https://kevesko.vn/20241105/chi-so-hanh-phuc-cua-viet-nam-tang-11-bac-32753641.html
Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc
Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc
Sputnik Việt Nam
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã... 05.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-05T16:09+0700
2024-11-05T16:09+0700
2024-11-05T16:11+0700
việt nam
thông tin
luật lao động
bộ lao động - thương binh và xã hội
người lao động
việc làm
hạnh phúc
chỉ số hạnh phúc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/05/32752588_0:91:1732:1065_1920x0_80_0_0_f0779b08fd77b87be5eba6d98b7bbc93.jpg
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, chính sách về người có công là một trong những chính sách xã hội được thực hiện tốt nhất hiện nay. Bên cạnh đó, các chính sách giảm nghèo bền vững dành cho đối tượng yếu thế theo hướng đảm bảo an sinh tối thiểu và nâng dần các mức trợ giúp xã hội cũng đang được thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam đạt chuẩn 1% và hiện nay chỉ còn 1,93%.Cuối tháng 10/2024, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhát được các nước G7 mời để thực hiện báo cáo điển hình về thực hiện chính sách xã hội và phát huy vai trò người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội hiện nay.Đề cập đến tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm trong thanh niên, Bộ trưởng cho biết nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Theo Bộ trưởng, nhìn sang các nước Châu Á, Đông Nam Á trong năm nay, tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp trong thanh niên xu hướng gia tăng rất nhanh. Bình quân toàn bộ khu vực Đông Nam Á là 9,5%, Brunei là 24%, Timor Leste là 13,3%, Indonesia là 13%, Malaysia là 11%, Philippines là 6,12%, và Trung Quốc hiện nay tỷ lệ này trong độ tuổi 18 đến 24 là 18,8%Bộ trưởng lý giải có sự gia tăng này đó là do kinh tế thế giới tăng chậm lại, tác động của các yếu tố bất ổn khiến sản xuất, kinh doanh khó khăn. Nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên nhân lực có nhiều kinh nghiệm, có thể đảm nhận nhiều công việc để tiết kiệm chi phí. Do đó, lao động trẻ khó khăn trong thích ứng, rơi vào tinh giản.Mặt khác, quá trình chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo diễn ra nhanh khiến nhiều công việc thay thế bởi máy móc và công nghệ, dẫn đến thiếu việc làm trong thanh niên...Nêu giải pháp đối với vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần hoàn thiện chính sách pháp luật lao động việc làm, tập trung đào tạo phát triển kỹ năng cho thanh niên theo hướng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thị trường.Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp do thanh niên điều hành, khởi nghiệp; thúc đẩy sáng tạo, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên. Tiếp nữa là chính sách cho thanh niên khởi nghiệp, hỗ trợ tài chính, đào tạo kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó, có chính sách ưu đãi thuế suất, lãi suất để tạo điều kiện cho thanh niên, nhất là trong đào tạo nghề nghiệp.Bộ trưởng cũng cho rằng cần đẩy mạnh hướng nghiệp đào tạo. Triển khai chế độ, chính sách hỗ trợ lao động trẻ, thiếu việc làm, trong đó bao gồm xây dựng và phát triển chính sách, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ vay giải quyết việc làm, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp để thích ứng vấn đề này.Đặc biệt, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đây là một căn cứ và một giải pháp làm "bà đỡ", không để thanh niên thất nghiệp kéo dài.Giải pháp nữa cũng được tính đến là hài hòa giữa lao động trẻ, lao động trong nước với việc tạo điều kiện để thanh niên và lao động trẻ đi làm việc ở nước ngoài, vừa là tạo điều kiện để tăng thu ngoại tệ và tạo việc làm trong tạm thời.Ngoài ra, ưu tiên việc làm cho thanh niên trong nước, hạn chế lao động ngoài nước, đặc biệt là hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài làm công việc phổ thông mà tập trung tuyển chọn lao động chất lượng cao, nhà quản lý. Chỉ cho phép lao động nước ngoài vào khi công việc đó không tiếp nhận được lao động trong nước.
https://kevesko.vn/20240401/top-10-quoc-gia-hanh-phuc-nhat-the-gioi-2024-28980016.html
https://kevesko.vn/20241003/viet-nam-ho-tro--2000-ve-tau-400-ve-may-bay-cho-nguoi-lao-dong-ve-que-don-tet-32184963.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/05/32752588_96:0:1636:1155_1920x0_80_0_0_2956ce49d77de2464b4fde0159cb97cb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, luật lao động, bộ lao động - thương binh và xã hội, người lao động, việc làm, hạnh phúc, chỉ số hạnh phúc
việt nam, thông tin, luật lao động, bộ lao động - thương binh và xã hội, người lao động, việc làm, hạnh phúc, chỉ số hạnh phúc
Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc
16:09 05.11.2024 (Đã cập nhật: 16:11 05.11.2024) Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội, các chính sách xã hội đã cơ bản được triển khai đúng, đủ và kịp thời, tạo chuyển biến rất quan trọng về nhận thức, hành động và hiệu quả.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, chính sách về người có công là một trong những chính sách xã hội được thực hiện tốt nhất hiện nay. Bên cạnh đó, các chính sách giảm nghèo bền vững dành cho đối tượng yếu thế theo hướng đảm bảo an sinh tối thiểu và nâng dần các mức trợ giúp xã hội cũng đang được thực hiện có hiệu quả.
Tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam đạt chuẩn 1% và hiện nay chỉ còn 1,93%.
Cuối tháng 10/2024, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhát được các nước G7 mời để thực hiện báo cáo điển hình về thực hiện chính sách xã hội và phát huy vai trò người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội hiện nay.
"Đây cố gắng lớn của Việt Nam trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra. Lần đầu tiên Việt Nam đạt chỉ tiêu về năng suất lao động 5,56% so với yêu cầu đề ra. Điều đáng mừng là chỉ số hạnh phúc theo đánh giá của chúng ta tăng 11 bậc", ông Dung nói.
Đề cập đến tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm trong thanh niên, Bộ trưởng cho biết nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép.
"Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên hiện khoảng 7,92%, mặc dù chưa an tâm nhưng chúng tôi cho rằng đây là con số có thể chấp nhận được”, Bộ trưởng nêu rõ.
Theo Bộ trưởng, nhìn sang các nước
Châu Á, Đông Nam Á trong năm nay, tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp trong thanh niên xu hướng gia tăng rất nhanh. Bình quân toàn bộ khu vực Đông Nam Á là 9,5%, Brunei là 24%, Timor Leste là 13,3%, Indonesia là 13%, Malaysia là 11%, Philippines là 6,12%, và Trung Quốc hiện nay tỷ lệ này trong độ tuổi 18 đến 24 là 18,8%
Bộ trưởng lý giải có sự gia tăng này đó là do kinh tế thế giới tăng chậm lại, tác động của các yếu tố bất ổn khiến sản xuất, kinh doanh khó khăn. Nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên nhân lực có nhiều kinh nghiệm, có thể đảm nhận nhiều công việc để tiết kiệm chi phí. Do đó, lao động trẻ khó khăn trong thích ứng, rơi vào tinh giản.
Mặt khác, quá trình chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo diễn ra nhanh khiến nhiều công việc thay thế bởi máy móc và công nghệ, dẫn đến thiếu việc làm trong thanh niên...
Nêu giải pháp đối với vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần hoàn thiện chính sách pháp luật lao động việc làm, tập trung đào tạo phát triển kỹ năng cho thanh niên theo hướng linh hoạt, đáp ứng
nhu cầu thị trường.
Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp do thanh niên điều hành, khởi nghiệp; thúc đẩy sáng tạo, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên. Tiếp nữa là chính sách cho thanh niên khởi nghiệp, hỗ trợ tài chính, đào tạo kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó, có chính sách ưu đãi thuế suất, lãi suất để tạo điều kiện cho thanh niên, nhất là trong đào tạo nghề nghiệp.
Bộ trưởng cũng cho rằng cần đẩy mạnh hướng nghiệp đào tạo. Triển khai chế độ, chính sách hỗ trợ lao động trẻ, thiếu việc làm, trong đó bao gồm xây dựng và phát triển chính sách, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ vay giải quyết việc làm, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp để thích ứng vấn đề này.
Đặc biệt, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đây là một căn cứ và một giải pháp làm "bà đỡ", không để thanh niên thất nghiệp kéo dài.
Giải pháp nữa cũng được tính đến là hài hòa giữa
lao động trẻ, lao động trong nước với việc tạo điều kiện để thanh niên và lao động trẻ đi làm việc ở nước ngoài, vừa là tạo điều kiện để tăng thu ngoại tệ và tạo việc làm trong tạm thời.
Ngoài ra, ưu tiên việc làm cho thanh niên trong nước, hạn chế lao động ngoài nước, đặc biệt là hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài làm công việc phổ thông mà tập trung tuyển chọn lao động chất lượng cao, nhà quản lý. Chỉ cho phép lao động nước ngoài vào khi công việc đó không tiếp nhận được lao động trong nước.