https://kevesko.vn/20241208/viet-nam-la-quoc-gia-quan-trong-33387185.html
Việt Nam là quốc gia quan trọng
Việt Nam là quốc gia quan trọng
Sputnik Việt Nam
Cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ S.D. Pradhan cho rằng, Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. 08.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-08T22:34+0700
2024-12-08T22:34+0700
2024-12-08T22:34+0700
việt nam
ấn độ
kinh tế
thế giới
chính trị
thông tin
tô lâm
gdp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/03/13559997_0:320:3072:2048_1920x0_80_0_0_0f6e8c103531a9ec0c255133e8a15a3e.jpg
Nói với TTXVN, ông Pradhan cho rằng Việt Nam đã trải qua một năm 2024 vô cùng ấn tượng, đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và quốc phòng.Kinh tế gây kinh ngạcÔng Pradhan nhận định, trong năm 2024, Việt Nam đã nâng cao vị thế trên toàn cầu và nổi lên như một trong những quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới.Theo ông, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, trong đó nổi bật nhất là 3 lĩnh vực: Kinh tế, ngoại giao và quốc phòng.Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt gần 7%, con số đáng kinh ngạc trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới không thuận lợi hiện nay. GDP của Việt Nam đến cuối năm nay dự kiến đạt khoảng 469 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.649 USD.Ông Pradhan cho rằng, có 4 yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt được kết quả trên, bao gồm: (1) cải cách kinh tế táo bạo; (2) tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các công ty chuyển dịch cơ sở sản xuất; (3) xây dựng lực lượng lao động lành nghề; (4) hội nhập với các hoạt động thương mại và sản xuất toàn cầu.Ông cũng lưu ý ảnh hưởng tích cực từ việc tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển, làm cho mức tiêu dùng nội địa cao hơn và thúc đẩy các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản và dịch vụ.Chuyên gia cho rằng, một khía cạnh quan trọng góp phần phát triển kinh tế Việt Nam là sự kiên quyết trong đối phó với tham nhũng. Theo đó, Việt Nam đã trở thành hình mẫu về tăng trưởng kinh tế, được cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công nhận.Thêm bạn, bớt thùVề ngoại giao, Việt Nam tiếp tục duy trì bản sắc “Ngoại giao cây tre” do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã phát triển quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Nhật Bản. Hàn Quốc, Australia, Pháp và Malaysia. Trước đó, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.Sau khi được bầu giữ cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã tiếp tục phát huy đường lối của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong vài tháng qua, Việt Nam đã ký kết quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Pháp và Malaysia. Điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đang đi theo đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “thêm bạn, bớt thù”.Đặc biệt, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới. Cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ đánh giá rất cao quan điểm này.Để duy trì đà phát triển năm 2024 và đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong năm 2025, ông Pradhan cho rằng Việt Nam cần tiếp tục các chính sách trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, đồng thời chú trọng hơn đến khía cạnh an ninh.Trong lĩnh vực kinh tế, áp lực phải đặt vào năng lượng tái tạo và tạo ra các trung tâm giao dịch bằng cách phát triển các cảng. Chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam nên quan tâm đến nguồn lợi từ sông Mekong, cũng như tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
https://kevesko.vn/20241207/carl-thayer-binh-luan-bat-ngo-ve-viet-nam-33374045.html
https://kevesko.vn/20241206/kha-nang-viet-nam-dat-moc-xuat-khau-400-ty-usd-trong-nam-nay-la-rat-lon-33360415.html
ấn độ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/03/13559997_341:0:3072:2048_1920x0_80_0_0_a72612c0d9f6f6c62af67667c9997590.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ấn độ, kinh tế, thế giới, chính trị, thông tin, tô lâm, gdp
việt nam, ấn độ, kinh tế, thế giới, chính trị, thông tin, tô lâm, gdp
Việt Nam là quốc gia quan trọng
Cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ S.D. Pradhan cho rằng, Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới.
Nói với TTXVN, ông Pradhan cho rằng Việt Nam đã trải qua một năm 2024 vô cùng ấn tượng, đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và quốc phòng.
Ông Pradhan nhận định, trong năm 2024,
Việt Nam đã nâng cao vị thế trên toàn cầu và nổi lên như một trong những quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới.
Theo ông, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, trong đó nổi bật nhất là 3 lĩnh vực: Kinh tế, ngoại giao và quốc phòng.
7 Tháng Mười Hai 2024, 18:13
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt gần 7%, con số đáng kinh ngạc trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới không thuận lợi hiện nay. GDP của Việt Nam đến cuối năm nay dự kiến đạt khoảng 469 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.649 USD.
Ông Pradhan cho rằng, có 4 yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt được kết quả trên, bao gồm: (1) cải cách kinh tế táo bạo; (2) tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các công ty chuyển dịch cơ sở sản xuất; (3) xây dựng lực lượng lao động lành nghề; (4) hội nhập với các hoạt động thương mại và sản xuất toàn cầu.
Ông cũng lưu ý ảnh hưởng tích cực từ việc tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển, làm cho mức tiêu dùng nội địa cao hơn và thúc đẩy các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản và dịch vụ.
Chuyên gia cho rằng, một khía cạnh quan trọng góp phần phát triển kinh tế Việt Nam là sự kiên quyết trong đối phó với tham nhũng. Theo đó, Việt Nam đã trở thành hình mẫu về tăng trưởng kinh tế, được cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công nhận.
Về ngoại giao, Việt Nam tiếp tục duy trì bản sắc “Ngoại giao cây tre” do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã phát triển quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Nhật Bản.
Hàn Quốc, Australia, Pháp và Malaysia. Trước đó, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Sau khi được bầu giữ cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã tiếp tục phát huy đường lối của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong vài tháng qua, Việt Nam đã ký kết quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Pháp và Malaysia. Điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đang đi theo đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “thêm bạn, bớt thù”.
6 Tháng Mười Hai 2024, 17:34
Đặc biệt, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới. Cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ đánh giá rất cao quan điểm này.
Để duy trì đà phát triển năm 2024 và đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong năm 2025, ông Pradhan cho rằng Việt Nam cần tiếp tục các chính sách trong lĩnh vực
kinh tế và ngoại giao, đồng thời chú trọng hơn đến khía cạnh an ninh.
Trong lĩnh vực kinh tế, áp lực phải đặt vào năng lượng tái tạo và tạo ra các trung tâm giao dịch bằng cách phát triển các cảng. Chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam nên quan tâm đến nguồn lợi từ sông Mekong, cũng như tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.