https://kevesko.vn/20241107/thong-doc-13-tan-vang-da-dua-ra-thi-truong-kho-giam-tiep-lai-suat-32803821.html
Thống đốc: 13 tấn vàng đã đưa ra thị trường, khó giảm tiếp lãi suất
Thống đốc: 13 tấn vàng đã đưa ra thị trường, khó giảm tiếp lãi suất
Sputnik Việt Nam
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8... 07.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-07T19:21+0700
2024-11-07T19:21+0700
2024-11-07T19:21+0700
việt nam
ngân hàng nhà nước
ngân hàng
kinh tế
kinh doanh
chính sách tiền tệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/13/17935202_0:0:800:451_1920x0_80_0_0_b391ef05faa692ab539cdec22d6be201.jpg
Thống đốc lý giải về nguyên nhân giá vàng tăng cao, các biện pháp can thiệp thị trường vàng và dư địa hạn hẹp để cắt giảm thêm lãi suất.Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn an toànNhư đã biết, tại kỳ họp này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng là một trong 3 "tư lệnh" ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn cùng với Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.Báo cáo Quốc hội về công tác điều hành lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2 điểm %/năm.Từ việc điều chỉnh trên đã định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.Tiếp đó, 10 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp.Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay; báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi...Về điều hành tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.Tín dụng tăng trưởng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đầu năm, đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế và phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.Năm 2022, tín dụng tăng 14,18%; năm 2023 tăng 13,78%; đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023, tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023.Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2,5% trong năm 2023 và tiếp tục có xu hướng giảm trong 10 tháng đầu năm 2024.Khó giảm lãi suấtLý giải về việc lãi suất khó giảm tiếp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, lạm phát giảm chưa bền vững và tiềm ẩn rủi ro áp lực tăng trong bối cảnh độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn.Theo nhà điều hành, việc thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới là rất khó khăn.Nguyên nhân là lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sâu thời gian qua. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, thời gian tới sẽ áp lực đối với mặt bằng lãi suất.Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sức ép cung ứng vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế vẫn còn lớn, kể cả vốn trung dài hạn trong bối cảnh huy động vốn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán gặp nhiều khó khăn.Hiện tại, sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp. cũng từ những khó khăn thách thức này, các tổ chức quốc tế như IMF, WB, AMRO đều nhận định dư địa nới lỏng chính sách tài chính của Việt Nam hiện rất hạn hẹp và khuyến nghị Việt Nam cần tận dụng dư địa tài khóa còn nhiều để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ kịp thời.NHNN cũng sẽ điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính tín dụng, hỗ trợ điều hành chính sách tiền lệ.Thống đốc nhấn mạnh, NHNN sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.Hơn 13 tấn vàng đưa ra thị trườngĐối với thị trường vàng, nguyên nhân giá vàng tăng, theo Ngân hàng Nhà nước là do giá vàng quốc tế cũng tăng mạnh vì căng thẳng địa chính trị, thương mại, xung đột vũ trang tại nhiều quốc gia trên thế giới leo thang.Từ đầu năm 2024 đến tháng 6/2024, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng, đặc biệt là đối với vàng miếng SJC.Mức chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới có những thời điểm lên đến 18 triệu đồng/lượng (tháng 5/2024).Tại thời điểm sáng 5/11/2024, giá vàng miếng SJC được giao dịch ở mức 87/89 triệu đồng/lượng, tăng 13,5 triệu đồng/lượng (khoảng 18%) so với đầu năm 2024.Giá vàng thế giới liên tục tăng cao, cùng những khó khăn của các kênh đầu tư khác (bất động sản đóng băng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp…) khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.Tuy nhiên, qua theo dõi của các đơn vị trong hệ thống cho thấy, nhu cầu mua vàng chủ yếu tập trung tại 2 địa bàn lớn là Hà Nội, TPHCM và có yếu tố tâm lý, kỳ vọng.Từ ngày 19/4/2024 đến ngày 23/5/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức 9 phiên đấu thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 48.500 lượng (tương đương khoảng 1,82 tấn).Sau 9 phiên can thiệp theo phương thức đấu thầu, chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá thế giới vẫn ở mức cao. Để nhanh chóng kiểm soát và giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, NHNN chuyển sang phương thức bán vàng miếng với khối lượng phù hợp.Kết quả, từ ngày 3/6 đến ngày 29/10/2024, NHNN đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 11,46 tấn vàng), tức tổng hơn 13 tấn vàng đã được cung ứng ra.Hiện còn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Thị trường vẫn chưa thực sự ổn định bền vững, vẫn chịu tác động bởi yếu tố tâm lý, kỳ vọng, tiềm ẩn rủi ro tác động đến thị trường tiền tệ, ngoại hối, chưa khuyến khích người dân bán vàng chuyển thành tiền đồng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, có một số sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng 99,99% được sử dụng có tính chất như vàng miếng (không ngoại trừ nguồn nguyên liệu để sản xuất từ nguồn vàng nhập lậu). Theo NHNN, hiện tượng này dễ bị lợi dụng làm giảm hiệu quả quản lý chặt chẽ thị trường vàng miếng của Nghị định 24/2012/NĐ-CP.Thời gian tới, NHNN cho biết, sẽ cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.NHNN cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường...
https://kevesko.vn/20240806/cac-khoan-vay-mua-nha-o-xa-hoi-se-duoc-giam-3-5-lai-suat--31203491.html
https://kevesko.vn/20241107/cai-gia-qua-dat-cho-ba-do-thi-nhan-32802569.html
https://kevesko.vn/20241029/thong-doc-nguyen-thi-hong-nhac-lai-vu-rut-tien-hang-loat-o-scb-32629596.html
https://kevesko.vn/20241018/tan-tong-giam-doc-vietinbank-la-ai-32443058.html
https://kevesko.vn/20241017/2-ngan-hang-bi-chuyen-giao-bat-buoc-trong-hom-nay-32432155.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/13/17935202_89:0:800:533_1920x0_80_0_0_ae19735ece0738cf9497d37a49f4af69.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng nhà nước, ngân hàng, kinh tế, kinh doanh, chính sách tiền tệ
việt nam, ngân hàng nhà nước, ngân hàng, kinh tế, kinh doanh, chính sách tiền tệ
Thống đốc lý giải về nguyên nhân giá vàng tăng cao, các biện pháp can thiệp thị trường vàng và dư địa hạn hẹp để cắt giảm thêm lãi suất.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn an toàn
Như đã biết, tại kỳ họp này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng là một trong 3 "tư lệnh" ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn cùng với Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Báo cáo Quốc hội về công tác điều hành lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023,
Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2 điểm %/năm.
Từ việc điều chỉnh trên đã định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.
Tiếp đó, 10 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp.
Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay; báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi...
Về điều hành tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Tín dụng tăng trưởng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đầu năm, đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng
kinh tế và phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Năm 2022, tín dụng tăng 14,18%; năm 2023 tăng 13,78%; đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023, tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023.
“Thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn sau sự cố rút tiền hàng loạt chưa từng có tiền lệ trong lịch sử”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2,5% trong năm 2023 và tiếp tục có xu hướng giảm trong 10 tháng đầu năm 2024.
Lý giải về việc lãi suất khó giảm tiếp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, lạm phát giảm chưa bền vững và tiềm ẩn rủi ro áp lực tăng trong bối cảnh độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn.
7 Tháng Mười Một 2024, 18:25
Theo nhà điều hành, việc thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới là rất khó khăn.
Nguyên nhân là lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sâu thời gian qua. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, thời gian tới sẽ áp lực đối với mặt bằng lãi suất.
“Trước sức ép tỷ giá từ thị trường quốc tế khiến việc giảm lãi suất VND trong nước càng gia tăng áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước cũng ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất”, lãnh đạo NHNN lý giải.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sức ép cung ứng vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế vẫn còn lớn, kể cả vốn trung dài hạn trong bối cảnh huy động vốn từ thị trường
trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán gặp nhiều khó khăn.
"Điều này tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản lớn đối với hệ thống ngân hàng huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn", báo cáo của NHNN khẳng định.
Hiện tại, sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp. cũng từ những khó khăn thách thức này, các tổ chức quốc tế như IMF, WB, AMRO đều nhận định dư địa nới lỏng chính sách tài chính của Việt Nam hiện rất hạn hẹp và khuyến nghị Việt Nam cần tận dụng dư địa tài khóa còn nhiều để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
29 Tháng Mười 2024, 00:54
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ kịp thời.
NHNN cũng sẽ điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính tín dụng, hỗ trợ điều hành chính sách tiền lệ.
Thống đốc nhấn mạnh, NHNN sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu
chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Hơn 13 tấn vàng đưa ra thị trường
Đối với thị trường vàng, nguyên nhân giá vàng tăng, theo Ngân hàng Nhà nước là do giá vàng quốc tế cũng tăng mạnh vì căng thẳng địa chính trị, thương mại, xung đột vũ trang tại nhiều quốc gia trên thế giới leo thang.
“Biến động giá vàng trong nước cơ bản phụ thuộc vào diễn biến của giá vàng thế giới và quan hệ cung - cầu trên thị trường”, thống đốc nói.
Từ đầu năm 2024 đến tháng 6/2024, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng, đặc biệt là đối với vàng miếng SJC.
18 Tháng Mười 2024, 08:30
Mức chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới có những thời điểm lên đến 18 triệu đồng/lượng (tháng 5/2024).
Tại thời điểm sáng 5/11/2024, giá vàng miếng SJC được giao dịch ở mức 87/89 triệu đồng/lượng, tăng 13,5 triệu đồng/lượng (khoảng 18%) so với đầu năm 2024.
Giá vàng thế giới liên tục tăng cao, cùng những khó khăn của các kênh đầu tư khác (bất động sản đóng băng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp…) khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, qua theo dõi của các đơn vị trong hệ thống cho thấy, nhu cầu mua vàng chủ yếu tập trung tại 2 địa bàn lớn là Hà Nội, TPHCM và có yếu tố tâm lý, kỳ vọng.
“Bên cạnh các lý do nêu trên, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới”, NHNN lưu ý.
Từ ngày 19/4/2024 đến ngày 23/5/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức 9 phiên đấu thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 48.500 lượng (tương đương khoảng 1,82 tấn).
Sau 9 phiên can thiệp theo phương thức đấu thầu, chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá thế giới vẫn ở mức cao. Để nhanh chóng kiểm soát và giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, NHNN chuyển sang phương thức bán vàng miếng với khối lượng phù hợp.
17 Tháng Mười 2024, 18:34
Kết quả, từ ngày 3/6 đến ngày 29/10/2024, NHNN đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 11,46 tấn vàng), tức tổng hơn 13 tấn vàng đã được cung ứng ra.
Hiện còn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Thị trường vẫn chưa thực sự ổn định bền vững, vẫn chịu tác động bởi yếu tố tâm lý, kỳ vọng, tiềm ẩn rủi ro tác động đến thị trường tiền tệ, ngoại hối, chưa khuyến khích người dân bán vàng chuyển thành tiền đồng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, có một số sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng 99,99% được sử dụng có tính chất như vàng miếng (không ngoại trừ nguồn nguyên liệu để sản xuất từ nguồn vàng nhập lậu). Theo NHNN, hiện tượng này dễ bị lợi dụng làm giảm hiệu quả quản lý chặt chẽ thị trường vàng miếng của Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Thời gian tới, NHNN cho biết, sẽ cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.
NHNN cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường...