự công ty phải tập trung xử lý các vấn đề tài chính trước mắt. Hiện Lộc Trời vẫn chưa công bố báo cáo tài chính bán niên 2024, cũng với lý do bất khả kháng.
Sau khi miễn nhiệm ông Nguyễn Duy Thuận, Lộc Trời chứng kiến đợt xin từ nhiệm ồ ạt của các lãnh đạo chủ chốt, trong đó có thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm sát như trường hợp của ông Johan Sven Richard Boden, người mới được bầu vào HĐQT từ hôm 26/6.
Hồi tháng 8/2022, Tập đoàn Lộc Trời cũng từng gặp khó khăn và phải giải thể, chuyển nhượng các công ty con, liên kết, trong đó có CTCP Lộc Trời Miền Bắc. Đây là công ty con do Lộc Trời nắm giữ 99,98% vốn, với lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh thuốc trừ sâu, phân bón và gạo.
Lộc Trời từng rất thành công và bứt phá nhờ kinh doanh thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, mảng kinh doanh cốt lõi này đã suy yếu nghiêm trọng sau khi công ty ngưng hợp tác với Syngenta từ năm 2021. Syngenta là công ty thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm Big4 của thế giới và đã hợp tác với Lộc Trời từ năm 2010. Sau khi “chia tay” Syngenta, doanh thu từ gạo bắt đầu chiếm phần lớn và đẩy thuốc bảo vệ thực vật xuống vị trí thứ 2.
Dưới thời ông Nguyễn Duy Thuận, Lộc Trời từng có hoạt động đầu tư tài chính khá mạnh. Trong báo cáo tài chính kiểm toán 2021, công ty ủy thác đầu tư 100 tỷ đồng cho CTCP Quản lý Quỹ VinaCapital, với thời hạn 24 tháng và nắm giữ 12 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Bản Việt kỳ hạn còn lại 84 tháng, lãi 8,5%/năm. Đến cuối năm 2021, công ty nắm giữ 105 tỷ đồng trái phiếu của HDBank.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2024
Trần Quốc Do bị bắt
Tới cuối quý I/2024, Lộc Trời có tổng nợ gần 8.940 tỷ đồng, cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn rất lớn, lên tới hơn 6.246 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn là gần 81 tỷ đồng.
Cổ phiếu Lộc Trời đã sụt giảm mạnh trong 3 tháng gần đây, từ mức 22.000 đồng xuống còn 14.000 đồng/cp ở thời điểm hiện tại. Cách đây 1 năm, giá cổ phiếu Lộc Trời ở mức ß30.000 đồng/cp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала