https://kevesko.vn/20241218/ngon-gio-dong-va-du-bao-bat-ngo-ve-kinh-te-viet-nam-33628382.html
‘Ngọn gió đông’ và dự báo bất ngờ về kinh tế Việt Nam
‘Ngọn gió đông’ và dự báo bất ngờ về kinh tế Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Oxford Economics vừa đưa ra dự báo mới nhất cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao hơn so với nhóm 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN (ASEAN-6) những những... 18.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-18T22:31+0700
2024-12-18T22:31+0700
2024-12-18T22:31+0700
tổng kết 2024 và dự báo 2025
việt nam
kinh tế
gdp
thế giới
fdi
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/07/13602530_0:0:1920:1080_1920x0_80_0_0_6ac009dda5b75c0a2ff300b665f77eb7.jpg
Đơn vị này chỉ ra nhiều động lực tăng trưởng của Việt Nam và đặc biệt lưu ý về tiềm năng rộng mở với “những ngọn gió đông” trong ngành sản xuất chip bán dẫn, AI.Tăng trưởng GDP Việt Nam vượt trội ASEAN-6Tổ chức có mối liên hệ với Trường Kinh doanh thuộc Đại học Oxford - Oxford Economics nhận định, GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% năm 2024 và 6,5% cho năm 2025 nhờ vào ngành chế biến chế tạo vững chắc và nhu cầu trong nước phục hồi nhanh.Động lực tăng trưởng của yếu của Việt Nam trong năm tới vẫn sẽ là xuất khẩu hàng chế biến chế tạo.Khu vực trong nước gồm tiêu dùng tư nhân và doanh nghiệp nội, đang phục hồi chắc chắn.Ở phía tiêu dùng, triển vọng vẫn sáng. Tăng trưởng tiêu dùng đã quay về mức trước COVID. Điều này nhờ vào tăng trưởng lương trong năm 2025, chủ yếu trong khu vực FDI. Năm 2022, người lao động trong khu vực FDI nhận lương cao hơn khu vực phi nhà nước 14%.Ngành du lịch cũng là một động lực quan trọng, dù mức độ đóng góp có thể ít hơn năm 2024. Trong năm 2023, ngành du lịch chiếm 6,6% GDP danh nghĩa. Ở châu Á, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn thứ hai từ du lịch trong năm nay, chỉ sau Nhật Bản.Hiệu ứng gia tăng từ thu nhập liên quan đến du lịch sẽ giúp tiêu dùng trong nước tăng theo.Bên cạnh đó, Việt Nam còn được biết đến là trung tâm đóng gói, kiểm thử (APT) của ngành chip bán dẫn. Trong đó có 2 nhà máy tiêu biểu thuộc Intel và Amkor Technology.Oxford Economics đánh giá, nhu cầu chip toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm tới nhưng vẫn đóng vai trò tích cực.Việc tích trữ sau giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng đã làm tăng dư thừa tồn kho và nhu cầu trong các mảng ô tô, điện thoại và máy tính yếu đi.Chỉ số xuất khẩu chip tại châu Á cho thấy tốc độ tăng trưởng khối lượng xuất khẩu chip chậm lại từ đầu năm nay.Tại Việt Nam, điều này được thể hiện ở sản lượng linh kiện điện tử giảm từ giữa năm 2024 và sản lượng các phụ kiện liên quan ngành điện tử cũng không còn nổi trội.Những ngọn gió đôngSang năm 2025, sẽ có những “cơn gió đông” cho ngành chế biến chế tạo. Đó là những lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) như tăng đầu tư cho trung tâm dữ liệu trên toàn cầu.Các mặt hàng xuất khẩu lớn khác như máy móc và thiết bị điện, dệt may, và nông sản được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng.Một “cú huých” nữa là việc đẩy nhanh các đơn hàng xuất khẩu vào năm tới do lo ngại thuế quan tăng, góp phần bù đắp cho nhu cầu hàng điện tử suy yếu trong ngắn hạn.FDI ổn địnhTheo quan sát của Oxford Economics, tăng trưởng về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục được duy trì, dù tốc độ có chậm lại.Dòng vốn FDI trong năm nay sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nội trong ngắn hạn. Oxford Economics kỳ vọng tăng trưởng đầu tư trong năm tới đạt mức 7,2%, cao hơn mức 6,9% được dự báo cho năm nay.Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước, và Oxford Economics dự báo dòng vốn FDI hiện này sẽ tiếp tục hỗ trợ đà tăng của xuất khẩu, do lo ngại hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ bị áp thuế cao.Tổ chức này cũng cho biết, dòng vốn FDI vào Việt Nam đầu năm sau có thể chậm lại do sự bất định về việc Mỹ có áp thuế đối với hàng hóa từ Việt Nam hay không.Nếu có, một thuế suất 10% sẽ được áp dụng đối với ô tô, kim loại, pin năng lượng mặt trời.Cạnh đó, trong năm 2025, sẽ chưa có tác động tiêu cực từ thuế của Mỹ do có độ trễ nhất định từ khi tuyên bố áp thuế cho đến khi thực thi.Những tác động từ thuế quan có thể chỉ xuất hiện từ năm 2026, nhưng nền tảng sản xuất mạnh mẽ của Việt Nam sẽ giúp Việt Nam có khả năng phục hồi khá.Dự báo lạc quan của Oxford Economics tương đồng với một số tổ chức, định chế tài chính quốc tế khác.Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trước đó đã nâng dự báo của Việt Nam lên 6,4% trong năm nay và 6,6% trong năm 2025.HSBC cũng tin tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7% và 6,5% cho năm 2025, cao nhất trong nhóm ASEAN-6.Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025. Trong khi đó, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6% trong năm 2025 cao nhất ASEAN-6.
https://kevesko.vn/20241217/viet-nam-vao-top-cac-nen-kinh-te-lon-nhat-chau-a-33600083.html
https://kevesko.vn/20241021/phuong-tay-bat-dau-thay-doi-cach-nhin-ve-tu-do-kinh-te-o-viet-nam--32483333.html
https://kevesko.vn/20241018/du-bao-bat-ngo-ve-kinh-te-viet-nam-32454595.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/07/13602530_110:0:1817:1280_1920x0_80_0_0_017a884613cc757b44c1d2e7010878f3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, gdp, thế giới, fdi
việt nam, kinh tế, gdp, thế giới, fdi
‘Ngọn gió đông’ và dự báo bất ngờ về kinh tế Việt Nam
Oxford Economics vừa đưa ra dự báo mới nhất cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao hơn so với nhóm 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN (ASEAN-6) những những năm tới.
Đơn vị này chỉ ra nhiều động lực tăng trưởng của Việt Nam và đặc biệt lưu ý về tiềm năng rộng mở với “những ngọn gió đông” trong ngành sản xuất chip bán dẫn, AI.
Tăng trưởng GDP Việt Nam vượt trội ASEAN-6
Tổ chức có mối liên hệ với Trường Kinh doanh thuộc Đại học Oxford - Oxford Economics nhận định,
GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% năm 2024 và 6,5% cho năm 2025 nhờ vào ngành chế biến chế tạo vững chắc và nhu cầu trong nước phục hồi nhanh.
Động lực tăng trưởng của yếu của Việt Nam trong năm tới vẫn sẽ là xuất khẩu hàng chế biến chế tạo.
Khu vực trong nước gồm tiêu dùng tư nhân và doanh nghiệp nội, đang phục hồi chắc chắn.
Ở phía tiêu dùng, triển vọng vẫn sáng. Tăng trưởng tiêu dùng đã quay về mức trước COVID. Điều này nhờ vào tăng trưởng lương trong năm 2025, chủ yếu trong khu vực FDI. Năm 2022, người lao động trong khu vực FDI nhận lương cao hơn khu vực phi nhà nước 14%.
Ngành du lịch cũng là một động lực quan trọng, dù mức độ đóng góp có thể ít hơn năm 2024. Trong năm 2023, ngành du lịch chiếm 6,6% GDP danh nghĩa. Ở châu Á, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn thứ hai từ du lịch trong năm nay, chỉ sau Nhật Bản.
Hiệu ứng gia tăng từ thu nhập liên quan đến du lịch sẽ giúp tiêu dùng trong nước tăng theo.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn được biết đến là trung tâm đóng gói, kiểm thử (APT) của ngành chip bán dẫn. Trong đó có 2 nhà máy tiêu biểu thuộc Intel và Amkor Technology.
Oxford Economics đánh giá, nhu cầu chip toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm tới nhưng vẫn đóng vai trò tích cực.
Việc tích trữ sau giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng đã làm tăng dư thừa tồn kho và nhu cầu trong các mảng ô tô, điện thoại và máy tính yếu đi.
Chỉ số xuất khẩu chip tại châu Á cho thấy tốc độ tăng trưởng khối lượng xuất khẩu chip chậm lại từ đầu năm nay.
Tại Việt Nam, điều này được thể hiện ở sản lượng linh kiện điện tử giảm từ giữa năm 2024 và sản lượng các phụ kiện liên quan ngành điện tử cũng không còn nổi trội.
Sang năm 2025, sẽ có những “cơn gió đông” cho ngành chế biến chế tạo. Đó là những lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) như tăng đầu tư cho trung tâm dữ liệu trên toàn cầu.
“Dù chưa sản xuất chip, Việt Nam vẫn được hưởng lợi trong vai trò là trung tâm APT”, - Oxford Economics khẳng định.
Các mặt hàng xuất khẩu lớn khác như máy móc và thiết bị điện, dệt may, và nông sản được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Một “cú huých” nữa là việc đẩy nhanh các đơn hàng xuất khẩu vào năm tới do lo ngại thuế quan tăng, góp phần bù đắp cho nhu cầu hàng điện tử suy yếu trong ngắn hạn.
“Chính sách tài khóa nới lỏng của Mỹ cũng sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong năm sau do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”, - các nhà nghiên cứu thuộc Oxford Economics cho biết.
Theo quan sát của Oxford Economics, tăng trưởng về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục được duy trì, dù tốc độ có chậm lại.
Dòng vốn FDI trong năm nay sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nội trong ngắn hạn. Oxford Economics kỳ vọng tăng trưởng đầu tư trong năm tới đạt mức 7,2%, cao hơn mức 6,9% được dự báo cho năm nay.
Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước, và Oxford Economics dự báo dòng vốn FDI hiện này sẽ tiếp tục hỗ trợ đà tăng của xuất khẩu, do lo ngại hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ bị áp thuế cao.
Tổ chức này cũng cho biết,
dòng vốn FDI vào Việt Nam đầu năm sau có thể chậm lại do sự bất định về việc Mỹ có áp thuế đối với hàng hóa từ Việt Nam hay không.
Nếu có, một thuế suất 10% sẽ được áp dụng đối với ô tô, kim loại, pin năng lượng mặt trời.
Cạnh đó, trong năm 2025, sẽ chưa có tác động tiêu cực từ thuế của Mỹ do có độ trễ nhất định từ khi tuyên bố áp thuế cho đến khi thực thi.
Những tác động từ thuế quan có thể chỉ xuất hiện từ năm 2026, nhưng nền tảng sản xuất mạnh mẽ của Việt Nam sẽ giúp Việt Nam có khả năng phục hồi khá.
“Xét cho cùng, Việt Nam có vị trí chiến lược theo chuỗi giá trị để hưởng lợi nhiều hơn nữa từ chiến lược Trung Quốc + 1”, - đơn vị phân tích nhấn mạnh.
Dự báo lạc quan của Oxford Economics tương đồng với một số tổ chức, định chế tài chính quốc tế khác.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trước đó đã nâng dự báo của Việt Nam lên 6,4% trong năm nay và 6,6% trong năm 2025.
HSBC cũng tin tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7% và 6,5% cho năm 2025, cao nhất trong nhóm ASEAN-6.
Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025. Trong khi đó, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6% trong năm 2025 cao nhất ASEAN-6.