Nguồn lực để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam “không còn là trở ngại lớn"

© Ảnh : Bộ GTVTVNR dự kiến cần 13.880 người để khai thác vận hành, bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam
VNR dự kiến cần 13.880 người để khai thác vận hành, bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2024
Đăng ký
Tại tờ trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất, đường sắt tốc độ có điểm đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm). Tổng chiều dài khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa, đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tuyến "thẳng nhất có thể".
Đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Tuyến đường được xây dựng với sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục, với tổng mức đầu tư sơ bộ là 1,713 triệu tỉ đồng (khoảng 67,34 tỉ USD).
Từ quy mô kinh tế, khả năng huy động vốn, đảm bảo dự án thành công, Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư công.
Dẫn chứng từ thực tiễn 27 dự án trên thế giới, tờ trình nêu rõ việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không có hiệu quả hơn đầu tư công.
Đường sắt cao tốc Hà Nội – TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2024
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam mất hơn 33 năm hoàn vốn, vì sao Việt Nam vẫn làm?
"Việc chuyển rủi ro sang khu vực tư nhân là không hiệu quả", Chính phủ cho hay một số quốc gia đầu tư theo phương thức PPP nhưng không thành công, phải quốc hữu hóa hoặc phải nâng mức hỗ trợ của nhà nước với các dự án PPP lên rất cao như Đài Loan (Trung Quốc).
Ngoài ra, một số dự án trên thế giới áp dụng phương thức PPP nhưng phạm vi đầu tư chủ yếu là các khu thương mại, nhà ga trung tâm hoặc đầu tư phương tiện khai thác một số đoạn tuyến hiệu quả, theo Chính phủ.
Chính phủ nhận định, quy mô của nền kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 430 tỷ USD, nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP. Dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam “không còn là trở ngại lớn”.
Để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí vốn trong khoảng 12 năm, bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD.
Mức vốn bố trí mỗi năm này tương đương khoảng 16,2% kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, nếu giữ nguyên tỷ lệ đầu tư công trung hạn chiếm 5,5-5,7% GDP như hiện nay; khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1,0% GDP năm 2027 (khởi công dự án).
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2024
Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản về đường sắt cao tốc
“Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư”, Chính phủ nêu và kiến nghị sử dụng nguồn vốn trong nước để đầu tư dự án để tránh phụ thuộc vào các điều kiện ràng buộc các khoản vay vốn ODA.
Trong trường hợp xuất hiện các nhà tài trợ có thể cung cấp các khoản vay có chi phí thấp, ít ràng buộc sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sử dụng nguồn vốn này
Theo Chính phủ, trong nhiệm kỳ này đã hoàn thành đầu tư 3000km và đang triển khai khoảng 1700km đường bộ cao tốc. Do đó áp lực đầu tư đến năm 2030 đạt 5000km đường bộ cao tốc theo Nghị quyết Đại hội XIII không lớn.
Chính phủ nhận định, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới có thể cân đối đầu tư dự án, tác động không lớn đến các công trình quan trọng quốc gia khác.
Đồng thời, các chỉ tiêu tài chính khi đầu tư dự án và từ khai thác quỹ đất sẽ cải thiện nguồn thu nên có khả năng cân đối vốn để triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала