Ngôi sao mới nổi ngành bán dẫn – Việt Nam không thể mãi là nước gia công

© Fotolia / Olexandrkhoa học
khoa học  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2024
Đăng ký
Nếu không muốn cứ mãi là nước gia công, Việt Nam cần làm chủ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử - theo ông Nguyễn Khắc Lịch - Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT-TT, Bộ Thông tin & Truyền thông.
Đánh giá Việt Nam là ngôi sao mới nổi trong ngành bán dẫn toàn cầu, nhiều chuyên gia tin rằng, việc các ông lớn FDI công nghệ có mặt tại Việt Nam đã góp phần củng cố thêm vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Ngôi sao mới nổi”

Sáng 3/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Chiến lược công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội”.
Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới ngày càng phức tạp, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm bán dẫn tiềm năng.
Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất bán dẫn quốc tế, như Samsung, Intel và LG để thiết lập các cơ sở sản xuất và nghiên cứu.
Thời gian gần đây Việt Nam cũng đã tiếp đón nhiều các tập đoàn công nghệ lớn như Nvidia, Apple, SpaceX, Qorvo, Marvell, Intel... đến nghiên cứu và triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn và AI, để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, AI tại Việt Nam.
Cùng với chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, vị thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang dần được cải thiện và phát triển.
Công việc tại nhà máy sản xuất semiconductor ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2024
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nóng lòng muốn đơn giản hoá thủ tục cho nhà đầu tư ngành bán dẫn
Tại phiên thảo luận, bà Linda Tan, Chủ tịch SEMI Đông Nam Á, gọi Việt Nam là ngôi sao mới nổi trong ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu khi trong năm 2024, doanh thu của lĩnh vực này ước đạt 18,23 tỷ USD, tăng trưởng 11,48% so với cùng kỳ.
Chuyên gia đánh giá cao những chiến lược cụ thể tham vọng trong ngắn hạn cũng như dài hạn với 3 giai đoạn cho đến năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đề ra.
Bà Linda Tan phân tích những lợi thế to lớn của Việt Nam là vị trí chiến lược, với tuyến đường thủy có thể tiếp cận tới cả khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, dân số trẻ và nguồn lực có tiềm năng trong ngành công nghệ thông tin.
“Không chỉ vậy, các doanh nghiệp FDI đóng vai trò lớn trong thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Các ông lớn như Samsung, Amkor, Intel, Marvell, Infineon... đã hiện diện tại đây làm tăng sút hút cho thị trường, củng cố thêm vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, - Chủ tịch SEMI Đông Nam Á nhấn mạnh.

Việt Nam sẽ tập trung theo hướng sản xuất chip chuyên dụng

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, với nguồn lực còn hạn chế, các doanh nghiệp định hướng tập trung phát triển trong lĩnh vực thiết kế chip bán dẫn và đóng gói kiểm thử sản phẩm. Phần sản xuất chip bán dẫn đòi hỏi nhiều nguồn lực mà Việt Nam chưa có điều kiện cạnh tranh.
Ngoài ra, Việt Nam ước tính sẽ cần đầu tư ít nhất 1 tỷ USD cho một nhà máy quy mô nhỏ, chất lượng cao, giải quyết được nhu cầu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip bán dẫn, giúp Việt Nam đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ nay cho tới năm 2030.
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt, hỗ trợ đầu tư tài chính, với ước tính nguồn lực từ 80-200 nhà cung cấp trên thế giới để xây nhà máy.
“Chính phủ đã có kế hoạch cho việc này”, - ông nói.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư tham quan các gian hãng tại Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Vietnam 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2024
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức triển lãm bán dẫn mô hình quốc tế
Ngoài ra, còn mục tiêu “phải làm chủ thiết kế, biến Việt Nam thành trung tâm phát triển nghiên cứu toàn cầu”. Do đó, Chính phủ cũng khuyến khích việc thành lập các trung tâm R&D, không chỉ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà khối tư nhân đều được tạo điều kiện tham gia.
Đây là một trong 8 nhiệm vụ đột phá thuộc Chiến lược đề ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Ông Lịch cũng đề cập tới công thức C= SET +1 của Việt Nam - xương sống cho con đường phát triển trong lĩnh vực này.
Việt Nam sẽ tập trung theo hướng sản xuất chip (C) chuyên dụng – Specialized (S), phát triển ngành công nghiệp điện tử song hành với ngành phát triển chip – (E) Electronics, theo đó thông minh hóa các sản phẩm và để làm được điều đó trọng tâm là phát triển đội ngũ nguồn nhân lực và nhân tài - Talent (T).
Đồng thời cũng đón đầu xu hướng dịch chuyển X+1, tạo điều kiện để Việt Nam nổi lên là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2023
Việt Nam có thể sản xuất chip bán dẫn chuyên biệt
Để tham gia vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Việt Nam không thể đi theo ngành công nghiệp điện tử truyền thống mà cần phát triển ngành công nghiệp điện tử thế hệ mới song hành với ngành công nghiệp bán dẫn. Đó chính là AI hóa tất cả thiết bị điện tử gia dụng và chuyên dụng truyền thống.
“Việt Nam cần làm chủ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử, nếu không muốn trở thành một đất nước gia công, trong đó phát huy lợi thế địa chính trị, đi theo xu hướng đầu tư, chú trọng đến phát triển hạ tầng điện, nước cũng như có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ”, - ông Nguyễn Khắc Lịch nhấn mạnh.
Nêu khuyến nghị, ông Nguyễn Trần Thuật, nhà sáng lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn InfraSen, Phó Giám đốc Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, Việt Nam có thể theo chiến lược phát triển doanh nghiệp làm thuê thiết kế chip bán dẫn, tham gia vào thị trường ngách sản xuất sản phẩm chip bán dẫn và chiến lược làm thuê đóng gói.
“Với nguồn lực hạn chế, Việt Nam tập trung để chuyển dịch tập trung đầu tư cho phần đầu (thiết kế vi mạch), phần cuối (kiểm thử đóng gói) hơn là phần sản xuất chip bán dẫn”, - chuyên gia nêu ý kiến.

Biến Việt Nam trở thanh trung tâm nhân lực toàn cầu về bán dẫn

Trước mắt, Việt Nam cần có một nhà máy chế tạo chip, quy mô nhỏ nhưng có công nghệ cao để giải quyết nhu cầu trong nước, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời đảm bảo an ninh, quốc phòng trong trường hợp đứt gãy chuỗi cung ứng.
Để phát triển công nghiệp bán dẫn về lâu dài, Việt Nam cần giải bài toán về nhân lực.
Ước tính, đến năm 2030, Việt Nam cần 50.000 kỹ sư, cử nhân và đến năm 2040 cần 100.000 nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.
“Chúng ta cần biến Việt Nam trở thanh trung tâm nhân lực toàn cầu về bán dẫn”, - ông nói.
Để đạt được số lượng nhân lực này, Việt Nam xác định sẽ tập trung đào tạo lại (reskill) và đào tạo nâng cao (upskill) từ nguồn nhân lực sẵn có, dồi dào là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, cùng lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM.
Microchip  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2024
Mỹ quay sang quan tâm ngành chip bán dẫn của Việt Nam
Ngoài ra,Việt Nam hướng đến phát triển nguồn nhân lực theo hình thức thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn thông qua việc phát triển các trung tâm dữ liệu, hệ thống siêu máy tính phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử và các công nghệ số mới, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.
Nhà nước cũng hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu; xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, chuyên gia cao cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước; nâng cao kết nối chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế để hình thành mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn; thúc đẩy ký kết về nhu cầu nhân lực giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp bán dẫn, điện tử.

Điểm đến lý tưởng

Là quốc gia nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam dễ dàng kết nối với các thị trường lớn trong khu vực như: Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Về lợi thế này, theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Trần Quang, Việt Nam có thể trở thành điểm lý tưởng để thiết lập cơ sở sản xuất và phân phối bán dẫn cho khu vực.
Ngoài ra, với vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Quốc và gần Ấn Độ - 2 thị trường lớn với nhu cầu cao về sản phẩm công nghệ, Việt Nam có thể tận dụng để mở rộng xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các công ty muốn tiếp cận những thị trường này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan trưng bày sản phẩm công nghệ cao của Tập đoàn Viettel. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Viettel được yêu cầu sản xuất chip bán dẫn sau khi làm chủ một số công nghệ lõi
Tuy nhiên, để thu hút được đầu tư về bán dẫn, Việt Nam phải cải thiện cơ sở hạ tầng và logistics để hỗ trợ các ngành công nghiệp nói chung và đặc biệt là ngành bán dẫn.
Để thu hút được các đầu tư FDI cho bán dẫn, ông Nguyễn Trần Quang cho biết, hiện Hà Nội đang hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích thu hút đầu tư công nghệ cao, giá trị gia tăng cao.
Hà Nội cũng tập trung cho cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, chú trọng phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt các khu công nghệ thông tin, khu công nghệ cao, thúc đẩy hợp tác quốc tế…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала