Phó chủ tịch Quốc hội: "Cái gì cũng phải đi xin thì làm sao chịu trách nhiệm toàn diện được?"

© Ảnh : Hoàng Thống Nhất - TTXVNKhai mạc phiên họp thứ 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khai mạc phiên họp thứ 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2024
Đăng ký
Sáng 7/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Một trong những nội dung lớn tại dự thảo luật là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Tại tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, về nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư vốn nhà nước của doanh nghiệp, dự luật (tại điều 25) quy định các dự án đầu tư của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật đầu tư công. Các dự án cũng phải thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền của pháp luật đầu tư hoặc pháp luật đầu tư công.
Nêu ý kiến vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, tư tưởng nhất quán của Nghị quyết 12 năm 2017 (về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước) là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp. Vốn nhà nước sau khi đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền.
"Doanh nghiệp cái gì cũng phải đi trình, xin cấp trên, làm thủ tục thì mất cơ hội kinh doanh, không làm được", ông Định nói.
Khai mạc phiên họp thứ 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2024
Chủ tịch Quốc hội: Phiên họp thứ 38 có ý nghĩa rất quan trọng
Phó chủ tịch Quốc hội bày tỏ đồng tình một số trường hợp phải cấm doanh nghiệp nhà nước đầu tư như bất động sản, nhưng khi đã giao vốn cho doanh nghiệp phải để doanh nghiệp quyết định.
"Xin mức độ thôi chứ, xin hết theo luật này lại còn theo luật khác. Đọc điều 25 thấy doanh nghiệp không thể làm được gì cả. Tại sao tư nhân người ta làm hiệu quả vì người ta tiết kiệm thời gian, thủ tục, giảm được chi phí xin chỗ nọ, chỗ kia", Phó chủ tịch Quốc hội nói thêm.
Nhưng doanh nghiệp Nhà nước ngược lại, khi họ phải trình, xin nhiều cấp quản lý. Chẳng hạn, họ phải trình, xin ý kiến từ chiến lược, phương hướng đến kế hoạch và chịu trách nhiệm toàn diện để không làm mất vốn nhà nước.
"Cái gì cũng phải xin thì làm sao chịu trách nhiệm toàn diện được?", ông Định đặt vấn đề.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhắc lại tinh thần Nghị quyết 12 của Trung ương là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp.
"Vốn nhà nước sau khi đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của doanh nghiệp. Thế mà cái gì cũng đi xin thì không làm được, mất cơ hội kinh doanh", ông Định nói thêm, đồng thời yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, hạn chế cơ chế xin - cho, tăng phân cấp, phân quyền.
Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2024
Việt Nam họp các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất nước ngay sau Hội nghị Trung ương 10
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng góp ý, đây là dự án luật phức tạp, nhiều vấn đề phải mổ xẻ sâu. Nhấn mạnh vấn đề thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là phân cấp, phân quyền, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trước đây các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc các bộ, ngành quản lý, tới nay thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước thì chức năng của bộ thế nào?
"Tôi chỉ sợ lướng vướng, chỗ này tưởng chỗ kia quản lý, chỗ kia tưởng chỗ nọ quản lý. Các đồng chí xem xét chỗ này. Sửa luật phải sao cho nó mạnh, tốt hơn", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tiếp thu ý kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị T.Ư 10 vừa qua, vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Quốc hội mới đưa vào luật, các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, ngành thì quy định ở thông tư, nghị định.
"Không để đăng ký kinh doanh, thủ tục, phép tắc cũng đưa vào đây. Cái này là thông tư, nghị định quy định", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Trước đó thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng quy định về hoạt động đầu tư tại dự thảo luật vẫn can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp. Một số quy định cũng chưa thống nhất với các luật về đầu tư, doanh nghiệp và xây dựng. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát quy định để tránh chồng chéo về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2024
Hé lộ về nỗi lo mới của doanh nghiệp Việt Nam
Ông Mạnh cho rằng, trường hợp đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh thông thường bằng vốn của doanh nghiệp nên phân cấp cho Hội đồng thành viên quyết định và chịu trách nhiệm. Chính phủ quy định chi tiết trình tự thủ tục.
"Còn trường hợp đầu tư dự án sản xuất kinh doanh bằng vốn ngân sách cấp thì doanh nghiệp làm chủ đầu tư theo quy định về đầu tư công", ông Mạnh nói.
Cũng theo dự thảo luật, doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Họ cũng không được đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán; góp vốn cùng công ty con để lập công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đồng tình nên cấm doanh nghiệp Nhà nước đầu tư, rót vốn vào các lĩnh vực rủi ro trên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала