https://kevesko.vn/20241022/thiet-bi-y-te-va-duoc-pham-nga-tai-viet-nam-se-canh-tranh-bang-chat-luong-32496934.html
Thiết bị y tế và dược phẩm Nga tại Việt Nam: sẽ cạnh tranh bằng chất lượng
Thiết bị y tế và dược phẩm Nga tại Việt Nam: sẽ cạnh tranh bằng chất lượng
Sputnik Việt Nam
DN y tế và dược phẩm Nga tự tin cạnh tranh với các nước khác tại thị trường Việt Nam, nhờ chất lượng khác biệt. Đây là nội dung được các DN trao đổi với... 22.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-22T13:41+0700
2024-10-22T13:41+0700
2024-10-22T13:41+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
hợp tác nga-việt
liên bang nga
y tế
bộ y tế việt nam
thương mại
doanh nghiệp
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/15/32490421_0:118:2730:1654_1920x0_80_0_0_aab8c9fe2a96e39a1fdd66ed5084057d.jpg
Cơ hội hợp tác rộng mởTrong thập niên 80, bình quân thuốc đầu người sử dụng ở Việt Nam chỉ 0,5 USD/người. Nhờ hỗ trợ của Liên Xô, của Nga, hàng năm Việt Nam nhận khoảng 30 triệu USD nguyên liệu làm thuốc để đất nước phát triển sản xuất thuốc. Cho đến nay, sau ba thập kỷ, Việt Nam đã có mức tiêu dùng 80USD/người. Tức là, gấp hơn 160 lần so với trước đây. Đây là thành tựu của quá trình đổi mới chính sách về kinh tế, về quản lý của Việt Nam. Theo đó, ngành dược đang phát triển khá nhanh.Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đất nước sẽ có khoảng 20 tỷ USD tiền thuốc trên thị trường, để mỗi người dân có nhiều thuốc hơn cho chăm sóc sức khỏe.Đất nước hiện đang trong quá trình sửa đổi Luật Dược. Trong Luật sửa đổi này, sẽ có nhiều thay đổi. Đặc biệt, Nhà nước ưu tiên các DN trong và ngoài nước khi tham gia đầu tư vào ngành dược Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các DN dược phẩm của Nga đầu tư và phát triển tại thị trường ngành dược tại Việt Nam. Trả lời phỏng vấn Sputnik bên lề Hội nghị, PGS. TS. Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng đăng ký thuốc (Bộ Y Tế) cho biết:Trong khi đó, đại diện thương mại Nga tại Việt Nam, ông Kharinov Viacheslav nhận định rằng, Việt Nam đang trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho ngành y dược. Kinh tế vĩ mô đang phát triển thuận lợi, tạo điều kiện cho ngành thiết bị y tế mở rộng; sức mua của người dân ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, và xu hướng già hóa dân số cũng làm gia tăng nhu cầu về dược phẩm. Đây là những yếu tố quan trọng để các DN Nga có thể thúc đẩy hợp tác và đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam trong thời gian tới.Với sự hỗ trợ của chính quyền TP. Moskva, các công ty Moskva thường xuyên giới thiệu sản phẩm của mình tại các triển lãm tại Việt Nam trong những năm gần đây. Lần này, thêm 10 DN Nga trong lĩnh vực y tế tiếp tục đến Hà Nội, tham gia Chương trình “Hội nghị Moskva - Việt Nam: Tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực y tế và dược phẩm”. Nhằm đưa các công ty hàng đầu của Moskva trong lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế và phục hồi chức năng đến với các đối tác Việt Nam.Có Trung tâm R&D được trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ và phân tích hiện đại, có nhà máy dược phẩm sản xuất dạng bào chế rắn và lỏng (nằm trong Đặc khu kinh tế Technopolis Moscow); đồng thời có tổ hợp logistic được trang bị theo yêu cầu mới nhất của pháp luật Nga, Việt Nam là thị trường đầu tiên tại Đông Nam Á mà Công ty TNHH Amedart hướng đến.Đi sau nhưng khẳng định bằng chất lượngVề lĩnh vực Thiết bị vật lý trị liệu, cho rằng các thiết bị phục hồi chức năng của Nga tiếp cận thị trường Việt Nam muộn hơn so với các nước Mỹ và Nhật. Trao đổi với Sputnik, PGS. TS. Trần Trọng Hải - Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam khẳng định, tuy Nga đến sau nhưng không có nghĩa không cạnh tranh được.Tại Moskva, 2 từ “Số hóa” và “Y học” gần như đã trở thành đồng nghĩa. Một hệ thống kỹ thuật số thống nhất của các phòng khám đã được tạo ra, công nghệ trí tuệ nhân tạo được tích hợp và dịch vụ trong bệnh viện được cải thiện đáng kể.Nắm bắt được người dân Việt Nam đang có các nhu cầu về thiết bị y tế điều trị phổi (nguyên nhân do ô nhiễm không khí và do các bệnh lý khác), sản phẩm đặc biệt mà Rosatom mang đến Hội nghị lần này đó là Máy tạo nitơ monoxit “Tianox” - một sáng chế đổi mới sáng tạo của các chuyên gia ngành hạt nhân Nga trong ứng dụng điều trị bằng nitơ monoxit cho người lớn và trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Được sử dụng trong ngành phổi, phẫu thuật tim, cấy ghép, sơ sinh, phục hồi chức năng và các lĩnh vực khác.Vị này cho biết thêm, có thể trong vòng 6 tháng tới, công ty sẽ mở một văn phòng đại diện tại Hà Nội.Moskva là nơi đặt trụ sở của nhiều DN sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, công nghệ cao và sáng tạo. Trong 10 năm qua, ngành công nghiệp sản xuất của Moskva đã tăng sản lượng lên 80%. Ví dụ, việc sản xuất dược phẩm tăng gần 60%. Hiện thành phố có 3 cụm đổi mới sáng tạo, 48 khu công nghệ và hơn 150 không gian làm việc chung. Xét về số lượng khu công nghệ, Moskva đứng thứ hai thế giới, sau Bắc Kinh.Trong khi, nhu cầu hợp tác chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam đang rất cao, mở ra cơ hội cho các DN và nhà sản xuất Nga tăng cường hợp tác và chuyển giao công nghệ sản xuất với các DN Việt Nam.
https://kevesko.vn/20240913/nga-va-viet-nam-du-dinh-mo-rong-hop-tac-trong-linh-vuc-y-te-31852172.html
https://kevesko.vn/20240330/tim-thay-bang-chung-ukraina-tro-thanh-noi-thu-nghiem-cua-cac-hang-duoc-pham-phuong-tay-29037642.html
https://kevesko.vn/20240620/nga-va-viet-nam-bat-dau-trien-khai-du-an-trung-tam-y-hoc-hat-nhan-30413268.html
liên bang nga
moskva
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/15/32490421_0:0:2730:2048_1920x0_80_0_0_55d22a877bdcce5a6496ebdd7784886e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, hợp tác nga-việt, liên bang nga, y tế, bộ y tế việt nam, thương mại, doanh nghiệp, kinh doanh, thiết bị, dược phẩm, moskva
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, hợp tác nga-việt, liên bang nga, y tế, bộ y tế việt nam, thương mại, doanh nghiệp, kinh doanh, thiết bị, dược phẩm, moskva
Thiết bị y tế và dược phẩm Nga tại Việt Nam: sẽ cạnh tranh bằng chất lượng
DN y tế và dược phẩm Nga tự tin cạnh tranh với các nước khác tại thị trường Việt Nam, nhờ chất lượng khác biệt. Đây là nội dung được các DN trao đổi với Sputnik bên lề “Hội nghị Moskva-Hà Nội: Tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực y tế”, diễn ra ngày 21/10. Sự kiện do Sở Kinh tế đối ngoại và Quan hệ quốc tế Thành phố Moskva tổ chức tại Hà Nội.
Trong thập niên 80, bình quân thuốc đầu người sử dụng ở Việt Nam chỉ 0,5 USD/người. Nhờ hỗ trợ của Liên Xô, của Nga, hàng năm Việt Nam nhận khoảng 30 triệu USD nguyên liệu làm thuốc để đất nước phát triển sản xuất thuốc. Cho đến nay, sau ba thập kỷ, Việt Nam đã có mức tiêu dùng 80USD/người. Tức là, gấp hơn 160 lần so với trước đây. Đây là thành tựu của quá trình đổi mới chính sách về kinh tế, về quản lý của Việt Nam. Theo đó, ngành dược đang phát triển khá nhanh.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đất nước sẽ có khoảng 20 tỷ USD tiền thuốc trên thị trường, để mỗi người dân có nhiều thuốc hơn cho chăm sóc sức khỏe.
Đất nước hiện đang trong quá trình sửa đổi Luật Dược. Trong Luật sửa đổi này, sẽ có nhiều thay đổi. Đặc biệt, Nhà nước ưu tiên các DN trong và ngoài nước khi tham gia đầu tư vào ngành dược Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các DN dược phẩm của Nga đầu tư và phát triển tại thị trường ngành dược tại Việt Nam. Trả lời phỏng vấn Sputnik bên lề Hội nghị, PGS. TS. Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng đăng ký thuốc (Bộ Y Tế) cho biết:
“Về quá trình đăng ký cấp phép lưu hành thuốc tại Việt Nam, thứ nhất, Bộ Y tế sẽ nhận hồ sơ online. Thứ hai, Bộ Y tế Việt Nam sẽ tham chiếu các bộ hồ sơ đã được các cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA) trên thế giới thông qua. Nếu hồ sơ các bạn đạt được SRA thông qua, quá trình xem xét cấp thuốc tại Việt Nam sẽ được rút gọn, nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng sẽ ưu đãi đối với DN đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp dược, các DN chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc theo hợp đồng. Tôi đã xem danh mục thuốc của Công ty Nga phía Nga bên lề Hội nghị. Tôi thấy danh mục mặt hàng này rất phù hợp với Việt Nam. Đặc biệt là thuốc chống ung thư thế hệ mới, thuốc chống HIV. Tuy nhiên, quá trình đăng ký thuốc của Nga vào Việt Nam phải tuân thủ quy trình do Bộ Y tế ban hành”, Nguyên Thứ trưởng nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại diện thương mại Nga tại Việt Nam, ông Kharinov Viacheslav nhận định rằng, Việt Nam đang trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho ngành y dược.
Kinh tế vĩ mô đang phát triển thuận lợi, tạo điều kiện cho ngành thiết bị y tế mở rộng; sức mua của người dân ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, và xu hướng già hóa dân số cũng làm gia tăng nhu cầu về dược phẩm. Đây là những yếu tố quan trọng để các DN Nga có thể thúc đẩy hợp tác và đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Với sự hỗ trợ của chính quyền TP. Moskva, các công ty Moskva thường xuyên giới thiệu sản phẩm của mình tại các triển lãm tại Việt Nam trong những năm gần đây. Lần này, thêm 10 DN Nga trong
lĩnh vực y tế tiếp tục đến Hà Nội, tham gia Chương trình “Hội nghị Moskva - Việt Nam: Tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực y tế và dược phẩm”. Nhằm đưa các công ty hàng đầu của Moskva trong lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế và phục hồi chức năng đến với các đối tác Việt Nam.
Có Trung tâm R&D được trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ và phân tích hiện đại, có nhà máy dược phẩm sản xuất dạng bào chế rắn và lỏng (nằm trong Đặc khu kinh tế Technopolis Moscow); đồng thời có tổ hợp logistic được trang bị theo yêu cầu mới nhất của pháp luật Nga, Việt Nam là thị trường đầu tiên tại
Đông Nam Á mà Công ty TNHH Amedart hướng đến.
“Сhúng tôi đã bắt đầu tích cực tìm hiểu thị trường nước ngoài từ đầu năm nay. Chúng tôi thảo luận về các thị trường lân cận như Kazakhstan Tajikistan, các nước Mỹ Latinh và nhóm các nước châu Á, trong đó Việt Nam là nước đầu tiên tại Đông Nam Á mà chúng tôi tiếp cận. Định hướng hợp tác với Việt Nam, đó là thành lập đơn vị liên kết Nga-Việt phát triển thuốc tân tiến. Bên cạnh đó, sẽ đăng ký và cung cấp thuốc do Amedart cho các nhà sản xuất thuốc Việt Nam để sản xuất, nhằm điều trị cho bệnh nhân có nhu cầu, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người Việt”, ông Ignatiev Denis - Giám đốc thương mại của Công ty TNHH Amedart chia sẻ với Sputnik.
Đi sau nhưng khẳng định bằng chất lượng
Về lĩnh vực Thiết bị vật lý trị liệu, cho rằng các thiết bị phục hồi chức năng của Nga tiếp cận thị trường Việt Nam muộn hơn so với các nước Mỹ và Nhật. Trao đổi với Sputnik, PGS. TS. Trần Trọng Hải - Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam khẳng định, tuy Nga đến sau nhưng không có nghĩa không cạnh tranh được.
“Tôi vẫn luôn cho rằng, Liên bang Nga là đất nước tiềm năng về khoa học kỹ thuật, đứng nhất nhì thế giới. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh cách tiếp cận thị trường Việt Nam. Tôi đã đề xuất với phía Nga rằng, các công ty Nga cung cấp thiết bị về phục hồi chức năng nên tìm hiểu sâu hơn thị trường Việt Nam. Cụ thể, các công ty Nga cần đến các bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam (BV Hữu nghị Việt - Xô…), đặt thiết bị của Nga trực tiếp tại BV, cạnh tranh lành mạnh với các thiết bị từ Nhật và Mỹ. Chúng tôi có nhiều cơ sở giảng dạy phục hồi chức năng máy móc, các bạn có thể đặt tại đây vừa là để giảng dạy, vừa để đối tác Việt Nam thấy được máy móc Nga tuyệt vời ra sao”, PGS. TS. Trần Trọng Hải - Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam nói.
Tại Moskva, 2 từ “Số hóa” và “Y học” gần như đã trở thành đồng nghĩa. Một hệ thống kỹ thuật số thống nhất của các phòng khám đã được tạo ra, công nghệ trí tuệ nhân tạo được tích hợp và dịch vụ trong bệnh viện được cải thiện đáng kể.
Nắm bắt được người dân Việt Nam đang có các nhu cầu về thiết bị y tế điều trị phổi (nguyên nhân do ô nhiễm không khí và do các bệnh lý khác), sản phẩm đặc biệt mà Rosatom mang đến Hội nghị lần này đó là Máy tạo nitơ monoxit “Tianox” - một sáng chế đổi mới sáng tạo của các chuyên gia ngành hạt nhân Nga trong ứng dụng điều trị bằng nitơ monoxit cho người lớn và trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Được sử dụng trong ngành phổi, phẫu thuật tim, cấy ghép, sơ sinh, phục hồi chức năng và các lĩnh vực khác.
“Việt Nam có nhu cầu không chỉ từ các thiết bị y tế từ Nga mà còn từ các công ty phương Tây và Hoa Kỳ, hoặc châu Á. Đây là nơi chúng tôi hiểu được khả năng của đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi biết chính xác những gì chúng tôi có thể cung cấp. Việc phát triển của các loại thuốc chữa bệnh, dược phẩm phóng xạ, chúng tôi hiểu rằng ngoài Rosatom, về cơ bản không ai làm được. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm khác biệt. Chúng tôi không sợ cạnh tranh. Ngược lại, chúng tôi rất vui vì chính trong cạnh tranh, những sản phẩm tốt sẽ được tìm ra. Chúng tôi đang xây dựng và xây dựng một trung tâm y học hạt nhân và cung cấp các dịch vụ y tế toàn diện. Bởi vậy, chúng tôi sẵn sàng đối thoại với các đối tác Việt Nam, sẵn sàng đối thoại với Bộ Y tế, sẵn sàng đối thoại với DN tư nhân Việt Nam. Hội nghị này cho phép chúng tôi có mối liên hệ kinh doanh rất tốt”, ông Raspopin Dmitri - Trưởng phòng chỉ đạo “Trung tâm công nghệ y tế và chiếu xạ” của Tập đoàn Rosatom bày tỏ với Sputnik.
Vị này cho biết thêm, có thể trong vòng 6 tháng tới, công ty sẽ mở một văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Moskva là nơi đặt trụ sở của nhiều DN sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, công nghệ cao và sáng tạo. Trong 10 năm qua, ngành công nghiệp sản xuất của
Moskva đã tăng sản lượng lên 80%. Ví dụ, việc sản xuất dược phẩm tăng gần 60%. Hiện thành phố có 3 cụm đổi mới sáng tạo, 48 khu công nghệ và hơn 150 không gian làm việc chung. Xét về số lượng khu công nghệ, Moskva đứng thứ hai thế giới, sau Bắc Kinh.
Trong khi, nhu cầu hợp tác chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam đang rất cao, mở ra cơ hội cho các DN và nhà sản xuất Nga tăng cường hợp tác và chuyển giao công nghệ sản xuất với các DN Việt Nam.