https://kevesko.vn/20241111/thu-tuong-pham-van-dong-moi-nguoi-cong-san-viet-nam-deu-co-hai-que-huong-32783496.html
Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Mỗi người cộng sản Việt Nam đều có hai quê hương”
Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Mỗi người cộng sản Việt Nam đều có hai quê hương”
Sputnik Việt Nam
Trong chuỗi mạn đàm “Những trang lịch sử”, Sputnik tiếp nối chủ đề về sự hỗ trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm kháng chiến... 11.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-11T10:39+0700
2024-11-11T10:39+0700
2024-11-11T10:39+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
những trang sử vàng
việt nam
liên xô
hợp tác nga-việt
thế giới
chiến tranh việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/06/32783997_0:177:3015:1873_1920x0_80_0_0_395ca6a6f98b624f0f2793f46ee107e6.jpg
Đồng thời, một phần đáng kể viện trợ mà Liên Xô dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được vận chuyển theo đường mòn Hồ Chí Minh vào phía Nam Tổ quốc, phục vụ nhu cầu của các chiến sĩ Giải phóng quân, du kích và nhân dân các tỉnh trong vùng giải phóng.Trong suốt những năm chiến tranh, chủ yếu nhờ viện trợ Liên Xô cung cấp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đáp ứng được nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp quan trọng. Hàng triệu tấn lương thực, dầu mỏ, hàng nghìn ô tô, máy kéo, máy phát điện di động đã được đưa tới miền Bắc Việt Nam. Thủy thủ Liên Xô liên tục vận chuyển kim loại đen, kim loại màu, thiết bị xây dựng và vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc men và hàng tiêu dùng tới các cảng miền Bắc Việt Nam.Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Liên Xô, trong giai đoạn từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974, 6359 tướng lĩnh và sĩ quan cùng khoảng 5000 binh sĩ và trung sĩ của Lực lượng Vũ trang Liên Xô đã tham gia các hoạt động quân sự tại Việt Nam. Tham gia sứ mệnh này, do góp phần giúp đỡ các lực lượng yêu nước của Việt Nam, khoảng 2200 binh sĩ Liên Xô đã được trao tặng các giải thưởng nhà nước của Liên Xô và hơn 3000 người được trao huân chương và huy chương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Cũng trong những năm đó, hàng nghìn kỹ sư và chuyên gia dân sự Liên Xô đã làm việc tại Việt Nam. Họ đã giúp sửa chữa thiết bị quân sự Liên Xô và lắp đặt máy móc của Liên Xô tại các xí nghiệp mới. Các nhà khoa học Liên Xô cũng làm việc tại Việt Nam, cải tiến hệ thống điện tử và radar phù hợp với đặc thù của Việt Nam, thực hiện các chương trình hợp tác trên hàng chục lĩnh vực nhằm phát triển trong thời bình. Các chuyên gia Liên Xô tin tưởng rằng những người yêu nước Việt Nam sẽ chiến thắng và hòa bình sẽ trở lại với Việt Nam. Nhân danh chiến thắng này, nhân danh hòa bình này, nhân dân Liên Xô đã giúp đỡ bạn bè của mình. Nhiều người trong số họ đã được tặng thưởng Huân chương Lao động và Hữu nghị của Việt Nam Cộng hòa và Huân chương Liên Xô.Trong giai đoạn trước khi Việt Nam thống nhất hai miền, với sự hỗ trợ của Liên Xô, hơn 200 cơ sở lớn đã được xây dựng ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ yếu là các xí nghiệp công nghiệp. Trong đó có nhà máy điện Uông Bí, Thác Bà, nhà máy thiếc Tĩnh Túc, mỏ apatit Lào Cai, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, Nhà máy Cơ khí Hà Nội và trường đại học Bách khoa, bến cảng Hải Phòng. Vào giữa những năm 70, các xí nghiệp được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô ở miền Bắc Việt Nam đã sản xuất ra 61% điện, 71% than, 82% tổng số máy móc cắt kim loại và toàn bộ sản lượng thiếc và phân hóa học supe phốt phát.Công việc của các chuyên gia dân sự Liên Xô cũng nguy hiểm không kém các chuyên gia quân sự. Ví dụ, nhà máy điện Uông Bí, được đưa vào vận hành năm 1965, đã bị Mỹ ném khoảng xuống 1500 quả bom. Trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước, các chuyên gia Liên Xô đã không bỏ mặc bạn bè của mình. Ngay cả khi do Mỹ tăng cường ném bom, ban lãnh đạo Việt Nam quyết định tạm thời sơ tán các chuyên gia Liên Xô vềnước, nhưng các chuyên gia Liên Xô tham gia dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, các nhà địa chất và thợ khoan dầu vẫn ở lại Việt Nam.Tháng 7 năm 1973, khi các đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng sang thăm Liên Xô, lãnh đạo Liên Xô quyết định tuyên số mọi viện trợ trước đây dành cho Việt Nam Cộng hòa đều là miễn phí. Ngoài ra, một thỏa thuận đã được ký kết về việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô trong việc khôi phục 13 cơ sở bị phá hủy trong chiến tranh và xây dựng 15 cơ sở mới. Trong chuyến thăm đó, phát biểu tại cuộc gặp gỡ công nhân Leningrad, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Mỗi người cộng sản Việt Nam đều có hai quê hương: Việt Nam và Liên Xô”.
https://kevesko.vn/20241028/chuyen-gia-quan-su-lien-xo-o-viet-nam-dcch-kien-thuc-va-kinh-nghiem-gop-phan-lam-nen-chien-thang-32320496.html
https://kevesko.vn/20241021/chien-tranh-ten-lua-va-chien-tranh-nhan-dan-32271015.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/06/32783997_143:0:2874:2048_1920x0_80_0_0_d0ce856e9d1100af7da6fd37172fa2e3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam, liên xô, hợp tác nga-việt, thế giới, chiến tranh việt nam
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, việt nam, liên xô, hợp tác nga-việt, thế giới, chiến tranh việt nam
Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Mỗi người cộng sản Việt Nam đều có hai quê hương”
Trong chuỗi mạn đàm “Những trang lịch sử”, Sputnik tiếp nối chủ đề về sự hỗ trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trong giai đoạn đó, Liên Xô đã cung cấp cho Hà Nội hơn 3/4 tổng số viện trợ mà Việt Nam nhận được từ nước ngoài, cả về quân sự-kỹ thuật và kinh tế.
Đồng thời, một phần đáng kể
viện trợ mà Liên Xô dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được vận chuyển theo đường mòn Hồ Chí Minh vào phía Nam Tổ quốc, phục vụ nhu cầu của các chiến sĩ Giải phóng quân, du kích và nhân dân các tỉnh trong vùng giải phóng.
Trong suốt những năm chiến tranh, chủ yếu nhờ viện trợ Liên Xô cung cấp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đáp ứng được nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp quan trọng. Hàng triệu tấn lương thực, dầu mỏ, hàng nghìn ô tô, máy kéo, máy phát điện di động đã được đưa tới miền Bắc Việt Nam. Thủy thủ Liên Xô liên tục vận chuyển kim loại đen, kim loại màu, thiết bị xây dựng và vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc men và hàng tiêu dùng tới các cảng miền Bắc Việt Nam.
Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Liên Xô, trong giai đoạn từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974, 6359 tướng lĩnh và sĩ quan cùng khoảng 5000 binh sĩ và trung sĩ của Lực lượng Vũ trang Liên Xô đã tham gia các hoạt động quân sự tại Việt Nam. Tham gia sứ mệnh này, do góp phần giúp đỡ các lực lượng yêu nước của Việt Nam, khoảng 2200 binh sĩ Liên Xô đã được trao tặng các giải thưởng nhà nước của Liên Xô và hơn 3000 người được trao huân chương và huy chương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cũng trong những năm đó, hàng nghìn kỹ sư và chuyên gia dân sự Liên Xô đã làm việc tại Việt Nam. Họ đã giúp sửa chữa thiết bị quân sự Liên Xô và lắp đặt máy móc của Liên Xô tại các xí nghiệp mới. Các nhà khoa học Liên Xô cũng làm việc tại Việt Nam, cải tiến hệ thống điện tử và radar phù hợp với đặc thù của Việt Nam, thực hiện các chương trình hợp tác trên hàng chục lĩnh vực nhằm phát triển trong thời bình.
Các chuyên gia Liên Xô tin tưởng rằng những người yêu nước Việt Nam sẽ chiến thắng và hòa bình sẽ trở lại với Việt Nam. Nhân danh chiến thắng này, nhân danh hòa bình này, nhân dân Liên Xô đã giúp đỡ bạn bè của mình. Nhiều người trong số họ đã được tặng thưởng Huân chương Lao động và Hữu nghị của Việt Nam Cộng hòa và Huân chương Liên Xô.
Trong giai đoạn trước khi Việt Nam thống nhất hai miền, với sự hỗ trợ của Liên Xô, hơn 200 cơ sở lớn đã được xây dựng ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ yếu là các xí nghiệp công nghiệp. Trong đó có nhà máy điện Uông Bí, Thác Bà, nhà máy thiếc Tĩnh Túc, mỏ apatit Lào Cai, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, Nhà máy Cơ khí Hà Nội và trường đại học Bách khoa, bến cảng Hải Phòng. Vào giữa những năm 70, các xí nghiệp được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô ở miền Bắc Việt Nam đã sản xuất ra 61% điện, 71% than, 82% tổng số máy móc cắt kim loại và toàn bộ sản lượng thiếc và phân hóa học supe phốt phát.
Công việc của các chuyên gia dân sự Liên Xô cũng nguy hiểm không kém các chuyên gia quân sự. Ví dụ, nhà máy điện Uông Bí, được đưa vào vận hành năm 1965, đã bị Mỹ ném khoảng xuống 1500 quả bom. Trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước, các chuyên gia Liên Xô đã không bỏ mặc bạn bè của mình. Ngay cả khi do Mỹ tăng cường ném bom, ban lãnh đạo Việt Nam quyết định tạm thời sơ tán các chuyên gia Liên Xô vềnước, nhưng các chuyên gia Liên Xô tham gia dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, các nhà địa chất và thợ khoan dầu vẫn ở lại Việt Nam.
Tháng 7 năm 1973, khi các đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng sang thăm Liên Xô, lãnh đạo Liên Xô quyết định tuyên số mọi viện trợ trước đây dành cho Việt Nam Cộng hòa đều là miễn phí. Ngoài ra, một thỏa thuận đã được ký kết về việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô trong việc khôi phục 13 cơ sở bị phá hủy trong chiến tranh và xây dựng 15 cơ sở mới. Trong chuyến thăm đó, phát biểu tại cuộc gặp gỡ công nhân Leningrad, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Mỗi người cộng sản Việt Nam đều có hai quê hương: Việt Nam và Liên Xô”.