Bình Thuận có chỉ đạo mới sau vụ bắt Chủ tịch Hưng Thịnh Phan Thành Muôn

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênCác bị can bị khởi tố trong vụ án.
Các bị can bị khởi tố trong vụ án.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2024
Đăng ký
Bộ Công an yêu cầu một số sở, ngành ở Bình Thuận cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ điều tra, xác minh vụ án, xảy ra tại Công ty cổ phần sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh.
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu Sở TN-MT, Sở Công Thương, Sở KH-ĐT, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường và UBND huyện Bắc Bình rà soát, cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Bộ Công an.
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố ông Phan Thành Muôn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn đầu tư khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) và 8 người liên quan khai thác quặng titan, mỗi năm, công ty này khai thác 24.000 tấn khoáng vật nặng.

Bộ Công an yêu cầu cung cấp thông tin về Công ty khoáng sản Hưng Thịnh

Theo cơ quan điều tra của Bộ Công an, ông Phan Thành Muôn bị khởi tố 2 tội vi phạm quy định về khai thác tài nguyên và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Có 6 bị can bị khởi tố về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Vũ Đức Phương Linh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Titanium Hưng Thịnh; Ngô Quang Anh, Giám đốc Công ty Thân Gia; Hoàng Thượng Hạ (quốc tịch Trung Quốc); Nguyễn Anh Tuấn, Kế toán trưởng Công ty Cổ phần sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh; Nguyễn Thị Hằng, Thủ quỹ Công ty Hưng Thịnh; Hậu Tú Doanh, nhân viên kinh doanh Công ty Cổ phần Titanium Hưng Thịnh.
Các ông Phạm Văn Dương, Giám đốc điều hành mỏ Công ty Cổ phần sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh; Nguyễn Văn Chiến, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Titanium Hưng Thịnh bị điều tra tội vi phạm quy định về khai thác tài nguyên.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2024
Lò lại cháy đến Bình Thuận
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng xác định Công ty Hưng Thịnh đã khai thác titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ TN&MT cấp; khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Rà soát các doanh nghiệp khai thác titan

Nhằm thực hiện yêu cầu của Bộ Công an về việc yêu cầu một số sở, ngành của tỉnh Bình Thuận cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ điều tra, xác minh vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh, ngày 8/11, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Sở TN-MT, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương, Sở KH-ĐT và UBND huyện Bắc Bình, thực hiện rà soát, có văn bản trả lời, tổng hợp và cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu có liên quan theo quy định.
Kết quả thực hiện có văn bản báo cáo về Sở TN-MT chậm nhất trong ngày 8-11-2024 để tổng hợp.
UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở TN-MT theo dõi trên cơ sở báo cáo của các sở, ngành, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm chủ trì, rà soát, tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh cung cấp thông tin, tài liệu cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phục vụ điều tra, xác minh theo quy định.
Khởi tố 5 bị can liên quan sai phạm tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2024
Tin chính thức về vụ bắt ông Nguyễn Ngọc
Theo báo cáo sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 dự án khai thác khoáng sản titan được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đang hoạt động.
Trong đó, Công ty CP Sản xuất Zirconium và Titannium Hưng Thịnh (thuộc Công ty Hưng Thịnh) đang khai thác mỏ sa khoáng titan-zircon tại xã Hồng Phong và xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình với công suất 24.000 tấn khoáng vật nặng/năm, nộp ngân sách nhà nước (theo Công văn 2207/CTBTh-KTKT3 ngày 29-3-2024 của Cục Thuế tỉnh) hơn 34 tỷ đồng.
Công ty Hưng Thịnh cũng xây dựng một nhà máy sản xuất xỉ titan tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận quy mô khoảng 10ha, tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng, dự kiến vận hành cuối năm 2024.
Bên cạnh Công ty CP Sản xuất Zirconium và Titannium Hưng Thịnh, tại tỉnh Bình Thuận còn có 2 công ty khác đang khai thác loại khoáng sản này.
Trong đó, Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường khai thác mỏ Nam Suối Nhum thuộc xã Tân Thành và xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam; công suất khai thác 117.345 tấn khoáng vật quặng/năm.
Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh khai thác tại mỏ Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; công suất khai thác 3.186 tấn khoáng vật nặng/năm. Tháng 3-2024, công ty này nộp ngân sách nhà nước hơn 11,1 tỷ đồng.
Đến tháng 6/2024, tỉnh Bình Thuận có 7 doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác quặng sa khoáng titan - zircon với tổng trữ lượng khai thác 6.797.763 tấn khoáng vật quặng.
Xe cảnh sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2024
Nhiều xe biển xanh của Bộ Công an bất ngờ xuất hiện ở Bình Thuận
Trong đó, 2 doanh nghiệp không thực hiện khai thác từ khi được cấp phép đến nay do vướng giải phóng mặt bằng (Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Cát Tường và Công ty TNHH TMDV&SX Tân Cẩm Xương), 1 doanh nghiệp đang làm thủ tục xin đóng cửa mỏ từ năm 2021 (Công ty TNHH Đầu Tư Sài Gòn).
Trong 4 doanh nghiệp còn lại, 1 doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục để khai thác và 3 doanh nghiệp thì đang khai thác như đã nêu là Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường, Công ty CP Sản xuất Zirconium và titanium Hưng Thịnh, Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала