https://kevesko.vn/20241124/dua-theo-ho-chau-a-viet-nam-can-lam-gi-de-thanh-nuoc-thu-nhap-cao-nam-2045-33101468.html
“Đua theo hổ châu Á”: Việt Nam cần làm gì để thành nước thu nhập cao năm 2045?
“Đua theo hổ châu Á”: Việt Nam cần làm gì để thành nước thu nhập cao năm 2045?
Sputnik Việt Nam
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cũng cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới. 24.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-24T02:34+0700
2024-11-24T02:34+0700
2024-11-24T02:34+0700
việt nam
ngân hàng thế giới
kinh tế
thế giới
tăng trưởng kinh tế
gdp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/03/13559997_0:320:3072:2048_1920x0_80_0_0_0f6e8c103531a9ec0c255133e8a15a3e.jpg
Giống như kinh nghiệm của “những con hổ lớn châu Á” khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giớiNgân hàng Thế giới (World Bank) vừa qua đã công bố báo cáo "Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi - con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao".Trong đó, WB đề xuất lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.Ngân hàng Thế giới nhận định, trong 40 năm qua, hội nhập toàn cầu là động lực chính giúp Việt Nam phát triển thành công, tạo nên một trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài và nhanh nhất trong lịch sử hiện đại.Với nền tảng thành công sẵn có, Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045.Để đạt được, Việt Nam phải duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong 2 thập kỷ tới.Theo WB, thành công của mục tiêu trên phụ thuộc vào việc nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo.Tuy nhiên, tổ chức này cho rằng, thách thức đặt ra là Việt Nam phải thực hiện quá trình chuyển đổi này trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động sâu sắc.Bà Manuela Ferro, Phó Chủ tịch World Bank phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, để duy trì tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam cần chuyển đổi từ tham gia vào khâu lắp ráp cuối cùng thâm dụng lao động và có giá trị gia tăng thấp sang phát triển sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn.Theo bà Ferro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu thay đổi và bất ổn gia tăng, việc đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mại và đầu tư sẽ rất cần thiết để xây dựng khả năng phục hồi và đảm bảo thành công lâu dài.Ngoài ra, để hội nhập thương mại sâu hơn, Việt Nam cần tập trung khai thác các hiệp định thương mại đã có như CPTPP, RCEP; giảm rào cản phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, đẩy mạnh kết nối khu vực; phát triển thương mại số và cải thiện quản lý biên giới.Việt Nam cần tăng cường dịch vụ hóa xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào gia công, lắp ráp giá trị thấp. Cần hạ rào cản đầu tư vào dịch vụ viễn thông, tài chính và vận tải, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và sử dụng công nghệ hiện đại.Giảm phụ thuộc vào xuất khẩuWorld Bank cũng lưu ý đến mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện nay của Việt Nam.Đơn vị này cho biết, tuy đây là động lực cho thành công trước đây, nhưng vẫn chủ yếu dựa vào gia công khâu cuối thâm dụng lao động nhưng đem lại giá trị gia tăng tương đối thấp, không đủ để đem lại tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cần thiết để đạt mục tiêu đó.Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đầu tư vào giáo dục đại học, đào tạo kỹ thuật và phát triển kỹ năng chuyên sâu. Qua đó, khuyến khích đào tạo các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) và nghiên cứu khoa học, công nghệ. Việt Nam cần cải cách giáo dục hướng đến nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động.World Bank cũng cho rằng, Việt Nam cần chuyển sang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường, đầu tư hạ tầng năng lượng sạch và tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu, định giá carbon và khuyến khích áp dụng công nghệ xanh.Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tếTrả lời TTXVN vừa qua, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro đánh giá, sự kiên cường và sức mạnh của người dân Việt Nam là nguồn cảm hứng lớn lao và Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.Trong 40 năm qua, thu nhập hộ gia đình đã tăng gấp 6 lần và tình trạng đói nghèo cùng cực gần như được xóa bỏ hoàn toàn.Việt Nam ngày nay sở hữu một nền kinh tế năng động, hiện đại, thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài. Thành tựu này có được là nhờ sự kiên cường và khả năng thích ứng của người dân. Bên cạnh đó, điểm nhấn quan trọng chính là quyết định táo bạo của Chính phủ vào thập niên 1980, nhằm mở cửa nền kinh tế và lấy xuất khẩu làm ưu tiên. Hiện nay, xuất khẩu đóng góp khoảng 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và cứ hai lao động thì có một người làm việc trong lĩnh vực này.
https://kevesko.vn/20241102/su-tro-lai-cua-zombie-cong-so-can-benh-ngam-gay-ton-thuong-nen-kinh-te-viet-32712631.html
https://kevesko.vn/20241011/gdp-viet-nam-tang-nhu-ten-lua-cau-chuyen-da-khac-xua-32318411.html
https://kevesko.vn/20231218/wb-canh-bao-viet-nam-canh-giac-ve-mot-diem-yeu-27159444.html
https://kevesko.vn/20241018/du-bao-bat-ngo-ve-kinh-te-viet-nam-32454595.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/03/13559997_341:0:3072:2048_1920x0_80_0_0_a72612c0d9f6f6c62af67667c9997590.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng thế giới, kinh tế, thế giới, tăng trưởng kinh tế, gdp
việt nam, ngân hàng thế giới, kinh tế, thế giới, tăng trưởng kinh tế, gdp
“Đua theo hổ châu Á”: Việt Nam cần làm gì để thành nước thu nhập cao năm 2045?
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cũng cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.
Giống như kinh nghiệm của “những con hổ lớn châu Á” khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa qua đã công bố báo cáo "Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi - con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao".
Trong đó, WB đề xuất lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Ngân hàng Thế giới nhận định, trong 40 năm qua, hội nhập toàn cầu là động lực chính giúp Việt Nam phát triển thành công, tạo nên một trong những giai đoạn
tăng trưởng kinh tế dài và nhanh nhất trong lịch sử hiện đại.
2 Tháng Mười Một 2024, 09:26
“Hiện nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, với khoảng 50% GDP và việc làm phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào xuất khẩu”, - WB nêu rõ.
Với nền tảng thành công sẵn có, Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045.
Để đạt được, Việt Nam phải duy trì
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong 2 thập kỷ tới.
Theo WB, thành công của mục tiêu trên phụ thuộc vào việc nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, tổ chức này cho rằng, thách thức đặt ra là Việt Nam phải thực hiện quá trình chuyển đổi này trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động sâu sắc.
Bà Manuela Ferro, Phó Chủ tịch World Bank phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, để duy trì tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam cần chuyển đổi từ tham gia vào khâu lắp ráp cuối cùng thâm dụng lao động và có giá trị gia tăng thấp sang phát triển sản xuất và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn.
Theo bà Ferro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu thay đổi và bất ổn gia tăng, việc đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mại và đầu tư sẽ rất cần thiết để xây dựng khả năng phục hồi và đảm bảo thành công lâu dài.
11 Tháng Mười 2024, 01:23
Ngoài ra, để hội nhập thương mại sâu hơn, Việt Nam cần tập trung khai thác các hiệp định thương mại đã có như CPTPP, RCEP; giảm rào cản phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, đẩy mạnh kết nối khu vực; phát triển thương mại số và cải thiện quản lý biên giới.
“Việt Nam cần tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để nâng cao năng suất và tạo giá trị gia tăng nội địa; triển khai các cơ chế tài chính chuỗi cung ứng và chương trình phát triển nhà cung cấp”, - Ngân hàng Thế giới đề nghị.
Việt Nam cần tăng cường dịch vụ hóa xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào gia công, lắp ráp giá trị thấp. Cần hạ rào cản đầu tư vào dịch vụ viễn thông, tài chính và vận tải, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và sử dụng công nghệ hiện đại.
Giảm phụ thuộc vào xuất khẩu
World Bank cũng lưu ý đến mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện nay của Việt Nam.
Đơn vị này cho biết, tuy đây là động lực cho thành công trước đây, nhưng vẫn chủ yếu dựa vào gia công khâu cuối thâm dụng lao động nhưng đem lại giá trị gia tăng tương đối thấp, không đủ để đem lại tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cần thiết để đạt mục tiêu đó.
“Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc cho thấy, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị, chuyển dịch sang các lĩnh vực dịch vụ và chế tạo chế biến đem lại giá trị gia tăng cao hơn, bằng cách cải thiện về công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo”, - WB khuyến nghị.
18 Tháng Mười Hai 2023, 19:03
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đầu tư vào giáo dục đại học, đào tạo kỹ thuật và phát triển kỹ năng chuyên sâu. Qua đó, khuyến khích đào tạo các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) và nghiên cứu khoa học, công nghệ. Việt Nam cần cải cách giáo dục hướng đến nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động.
World Bank cũng cho rằng, Việt Nam cần chuyển sang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường, đầu tư hạ tầng năng lượng sạch và tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu, định giá carbon và khuyến khích áp dụng công nghệ xanh.
Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
Trả lời TTXVN vừa qua, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro đánh giá, sự kiên cường và sức mạnh của người dân Việt Nam là nguồn cảm hứng lớn lao và Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
Trong 40 năm qua, thu nhập hộ gia đình đã tăng gấp 6 lần và tình trạng đói nghèo cùng cực gần như được xóa bỏ hoàn toàn.
18 Tháng Mười 2024, 23:02
Việt Nam ngày nay sở hữu một nền kinh tế năng động, hiện đại, thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài. Thành tựu này có được là nhờ sự kiên cường và khả năng thích ứng của người dân. Bên cạnh đó, điểm nhấn quan trọng chính là quyết định táo bạo của Chính phủ vào thập niên 1980, nhằm mở cửa nền kinh tế và lấy xuất khẩu làm ưu tiên. Hiện nay, xuất khẩu đóng góp khoảng 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và cứ hai lao động thì có một người làm việc trong lĩnh vực này.
“Với tinh thần kiên cường và chiến lược hợp lý, Việt Nam đang trên hành trình chinh phục mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045”, - chuyên gia Ferro tin tưởng.