https://kevesko.vn/20241104/bo-truong-nguyen-kim-son-phat-bieu-ran-o-nghi-truong-quoc-hoi-32744273.html
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu “rắn” ở nghị trường Quốc hội
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu “rắn” ở nghị trường Quốc hội
Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, có một vài trường hợp cố ý sai phạm trong tổ chức đấu thầu giấy, in, phát hành sách và những người... 04.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-04T20:53+0700
2024-11-04T20:53+0700
2024-11-04T20:53+0700
bộ giáo dục và đào tạo
bộ công an việt nam
việt nam
quốc hội
chính phủ
pháp luật
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/04/32744115_0:91:1732:1065_1920x0_80_0_0_61781247b31de93d3f71503655181df4.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu Quốc hội chỉ rõ nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp để ngành giáo dục phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát "bắt mang đi tiếp".Đề nghị đại biểu chỉ rõ nhóm lợi ích trong phát hành sáchChiều 4/11, tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu.Liên quan vấn đề lợi ích nhóm trong soạn thảo, phát hành sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục đã chấn chỉnh rất nhiều về vấn đề này trong các năm qua.Người đứng đầu ngành Giáo dục khẳng định, cũng có một vài người liên quan đến việc tổ chức đấu thầu giấy, in, phát hành sách phạm pháp và "những người này đã bị bắt mang đi rồi".Ông Sơn thẳng thắn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp, chỉ rõ nhóm này ở đâu để ngành phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát "lại bắt mang đi tiếp".Trước đó, cử tri tỉnh Hưng Yên phản ánh, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo khoa cho các cấp học. Sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung để theo kịp chương trình mới.Theo cử tri, việc này gây lãng phí lớn nguồn lực của xã hội, chưa kể tình trạng in ấn, buôn bán sách giả tràn lan, giá cao. Từ đớ, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo kịp thời để tránh việc in ấn, buôn bán sách giả, hạn chế xuất bản các sách không thực sự cần thiết.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ năm 2000, chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo Nghị quyết 40/2000/QH10 và Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.Theo đó, sách giáo khoa được biên soạn để triển khai chương trình giáo dục phổ thông nhằm cụ thể hóa yêu cầu của chương trình.Thực hiện Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, mỗi môn học có một số sách giáo khoa và việc biên soạn sách được xã hội hóa, việc xuất bản sách giáo khoa được thực hiện theo quy định pháp luật.Đến năm 2025 sẽ kết thúc chu kỳ thực hiện sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành, in ấn và hiệu quả sử dụng sách giáo khoa.Trên cơ sở đó, Bộ sẽ có hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục.Bên cạnh đó, mỗi năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với sách giáo khoa.Giảm thiểu bạo lực học đườngTại nghị trường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ những lo lắng liên quan đến các hiện tượng tiêu cực trong môi trường học đường, như bạo lực học đường, việc học sinh hút thuốc lá, tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện; các áp lực khi học sinh thi vào lớp 10.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, những thách thức này không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, mà cần phải có sự hợp tác của cả cộng đồng và gia đình nhằm tạo ra môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho học sinh.Ông Sơn cam kết sẽ hợp tác với các ban, ngành liên quan để xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu bạo lực học đường và các vấn đề sức khỏe tinh thần.Theo ông, Bộ Giáo dục và Đạo tạo cũng đang nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm tải áp lực cho học sinh trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi vào lớp 10, để học sinh có thể phát triển trong môi trường giáo dục lành mạnh và toàn diện.Về phân luồng học sinh, hướng nghiệp sau trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận chỉ tiêu phân luồng hiện nay đang tạo ra áp lực cho học sinh và gia đình.Theo Quyết định số 522 năm 2018 của Chính phủ về giáo dục nghề nghiệp và định hướng phân luồng học sinh, chỉ tiêu phân luồng học sinh sau THCS là 70/30 và sau THPT là 60/40. Các địa phương đã lấy chỉ tiêu này làm cơ sở để xây dựng hệ thống trường công lập. Tuy nhiên trên thực tế, nhu cầu học THPT của học sinh cao hơn so với khả năng đáp ứng của hệ thống trường, lớp hiện tại, gây căng thẳng trong quá trình lựa chọn.Theo ông Sơn, đã đến lúc cần đánh giá lại tính phù hợp của chỉ tiêu phân luồng này và tính toán tỷ lệ phân luồng một cách linh hoạt hơn nhằm đáp ứng thực tế nhu cầu học tập và thị trường lao động.
https://kevesko.vn/20241024/vi-sao-bo-giao-duc-va-dao-tao-viet-nam-bo-de-xuat-mien-hoc-phi-cho-con-giao-vien-32547255.html
https://kevesko.vn/20241022/cac-truong-bat-dau-thu-hoi-bang-dai-hoc-bang-tien-si-cua-ong-vuong-tan-viet-32501326.html
https://kevesko.vn/20241021/chi-dai-hoc-lot-top-500-the-gioi-moi-duoc-mo-truong-o-viet-nam-32475783.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/04/32744115_96:0:1636:1155_1920x0_80_0_0_534e0da4a067e22f07de800d8bbc1efe.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bộ giáo dục và đào tạo, bộ công an việt nam, việt nam, quốc hội, chính phủ, pháp luật
bộ giáo dục và đào tạo, bộ công an việt nam, việt nam, quốc hội, chính phủ, pháp luật
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu “rắn” ở nghị trường Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, có một vài trường hợp cố ý sai phạm trong tổ chức đấu thầu giấy, in, phát hành sách và những người này “đã bị bắt mang đi rồi".
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu Quốc hội chỉ rõ nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp để ngành giáo dục phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát "bắt mang đi tiếp".
Đề nghị đại biểu chỉ rõ nhóm lợi ích trong phát hành sách
Chiều 4/11, tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu.
Liên quan vấn đề lợi ích nhóm trong soạn thảo, phát hành sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục đã chấn chỉnh rất nhiều về vấn đề này trong các năm qua.
Người đứng đầu ngành Giáo dục khẳng định, cũng có một vài người liên quan đến việc tổ chức đấu thầu giấy, in, phát hành sách phạm pháp và "những người này đã bị bắt mang đi rồi".
Ông Sơn thẳng thắn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp, chỉ rõ nhóm này ở đâu để ngành phối hợp với
Bộ Công an, Viện Kiểm sát "lại bắt mang đi tiếp".
Trước đó, cử tri tỉnh Hưng Yên phản ánh, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo khoa cho các cấp học. Sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung để theo kịp chương trình mới.
Theo cử tri, việc này gây lãng phí lớn nguồn lực của xã hội, chưa kể tình trạng in ấn, buôn bán sách giả tràn lan, giá cao. Từ đớ, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo kịp thời để tránh việc in ấn, buôn bán sách giả, hạn chế xuất bản các sách không thực sự cần thiết.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ năm 2000, chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo Nghị quyết 40/2000/QH10 và Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Theo đó, sách giáo khoa được biên soạn để triển khai chương trình giáo dục phổ thông nhằm cụ thể hóa yêu cầu của chương trình.
Thực hiện Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, mỗi môn học có một số sách giáo khoa và việc biên soạn sách được xã hội hóa, việc xuất bản sách giáo khoa được thực hiện theo quy định
pháp luật.
Đến năm 2025 sẽ kết thúc chu kỳ thực hiện sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành, in ấn và hiệu quả sử dụng sách giáo khoa.
Trên cơ sở đó, Bộ sẽ có hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục.
Bên cạnh đó, mỗi năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với sách giáo khoa.
Giảm thiểu bạo lực học đường
Tại nghị trường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ những lo lắng liên quan đến các hiện tượng tiêu cực trong môi trường học đường, như bạo lực học đường, việc học sinh hút thuốc lá, tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện; các áp lực khi học sinh thi vào lớp 10.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, những thách thức này không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, mà cần phải có sự hợp tác của cả cộng đồng và gia đình nhằm tạo ra môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho học sinh.
Ông Sơn cam kết sẽ hợp tác với các ban, ngành liên quan để xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu bạo lực học đường và các vấn đề sức khỏe tinh thần.
Theo ông,
Bộ Giáo dục và Đạo tạo cũng đang nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm tải áp lực cho học sinh trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi vào lớp 10, để học sinh có thể phát triển trong môi trường giáo dục lành mạnh và toàn diện.
Về phân luồng học sinh, hướng nghiệp sau trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận chỉ tiêu phân luồng hiện nay đang tạo ra áp lực cho học sinh và gia đình.
Theo Quyết định số 522 năm 2018 của
Chính phủ về giáo dục nghề nghiệp và định hướng phân luồng học sinh, chỉ tiêu phân luồng học sinh sau THCS là 70/30 và sau THPT là 60/40. Các địa phương đã lấy chỉ tiêu này làm cơ sở để xây dựng hệ thống trường công lập. Tuy nhiên trên thực tế, nhu cầu học THPT của học sinh cao hơn so với khả năng đáp ứng của hệ thống trường, lớp hiện tại, gây căng thẳng trong quá trình lựa chọn.
Theo ông Sơn, đã đến lúc cần đánh giá lại tính phù hợp của chỉ tiêu phân luồng này và tính toán tỷ lệ phân luồng một cách linh hoạt hơn nhằm đáp ứng thực tế nhu cầu học tập và thị trường lao động.