https://kevesko.vn/20241110/viet-nam-nen-ung-xu-the-nao-voi-nuoc-my-duoi-thoi-trump-32849219.html
Việt Nam nên ứng xử thế nào với nước Mỹ dưới thời Trump?
Việt Nam nên ứng xử thế nào với nước Mỹ dưới thời Trump?
Sputnik Việt Nam
Trong kỷ nguyên ‘Trump 2.0’, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ gia tăng khi các doanh nghiệp tìm kiếm lựa chọn thay thế Trung Quốc. 10.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-10T20:20+0700
2024-11-10T20:20+0700
2024-11-10T20:20+0700
việt nam
hoa kỳ
thế giới
kinh tế
kinh doanh
trung quốc
donald trump
bộ công thương
asean
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/18/14381588_0:137:3157:1912_1920x0_80_0_0_b5e2396712b30c2a162a31c9774596a9.jpg
Theo chuyên gia, Việt Nam có thể tìm hiểu và nắm bắt những điểm mới, cách tiếp cận mới trong khi ông Trump lên nắm quyền, từ đó xây dựng mối quan hệ công bằng, trung thực và minh bạch với nước Mỹ.Nhiều biến độngViệc ông Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 cùng những cam kết về chính sách để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ (tập trung chủ yếu vào việc giảm thuế trong nước và tăng thuế nhập khẩu) được dự báo sẽ mang đến nhiều biến động tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.Theo đánh giá xếp hạng của Economist Intelligent Unit, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia đối tác có thể chịu tác động khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ thứ 47.Bộ Công Thương Việt Nam ghi nhận, tính đến tháng 9 năm nay, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt 89,4 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước cùng giai đoạn và tăng 27% so với cùng kỳ.Ngược lại, Mỹ cũng nằm trong số những thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 10,9 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 6%. Như vậy, sau 9 tháng, thương mại hai chiều Việt Nam - Mỹ đã vượt mốc 100 tỷ USD.Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc ông Trump đắc cử Tổng thống lần 2 sẽ có nhiều tác động quan trọng đối với lĩnh vực xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng thế mạnh như thép, dệt may, thủy sản, gỗ…TS. Haji Suleman Ali, giảng viên Khoa Kinh doanh Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng chính sách thuế quan dự kiến sẽ được ông Trump triển khai sẽ tác động đến hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, hiện có tổng kim ngạch hơn 3.000 tỷ USD.Đối với riêng Việt Nam, tác động này có thể bao gồm cả hai chiều, đặc biệt trong chính sách tài khóa và tiền tệ.Tín hiệu tích cực là sự chuyển dịch thương mại toàn cầu do các chính sách thuế quan gây ra có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, hiện đạt kim ngạch khoảng 89 tỷ USD tính trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế ngoài Trung Quốc, giúp doanh thu tài khóa từ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam gia tăng.Nguồn thu này có thể tạo điều kiện để Chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng công, nhằm hỗ trợ nhu cầu sản xuất.Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý, nếu phụ thuộc xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Việt Nam có thể đối mặt với áp lực tiền tệ để duy trì sức cạnh tranh của tiền VND, vì nhu cầu cao hơn có thể dẫn đến việc tăng giá tiền tệ.Điều này sẽ làm phức tạp chủ trương chính sách tiền tệ mở rộng của Ngân hàng Nhà nước, có thể buộc nhà điều hành phải tăng lãi suất để kiềm chế rủi ro lạm phát do nhu cầu đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tăng.Cơ hộiÔng Nguyễn Việt Hưng, chuyên gia phân tích, giảng viên Học viện New World Education cho rằng, các chính sách của ông Trump thời gian tới có thể tác động lên lĩnh vực thương mại, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam.Ông Hưng nhận định, các chính sách thuế quan mà chính quyền ông Trump dự kiến thực hiện cũng sẽ tác động đến hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.Tuy nhiên, nhìn theo góc độ khác thì đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và mở rộng các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác như châu Âu, Australia, khu vực Trung Đông.Với cặp tỷ giá USD/VND, ông Hưng dự báo tỷ giá thời gian tới có thể xác lập mặt bằng cao mới. Điều này sẽ tác động tới lĩnh vực nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phát sinh doanh thu bằng USD sẽ được hưởng lợi.Về chính sách quản lý, TS. Haji Suleman Ali cho rằng trong ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp ổn định VND, ví dụ như can thiệp chiến lược vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn tình trạng tăng giá quá mức và duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu.Bên cạnh đó, nhà điều hành có thể xem xét cung cấp ưu đãi thuế tạm thời hoặc trợ cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm bù đắp cho mức gia tăng chi phí mà biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu tăng gây ra.Cần tiếp cận công bằng, trung thực và minh bạch với MỹTừ góc nhìn ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng quan hệ song phương Việt– Mỹ đã được vun vén trong gần 30 năm qua.Mối quan hệ Việt - Mỹ vẫn nhận được sự ủng hộ lớn từ 2 chính đảng của nước Mỹ. Ngoài ra, ông Trump cũng rất chú ý tới Việt Nam trong nhiệm kỳ trước với 2 chuyến thăm.Trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, Việt Nam có thể tìm hiểu và nắm bắt những điểm mới, cách tiếp cận mới trong kỷ nguyên ‘Trump 2.0’, từ đó xây dựng mối quan hệ công bằng, trung thực và minh bạch với nước Mỹ. Cách tiếp cận này sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam, giúp thu hút FDI và hấp dẫn các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ tới đầu tư, kinh doanh.Tương tự, PGS.TS Vũ Minh Khương cho rằng, nếu biết đáp ứng một cách nhạy bén, xuất sắc, làm việc chặt chẽ với chính quyền mới của Mỹ, đồng thời truyền tải được thông điệp hợp tác vì lợi ích của đôi bên, Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được nhiều ưu đãi.Chẳng hạn, trong lĩnh vực bán dẫn, TS. Vũ Minh Khương tin rằng ông Trump sẽ ưu tiên sản xuất ở Mỹ nhưng chuỗi cung ứng sẽ nằm ở nước ngoài.Việt Nam có lợi thế khi là nơi được Samsung, Intel chọn mở nhà máy trong lĩnh vực bán dẫn. Ngay cả khi sản xuất bán dẫn trở lại Mỹ, vai trò mắt xích của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn vẫn có thể được nâng cao hơn.
https://kevesko.vn/20241107/xuat-khau-dieu-viet-nam-tang-truong-manh-tai-my-duoc-du-bao-cham-moc-4-ty-usd-32789073.html
https://kevesko.vn/20241106/ai-la-tong-thong-my-cung-muon-co-quan-he-tot-dep-voi-viet-nam-32777155.html
https://kevesko.vn/20241105/ket-qua-bau-cu-my-co-lam-dong-viet-nam-yeu-di-32763863.html
https://kevesko.vn/20241105/bau-cu-tong-thong-my-2024-ung-vien-nao-duoc-long-nguoi-viet-32760045.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/18/14381588_212:0:2943:2048_1920x0_80_0_0_af768d895964b98d78675dcf09f622ad.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, hoa kỳ, thế giới, kinh tế, kinh doanh, trung quốc, donald trump, bộ công thương, asean
việt nam, hoa kỳ, thế giới, kinh tế, kinh doanh, trung quốc, donald trump, bộ công thương, asean
Việt Nam nên ứng xử thế nào với nước Mỹ dưới thời Trump?
Trong kỷ nguyên ‘Trump 2.0’, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ gia tăng khi các doanh nghiệp tìm kiếm lựa chọn thay thế Trung Quốc.
Theo chuyên gia, Việt Nam có thể tìm hiểu và nắm bắt những điểm mới, cách tiếp cận mới trong khi ông Trump lên nắm quyền, từ đó xây dựng mối quan hệ công bằng, trung thực và minh bạch với nước Mỹ.
Việc ông Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 cùng những cam kết về chính sách để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ (tập trung chủ yếu vào việc giảm thuế trong nước và tăng thuế nhập khẩu) được dự báo sẽ mang đến nhiều biến động tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Theo đánh giá xếp hạng của Economist Intelligent Unit, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia đối tác có thể chịu tác động khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ thứ 47.
Bộ Công Thương Việt Nam ghi nhận, tính đến tháng 9 năm nay, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt 89,4 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước cùng giai đoạn và tăng 27% so với cùng kỳ.
Ngược lại, Mỹ cũng nằm trong số những thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 10,9 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 6%. Như vậy, sau 9 tháng, thương mại hai chiều Việt Nam - Mỹ đã vượt mốc 100 tỷ USD.
Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc ông Trump đắc cử Tổng thống lần 2 sẽ có nhiều tác động quan trọng đối với lĩnh vực xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng thế mạnh như thép, dệt may, thủy sản, gỗ…
TS. Haji Suleman Ali, giảng viên Khoa Kinh doanh Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng chính sách thuế quan dự kiến sẽ được ông Trump triển khai sẽ tác động đến hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, hiện có tổng kim ngạch hơn 3.000 tỷ USD.
Đối với riêng Việt Nam, tác động này có thể bao gồm cả hai chiều, đặc biệt trong chính sách tài khóa và tiền tệ.
Tín hiệu tích cực là sự chuyển dịch thương mại toàn cầu do các chính sách thuế quan gây ra có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, hiện đạt kim ngạch khoảng 89 tỷ USD tính trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế ngoài
Trung Quốc, giúp doanh thu tài khóa từ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam gia tăng.
Nguồn thu này có thể tạo điều kiện để Chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng công, nhằm hỗ trợ nhu cầu sản xuất.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý, nếu phụ thuộc xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Việt Nam có thể đối mặt với áp lực tiền tệ để duy trì sức cạnh tranh của tiền VND, vì nhu cầu cao hơn có thể dẫn đến việc tăng giá tiền tệ.
Điều này sẽ làm phức tạp chủ trương chính sách tiền tệ mở rộng của Ngân hàng Nhà nước, có thể buộc nhà điều hành phải tăng lãi suất để kiềm chế rủi ro lạm phát do nhu cầu đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tăng.
Ông Nguyễn Việt Hưng, chuyên gia phân tích, giảng viên Học viện New World Education cho rằng, các chính sách của ông Trump thời gian tới có thể tác động lên lĩnh vực thương mại, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Hưng nhận định, các chính sách thuế quan mà chính quyền ông Trump dự kiến thực hiện cũng sẽ tác động đến hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nhìn theo góc độ khác thì đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và mở rộng các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác như châu Âu,
Australia, khu vực Trung Đông.
Với cặp tỷ giá USD/VND, ông Hưng dự báo tỷ giá thời gian tới có thể xác lập mặt bằng cao mới. Điều này sẽ tác động tới lĩnh vực nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phát sinh doanh thu bằng USD sẽ được hưởng lợi.
Về chính sách quản lý, TS. Haji Suleman Ali cho rằng trong ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp ổn định VND, ví dụ như can thiệp chiến lược vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn tình trạng tăng giá quá mức và duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nhà điều hành có thể xem xét cung cấp ưu đãi thuế tạm thời hoặc trợ cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm bù đắp cho mức gia tăng chi phí mà biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu tăng gây ra.
“Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng có thể triển khai nhanh chóng các chương trình đa dạng hóa xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khám phá các thị trường mới bên ngoài Mỹ để giảm sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất và giảm thiểu rủi ro về chính sách”, TS. Haji Suleman Ali đề xuất.
Cần tiếp cận công bằng, trung thực và minh bạch với Mỹ
Từ góc nhìn ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng quan hệ song phương Việt– Mỹ đã được vun vén trong gần 30 năm qua.
Mối quan hệ Việt - Mỹ vẫn nhận được sự ủng hộ lớn từ 2 chính đảng của nước Mỹ. Ngoài ra, ông Trump cũng rất chú ý tới Việt Nam trong nhiệm kỳ trước với 2 chuyến thăm.
"Quan hệ Việt – Mỹ là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, từ kinh tế, thương mại, đầu tư cho đến địa chiến lược. Việt Nam là quốc gia có vai trò, vị trí quan trọng trong khu vực cũng như ASEAN", Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định.
Trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, Việt Nam có thể tìm hiểu và nắm bắt những điểm mới, cách tiếp cận mới trong kỷ nguyên ‘Trump 2.0’, từ đó xây dựng mối quan hệ công bằng, trung thực và minh bạch với nước Mỹ. Cách tiếp cận này sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam, giúp thu hút FDI và hấp dẫn các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ tới đầu tư, kinh doanh.
Tương tự, PGS.TS Vũ Minh Khương cho rằng, nếu biết đáp ứng một cách nhạy bén, xuất sắc, làm việc chặt chẽ với chính quyền mới của Mỹ, đồng thời truyền tải được thông điệp hợp tác vì lợi ích của đôi bên, Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được nhiều ưu đãi.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực bán dẫn, TS. Vũ Minh Khương tin rằng ông Trump sẽ ưu tiên sản xuất ở Mỹ nhưng chuỗi cung ứng sẽ nằm ở nước ngoài.
Việt Nam có lợi thế khi là nơi được Samsung, Intel chọn mở nhà máy trong lĩnh vực bán dẫn. Ngay cả khi sản xuất bán dẫn trở lại Mỹ, vai trò mắt xích của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn vẫn có thể được nâng cao hơn.
"Theo tôi, Việt Nam nên có một chiến lược bán dẫn mạnh mẽ và làm việc với khoảng 20 công ty trong lĩnh vực này sẽ giúp chúng ta có lợi thế. Với những công ty đã có nhà máy ở Việt Nam, chúng ta cần khảo sát lại nhu cầu và mong muốn của họ cũng như đánh giá ảnh hưởng của MAGA (“Make America Great Again”) với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó, chúng ta sẽ có lợi thế cho 4 năm sắp tới", chuyên gia khuyến nghị.