Cuộc đua thu hút nhân sự IT: Khu vực nhà nước cần làm gì để không bị bỏ lại?

© iStock.com / DragonImagesLàm việc trên máy tính
Làm việc trên máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2024
Đăng ký
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên 4.0 với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhân sự IT trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và năng động. Tuy nhiên, một thực trạng đáng chú ý hiện nay là hầu hết nhân sự IT lại chọn làm việc cho các công ty FDI thay vì khu vực nhà nước. Điều gì đang khiến IT Việt "lãnh đạm" với khu vực công?

‘Chảy máu’ nhân sự về khu vực tư nhân

Nhân sự IT hiện nay ngày càng ít hứng thú với các công việc thuộc khu vực công. Dù môi trường này mang lại sự ổn định và chế độ phúc lợi, nhưng phần lớn họ vẫn ưu tiên lựa chọn khu vực tư nhân.
Trao đổi với Sputnik, anh Lưu Đức Thiên, một lập trình viên 26 tuổi tại TP. HCM cho biết, sau khi du học tại New Zealand, anh chọn một công ty công nghệ nước ngoài để làm việc.

"Môi trường làm việc tại các cơ quan nhà nước thường chậm chạp và thiếu sự đổi mới. Tôi muốn thử thách bản thân và phát triển nghề nghiệp, mà ở đó, mọi thứ đều bị ràng buộc bởi quy trình", anh Thiên chia sẻ.

Anh Thiên cho biết thêm, rằng các công ty FDI không chỉ cung cấp môi trường sáng tạo mà còn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn.
Làm việc trên máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2024
Việt Nam có Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử “rất cao”
Về phần mình, một chuyên gia tuyển dụng trong ngành công nghệ thông tin, nhận định với Sputnik:

"Chế độ đãi ngộ tại khu vực nhà nước không thể so sánh với các công ty tư nhân hay FDI. Mức lương thấp, ít phúc lợi và không có cơ hội thăng tiến rõ ràng là những lý do chính khiến nhân sự IT ngại ngần".

Theo các số liệu hiện có, mức lương của lập trình viên tại khu vực nhà nước chỉ bằng khoảng 60% so với khu vực tư nhân. Cụ thể, mức lương trung bình cho lập trình viên tại khu vực tư nhân dao động từ 15.000.000 đến 26.300.000 đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương tại khu vực nhà nước thường chỉ đạt khoảng 9.000.000 đến 15.000.000 đồng/tháng.

“Điều này cho thấy rằng khu vực tư nhân không chỉ trả lương cao hơn mà còn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn cho lập trình viên", chuyên gia nhân sự trên nhấn mạnh.

Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC – CEO Summit - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2024
Đề xuất của Việt Nam về chuyển đổi số được đánh giá cao tại APEC
Mặc dù, khu vực nhà nước hiện đang nỗ lực đưa công nghệ vào quản lý nhưng vẫn còn nhiều rào cản về quy trình và tư duy. Quỳnh Thơ, nhân sự IT tại một công ty công nghệ khác tại Hà Nội, cho biết:

“Các công ty tư nhân, đặc biệt là các startup công nghệ, lại có môi trường làm việc linh hoạt và cho phép làm việc từ xa. Khu vực công thì thiếu điều đó. Nhân sự IT thường mong muốn được làm việc từ xa, với 4-5 ngày làm việc mỗi tuần, tổng thời gian không quá 40 giờ. Việc không có cơ hội làm việc từ xa khiến tôi cảm thấy không đủ linh hoạt và khó mà cân bằng giữa công việc và cuộc sống".

Ngoài ra, một số báo cáo cũng chỉ ra rằng mức lương trung bình hàng tháng của các kỹ sư IT tại Việt Nam vào năm 2024 ước tính dao động từ 1.100 đến 3.000 USD (khoảng 27 đến 73 triệu đồng), cho thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2024
Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP.HCM

Tác động kinh tế của thiếu hụt nhân sự IT tại khu vực nhà nước

Thiếu hụt nhân sự IT giỏi không chỉ là vấn đề của riêng khu vực nhà nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của cả nước. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, đòi hỏi nguồn nhân lực công nghệ thông tin dồi dào và chất lượng cao. Một chuyên gia kinh tế phân tích với Sputnik:

“Thiếu nhân lực IT giỏi trong khu vực công sẽ cản trở quá trình phát triển công nghệ, làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, việc chảy máu chất xám sang các công ty tư nhân và nước ngoài gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm chậm quá trình phát triển công nghệ trong nước. Quan trọng hơn nữa, thiếu nhân lực IT giỏi sẽ khiến quá trình chuyển đổi số của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả của các chính sách và chương trình phát triển kinh tế số".

Bùi Tuấn Tài, cậu bé nhặt tôm ở chợ Long Biên, vượt khó trở thành lập trình viên tại công ty công nghệ đa quốc gia - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2024
Chuyện đáng kinh ngạc
Hành trình phi thường của cậu bé nhặt tôm rơi ở chợ Long Biên
Chuyên gia trên cho rằng, thu hút và giữ chân nhân tài IT là một nhiệm vụ cấp bách đối với Việt Nam.

"Tăng lương cơ bản cho nhân viên IT lên mức bằng 80% so với mức lương trung bình của khu vực tư nhân cùng chuyên môn trong vòng 3 năm tới. Cung cấp các khoản trợ cấp nhà ở, học phí cho con cái, hoặc hỗ trợ vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Càng cụ thể, càng thuyết phục".

Trí tuệ nhân tạo (AI) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2023
AI đang “cướp việc” của nhân sự IT Việt?
Chuyên gia trên khuyến nghị, Việt Nam nên học hỏi phương pháp quản lý nhân sự hiện đại của các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia hay Nhật Bản.

“Việc áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại như Agile, Scrum, hoặc mô hình làm việc linh hoạt (remote work, giờ làm việc linh hoạt) trong các dự án công nghệ thông tin của các bộ, ngành. Thành lập các nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, cho phép nhân viên tham gia vào các dự án nghiên cứu đột phá. Khu vực nhà nước nên hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa học chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin như AWS, Google Cloud, hay Microsoft Azure v.v. Cũng có thể tính tới thiết lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ, cho phép các cá nhân và nhóm nghiên cứu đề xuất các dự án và nhận được tài trợ", chuyên gia trên nhấn mạnh.

Chỉ khi khu vực nhà nước có những thay đổi mạnh mẽ về chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc và đầu tư vào đào tạo, thì mới có thể cạnh tranh được với khu vực tư nhân và thu hút được những người tài năng nhất về phục vụ đất nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала