Anh tham gia CPTPP là theo đuổi mục tiêu chống Trung Quốc

© Sputnik / Alexey Filippov / Chuyển đến kho ảnhCác thành phố trên thế giới. London
Các thành phố trên thế giới. London - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2024
Đăng ký
Chủ nhật tuần trước, Vương quốc Anh đã trở thành thành viên đủ quyền của Hiệp định Đối tác Tiến bộ Toàn diện (CPTPP), quan sát viên Piotr Tsvetova của Sputnik thông báo trong bài viết mới.

Quốc gia châu Âu đầu tiên trong Liên minh châu Á-Thái Bình Dương

Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương là hiệp hội kinh tế và thương mại lớn nhất của các nước nằm bên bờ Thái Bình Dương. Thoạt đầu, nó được thành lập với vai trò quyết định của Hoa Kỳ và bao gồm thêm 11 quốc gia nữa, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vào tháng 1/2017, Hoa Kỳ đã rút khỏi tổ chức này nhưng tất cả các nước khác vẫn cam kết thực hiện các văn kiện đã ký và đến năm 2018 ký kết hiệp định mới, bây giờ là Hiệp định Đối tác Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ngày nay, đây là khu vực thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới tính theo GDP, sau NAFTA và EU.
Sau khi rời EU vài năm trước, Vương quốc Anh quyết định tìm kiếm cho mình những đối tác thương mại mới, bao gồm cả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương xa xôi, và nhắm vào CPTPP. Bởi thị trường này trong triển vọng có thể còn lớn hơn cả EU. Sau nhiều năm đàm phán, Vương quốc Anh được chấp nhận gia nhập tổ chức, trở thành thành viên thứ 12 nhưng là quốc gia châu Âu đầu tiên hiện diện trong cơ cấu này.
London, Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2024
Anh vào CPTPP, Việt Nam được lợi
Các chính trị gia Anh đã có nhiều «lời hay ý đẹp» về lợi ích của việc tham gia CPTPP. Bộ trưởng Thương mại Anh Kemi Badenoch tuyên bố rằng tư cách thành viên CPTPP đồng nghĩa với việc liên kết vào "gia đình thương mại tự do năng động nhất hành tinh". Bà lưu ý rằng chỉ đến cuối thập kỷ, khu vực này sẽ là nơi sinh sống của một tỷ người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Và bà hứa rằng các nhà xuất khẩu của Anh sẽ có cơ hội tiếp cận những nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với “nhu cầu rất lớn” đối với hàng hóa của Anh.
Báo chí Anh cũng dẫn ra những ví dụ cụ thể. Chẳng hạn, London sẽ có thể ký kết hiệp định thương mại đầu tiên với Malaysia, có nghĩa là nhập khẩu hàng tiêu dùng - như máy hút bụi - sẽ rẻ hơn, còn xuất khẩu ô tô sẽ tăng lên. Người tiêu dùng ở Anh cũng có thể được hưởng lợi từ “giá nhập khẩu thấp hơn đối với hàng tiêu dùng chất lượng cao như nước ép trái cây từ Chile và Peru, mật ong và sô cô la từ Mexico”.
Vị thế thành viên trong CPTPP cũng sẽ thúc đẩy tăng tốc thương mại kỹ thuật số bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho khâu truyền dữ liệu, cũng như xóa bỏ thuế đối với 99% hàng hóa xuất khẩu từ Anh, kể cả các sản phẩm sữa.

Quan trọng hơn cả là địa chính trị

Tuy nhiên, tính toán của các nhà kinh tế cho biết rằng việc Anh gia nhập khối châu Á - Thái Bình Dương này không mang lại nhiều lợi nhuận. Về lâu dài, tư cách thành viên CPTPP có thể đem lại không quá 2 tỷ bảng mỗi năm, ít hơn 0,1% GDP của Vương quốc. Thêm nữa, ai ai đều biết rằng các quy định của CPTPP hạn chế chủ quyền của các quốc gia thành viên. Ví dụ, họ phải tuân thủ các tòa án quốc tế và cũng như hứng chịu một số hạn chế về những gì doanh nghiệp Nhà nước của họ có thể làm, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, cần đảm bảo tiêu chuẩn môi trường khắt khe và sự bảo vệ nghiêm ngặt đặc biệt về sở hữu trí tuệ.
Hóa ra một trong những lý do khiến chính quyền Anh thấy tấm thẻ thành viên trong CPTPP rất quan trọng lại là vấn đề địa chính trị: London coi đây là cơ hội chiến lược để Anh đóng vai trò đặc biệt trong khu vực mà Trung Quốc thống trị. Một trong những lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, cựu Thủ tướng Liz Truss, đã công khai tuyên bố rằng Anh nên dùng vị thế của mình để ngăn chặn không để Trung Quốc gia nhập tổ chức. Còn Bắc Kinh, như đã rõ, từng không chỉ một lần tuyên bố ý định tham gia CPTPP.
Cung điện Westminster ở London - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2024
Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Anh
Trong phiên bản đầu tiên của TPP, Chính phủ Hoa Kỳ không cho Trung Quốc và Nga tham gia khối này. Bây giờ, thay mặt tập thể phương Tây, Vương quốc Anh sẽ hành động theo chỉ dẫn của Nhà Trắng. London cũng có quan tâm lợi ích riêng là khôi phục vị thế của mình ở châu Á ngang bằng với mức độ thời đế quốc thực dân Anh còn tồn tại. Vì vậy, ngày nay Vương quốc Anh tham gia liên minh quân sự AUKUS với Australia và Hoa Kỳ, gửi tàu chiến tới Biển Đông, mơ ước tạo lập căn cứ quân sự của London ở Singapore hoặc Brunei.
Đây chính là biểu hiện của thực tiễn chủ nghĩa thực dân mới mà ngày nay toàn thể các dân tộc ở châu Á và châu Phi đều lên án.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала