Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam lần đầu ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế

© Ảnh : United NationsĐại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ)
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2024
Đăng ký
Việt Nam lần đầu tiên đề cử Tiến sĩ Nguyễn Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông ứng cử vào Toà án Luật Biển quốc tế (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035 với mong muốn tiếp tục đóng góp hơn nữa vào các nỗ lực củng cố pháp quyền trên phạm vi toàn cầu.
Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 tổ chức phiên thảo luận toàn thể về đề mục thúc đẩy pháp quyền ở các cấp độ quốc gia và quốc tế, với sự tham gia đông đảo của đại diện các nước thành viên Liên hợp quốc và quan sát viên, theo TTXVN.
Tham gia thảo luận tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cho rằng trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần phải được tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc chung tay gánh vác; đây là chìa khóa để xây dựng lòng tin, tăng cường cam kết và củng cố chủ nghĩa đa phương.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang tham gia chủ trì Phiên họp kỷ niệm Ngày quốc tế Mẹ Trái Đất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2023
Biển Đông
Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì họp Nhóm bạn bè UNCLOS
Là một quốc gia luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực gần đây của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy pháp quyền nhằm ứng phó với những thách thức mới nổi trên phạm vi toàn cầu, trong đó có việc xây dựng các công ước quốc tế mới về tội phạm mạng, hợp tác thuế quốc tế và nhiều vấn đề quan trọng khác đối với đời sống quốc tế; khẳng định Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tiến trình này và đạt nhiều kết quả trong hoàn thiện pháp luật và hệ thống tư pháp trong nước.
Với vai trò là nước đồng sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS (Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982), Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho biết Việt Nam đang cùng các nước tích cực kỷ niệm 30 năm ngày Công ước có hiệu lực, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tính phổ quát, thống nhất và toàn vẹn của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương toàn cầu.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ Việt Nam kiên quyết duy trì lập trường nguyên tắc mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Xuất phát từ lập trường nêu trên, Việt Nam bày tỏ quan ngại trước các diễn biến gần đây ở Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo UNCLOS, tôn trọng Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thực hiện kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp và tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý. Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ DOC và tiếp tục cùng các nước tích cực thảo luận nhằm sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS.
Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam khẳng định tiếp nối quá trình tham gia tích cực vào các diễn đàn pháp lý quốc tế thời gian qua, Việt Nam đã lần đầu tiên đề cử Tiến sỹ Nguyễn Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông ứng cử vào Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035 với mong muốn tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực củng cố pháp quyền trên phạm vi toàn cầu.
Việt Nam tái đắc cử vào Ủy ban luật quốc tế của LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Biển Đông
Đằng sau việc Đại sứ Việt Nam kêu gọi các nước cùng tham gia nhóm Luật biển UNCLOS
Trên tinh thần coi trọng tính đại diện bình đẳng về địa lý và sự tham gia bao trùm, bình đẳng về giới tại các cơ chế đa phương và các cơ quan pháp lý quốc tế, Việt Nam kêu gọi các quốc gia thành viên và các cơ quan của Liên hợp quốc tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực nhằm trao quyền cho phụ nữ từ tất cả các khu vực, đặc biệt là phụ nữ từ các nước đang phát triển, tạo cơ hội cho họ đóng góp đáng kể hơn nữa vào lĩnh vực luật pháp quốc tế.
Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) là một trong sáu ủy ban chính của Đại hội đồng LHQ, gồm đại diện của tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ, có chức năng xem xét, thảo luận và góp phần thúc đẩy phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.
Ủy ban 6 dự kiến thảo luận gần 30 đề mục, trong đó có các chủ đề đáng chú ý như hoạt động của Ủy ban luật pháp quốc tế, các biện pháp loại trừ chủ nghĩa khủng bố quốc tế, ngăn ngừa tội ác chống nhân loại… Thúc đẩy pháp quyền ở các cấp độ quốc gia và quốc tế là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu tại Ủy ban 6 hằng năm (năm nay có gần 100 bài phát biểu), là diễn đàn để các nước thành viên LHQ nêu nhiều vấn đề pháp lý quốc tế rộng rãi, mang tính thời sự cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала