https://kevesko.vn/20241130/buoc-dot-pha-cua-cac-nha-khoa-hoc-trung-quoc-cay-ghep-than-lon-bien-doi-gen-cho-khi-33226482.html
Bước đột phá của các nhà khoa học Trung Quốc: Cấy ghép thận lợn biến đổi gen cho khỉ
Bước đột phá của các nhà khoa học Trung Quốc: Cấy ghép thận lợn biến đổi gen cho khỉ
Sputnik Việt Nam
Một quả thận của lợn biến đổi gen (GMO) đã được các nhà khoa học Trung Quốc cấy ghép sang cho cá thể khỉ và không xuất hiện phản ứng từ chối trong 184 ngày... 30.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-30T09:18+0700
2024-11-30T09:18+0700
2024-11-30T09:18+0700
trung quốc
lợn
báo chí thế giới
thế giới
con khỉ
nhà khoa học
khoa học
https://cdn.img.kevesko.vn/img/880/31/8803149_0:149:3114:1901_1920x0_80_0_0_158486c95ade9be215b6202d72908073.jpg
Như báo cho biết, nhóm nghiên cứu về cấy ghép nội tạng từ Bệnh viện Thông Tế thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở thành phố Vũ Hán đã đạt được thành tựu có tính đột phá lớn - quả thận cấy ghép từ một con lợn biến đổi gen đã sống sót trong cơ thể của một con khỉ trong 184 ngày, là kỷ lục chưa từng có.Có thông báo rằng trước đây, trong các thử nghiệm liên quan đến lợn biến đổi gen và loài linh trưởng không phải người, các nhà khoa học đã gặp khó khăn trong việc đạt được sự sống sót lâu dài khi cấy ghép thận lợn vào khỉ và điều này là trở ngại lớn cho việc tiến tới giai đoạn thử nghiệm lâm sàng của cấy ghép thận giữa các loài dị biệt ở Trung Quốc.Nhà khoa học cũng nói rằng, trên thế giới hiện mới ghi nhận khoảng 20 trường hợp sống sót lâu dài sau khi ghép thận lợn biến đổi gen cho khỉ, còn Hoa Kỳ là nước tiên phong trong việc tiến hành thử nghiệm lâm sàng ghép thận lợn cho bệnh nhân mắc bệnh urê huyết.Như bài viết làm rõ, trong các thử nghiệm của họ, các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng lợn âm tính với pCMV với bốn biến đổi gen (GTKO/β4GalNT2KO/hCD55/hTBM) làm chủ hiến tặng để ghép thận, đồng thời loại bỏ cả hai quả thận của con khỉ nhận «quà tặng».Cần lưu ý rằng trong vòng 5 tháng sau khi cấy ghép, thận lợn được cấy ghép ở khỉ đã hoạt động chức năng hoàn toàn bình thường còn những thông số sinh lý khác nhau nhìn chung đều nằm trong giới hạn chuẩn.Sau đó, trong cơ thể khỉ phát triển protein niệu tiến triển và thải ghép mãn tính do hình thành các kháng thể ngoại sinh mới, ấn phẩm dẫn lời ông Trần Cương làm rõ. Được biết, các nhà khoa học dự định tiếp tục phấn đấu để đạt được tỷ lệ sống sót tốt hơn.
https://kevesko.vn/20241128/cac-nha-khoa-hoc-nga-che-tao-drone-cuu-ho-phong-chong-chay-rung-33198459.html
https://kevesko.vn/20241128/cac-nha-khoa-hoc-phat-hien-can-cu-bi-mat-cua-my-33181994.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/880/31/8803149_192:0:2923:2048_1920x0_80_0_0_2629e82b8273eb3d7ca79bbb582debd8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung quốc, lợn, báo chí thế giới, thế giới, con khỉ, nhà khoa học, khoa học
trung quốc, lợn, báo chí thế giới, thế giới, con khỉ, nhà khoa học, khoa học
Bước đột phá của các nhà khoa học Trung Quốc: Cấy ghép thận lợn biến đổi gen cho khỉ
Một quả thận của lợn biến đổi gen (GMO) đã được các nhà khoa học Trung Quốc cấy ghép sang cho cá thể khỉ và không xuất hiện phản ứng từ chối trong 184 ngày đêm, đánh dấu bước đột phá trong phương pháp xenotransplant-cấy ghép giữa các loài ở Trung Quốc, tờ Global Times đưa tin dẫn nguồn từ công bố về nghiên cứu.
Như báo cho biết, nhóm nghiên cứu về cấy ghép nội tạng từ Bệnh viện Thông Tế thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở thành phố Vũ Hán đã đạt được thành tựu có tính đột phá lớn - quả thận cấy ghép từ một con lợn biến đổi gen đã sống sót trong cơ thể của một con khỉ trong 184 ngày, là kỷ lục chưa từng có.
Ấn phẩm lưu ý: “Điều đó đánh dấu bước đi đầu tiên hướng tới việc thành công cấy ghép giữa các loài-xenotransplant ở Trung Quốc”, tờ báo đánh giá.
Có thông báo rằng trước đây, trong các thử nghiệm liên quan đến lợn biến đổi gen và loài linh trưởng không phải người, các nhà khoa học đã gặp khó khăn trong việc đạt được sự sống sót lâu dài khi cấy ghép thận lợn vào khỉ và điều này là trở ngại lớn cho việc tiến tới giai đoạn thử nghiệm lâm sàng của cấy ghép thận giữa các loài dị biệt ở Trung Quốc.
“Ông Trần Cương lãnh đạo nhóm nghiên cứu giải thích rằng khi thử nghiệm phương pháp ghép cấy ghép giữa các loài-xenotransplant trên động vật, khả năng sống sót sau 180 ngày được coi là tiêu chí thành tựu về khả năng sống sót lâu dài”, tờ báo cho biết.
Nhà khoa học cũng nói rằng, trên thế giới hiện mới ghi nhận khoảng 20 trường hợp sống sót lâu dài sau khi ghép thận lợn biến đổi gen cho khỉ, còn Hoa Kỳ là nước tiên phong trong việc tiến hành thử nghiệm lâm sàng ghép thận lợn cho bệnh nhân mắc bệnh urê huyết.
Như bài viết làm rõ, trong các thử nghiệm của họ,
các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng lợn âm tính với pCMV với bốn biến đổi gen (GTKO/β4GalNT2KO/hCD55/hTBM) làm chủ hiến tặng để ghép thận, đồng thời loại bỏ cả hai quả thận của con khỉ nhận «quà tặng».
“Nhờ những cải tiến trong sơ đồ điều trị ức chế miễn dịch, quả thận được ghép đã có thể sống sót trong 184 ngày”, ấn phẩm trích dẫn thông cáo báo chí.
Cần lưu ý rằng trong vòng 5 tháng sau khi
cấy ghép, thận lợn được cấy ghép ở khỉ đã hoạt động chức năng hoàn toàn bình thường còn những thông số sinh lý khác nhau nhìn chung đều nằm trong giới hạn chuẩn.
Sau đó, trong cơ thể khỉ phát triển protein niệu tiến triển và thải ghép mãn tính do hình thành các kháng thể ngoại sinh mới, ấn phẩm dẫn lời ông Trần Cương làm rõ. Được biết, các nhà khoa học dự định tiếp tục phấn đấu để đạt được tỷ lệ sống sót tốt hơn.