https://kevesko.vn/20241212/gdp-cua-viet-nam-duoc-du-bao-se-tang-truong-manh-67-vao-nam-2025-33500376.html
GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025
GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025
Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Standard Chartered mới đây đưa ra dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so... 12.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-12T19:45+0700
2024-12-12T19:45+0700
2024-12-12T19:49+0700
việt nam
thông tin
kinh tế
ngân hàng nhà nước
ngân hàng
ngân hàng nhà nước vn
gdp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/1b/26131368_0:0:1500:844_1920x0_80_0_0_d1e4fffebdc484a18c1948d7768408e8.jpg
Theo nhận định từ chuyên gia của Standard Chartered, đồng USD dự kiến sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm 2025, khi các chính sách thuế quan và biện pháp tài khóa dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump lần hai (Trump 2.0) dần được làm rõ và đi vào thực thi. Tình trạng lạm phát kéo dài kết hợp với các yếu tố mang tính cấu trúc như hiệu quả kinh tế sẽ tác động đáng kể đến thị trường ngoại hối, trong đó chênh lệch tỷ giá là động lực chính. Xét về dài hạn, tính bền vững của những biện pháp kích thích kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng USD. Trong trường hợp bất ổn kéo dài, cả nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tìm đến các tài sản có khả năng chống chịu với lạm phát. Tuy nhiên, đồng USD có thể trải qua giai đoạn suy yếu vào đầu năm 2025 do việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục cắt giảm lãi suất và môi trường chính sách thiếu ổn định. Những tác động kéo dài từ việc tăng lãi suất trước đó và sự mạnh lên của đồng USD từ tháng 10/2024 cũng có thể gây thêm áp lực cho đồng tiền này. Động thái cắt giảm lãi suất gần đây của Fed được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các đồng tiền châu Á, trong đó có VND. Dẫu vậy, số liệu kinh tế Mỹ khả quan hơn mong đợi đã gia tăng áp lực lên thị trường ngoại hối châu Á. Các yếu tố như bất ổn trong chính sách thương mại và các biện pháp tiềm ẩn nguy cơ lạm phát dưới thời Tổng thống Trump có thể làm giảm mức độ ổn định của chính sách tiền tệ tại khu vực. Theo chuyên gia kinh tế của Standard Chartered, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực. Xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhóm hàng điện tử, tiếp tục phục hồi, trong khi sản xuất tăng trưởng ổn định. Cùng với đó, chính sách tiền tệ phù hợp đã hỗ trợ nền kinh tế ngay từ đầu năm. Đồng thời, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, phản ánh niềm tin của nhà đầu tư đối với triển vọng kinh tế của quốc gia.Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế khu vực Thái Lan và Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered nói:
https://kevesko.vn/20241127/viet-nam-giuc-my-som-cong-nhan-nen-kinh-te-thi-truong-33162788.html
https://kevesko.vn/20241116/viet-nam-du-suc-tang-truong-7-nam-2025-32965534.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/1b/26131368_167:0:1500:1000_1920x0_80_0_0_53b77a953e306b072190606ad50c4b26.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, kinh tế, ngân hàng nhà nước, ngân hàng, ngân hàng nhà nước vn, gdp
việt nam, thông tin, kinh tế, ngân hàng nhà nước, ngân hàng, ngân hàng nhà nước vn, gdp
GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025
19:45 12.12.2024 (Đã cập nhật: 19:49 12.12.2024) Ngân hàng Standard Chartered mới đây đưa ra dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và ở mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Theo nhận định từ chuyên gia của
Standard Chartered, đồng USD dự kiến sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm 2025, khi các chính sách thuế quan và biện pháp tài khóa dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump lần hai (Trump 2.0) dần được làm rõ và đi vào thực thi. Tình trạng lạm phát kéo dài kết hợp với các yếu tố mang tính cấu trúc như hiệu quả kinh tế sẽ tác động đáng kể đến thị trường ngoại hối, trong đó chênh lệch tỷ giá là động lực chính.
Xét về dài hạn, tính bền vững của những biện pháp kích thích
kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng USD. Trong trường hợp bất ổn kéo dài, cả nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tìm đến các tài sản có khả năng chống chịu với lạm phát.
27 Tháng Mười Một 2024, 14:43
Tuy nhiên, đồng USD có thể trải qua giai đoạn suy yếu vào đầu năm 2025 do việc
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục cắt giảm lãi suất và môi trường chính sách thiếu ổn định. Những tác động kéo dài từ việc tăng lãi suất trước đó và sự mạnh lên của đồng USD từ tháng 10/2024 cũng có thể gây thêm áp lực cho đồng tiền này.
Động thái cắt giảm lãi suất gần đây của Fed được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các đồng tiền châu Á, trong đó có VND. Dẫu vậy, số liệu kinh tế Mỹ khả quan hơn mong đợi đã gia tăng áp lực lên thị trường ngoại hối châu Á. Các yếu tố như bất ổn trong chính sách thương mại và các biện pháp tiềm ẩn nguy cơ lạm phát dưới thời Tổng thống Trump có thể làm giảm mức độ ổn định của chính sách tiền tệ tại khu vực.
Theo chuyên gia kinh tế của Standard Chartered, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực. Xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhóm hàng điện tử, tiếp tục phục hồi, trong khi sản xuất tăng trưởng ổn định. Cùng với đó,
chính sách tiền tệ phù hợp đã hỗ trợ nền kinh tế ngay từ đầu năm. Đồng thời, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, phản ánh niềm tin của nhà đầu tư đối với triển vọng kinh tế của quốc gia.
16 Tháng Mười Một 2024, 22:32
Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế khu vực Thái Lan và Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered nói:
"Chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025. Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ từ việc Chính phủ đang hỗ trợ cho mức lãi suất thấp trong hiện tại. Lạm phát có thể tăng trở lại bắt đầu từ quý II/2025. Do đó, chúng tôi kỳ vọng lãi suất sẽ trở lại bình thường trong quý II. Các động thái của Fed cũng sẽ là yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến các quyết định chính sách tiền tệ của Việt Nam. Lãi suất đồng USD thấp hơn có thể giúp giảm dòng vốn chảy ra nước ngoài, trong khi thặng dư thương mại bền vững cùng nguồn thu ngoại tệ mạnh mẽ từ ngành du lịch sẽ hỗ trợ đồng VND; tuy nhiên, dự trữ ngoại tệ thanh toán nhập khẩu thấp vẫn là một thách thức.”