https://kevesko.vn/20241223/y-kien-tu-chuyen-gia-viet-nam-tranh-mo-hinh-song-trung-the-nao-33731935.html
Ý kiến từ chuyên gia: Việt Nam tránh “mô hình song trùng” thế nào?
Ý kiến từ chuyên gia: Việt Nam tránh “mô hình song trùng” thế nào?
Sputnik Việt Nam
GS.TS. Trần Ngọc Anh cho rằng, để nhà nước pháp quyền để tránh song trùng, Việt Nam nên phân định rõ 2 nhóm chức năng: quyết sách chính trị là do Đảng quyết... 23.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-23T17:56+0700
2024-12-23T17:56+0700
2024-12-23T17:56+0700
việt nam
chính trị
thành phố hồ chí minh
đảng cộng sản việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/05/16/051694_0:105:2048:1257_1920x0_80_0_0_19ede0f51ca6eb0feb40584e3ac6f7b3.jpg
Vị giáo sư đến từ Đại học Indiana (Mỹ) cho rằng, lập pháp và tư pháp là 2 trụ cột rất yếu ở Việt Nam. Hai trụ cột này đang có nhiều vùng mờ, khó biết đúng sai. Ông góp ý Đảng có thể xây dựng thước đo hiệu quả hàng năm ở 3 nhánh: chất lượng xây dựng luật pháp, chất lượng thực thi luật pháp và chất lượng xét xử luật pháp.Vài trò của TP.HCM trong kỷ nguyên vươn mìnhNhư Sputnik đã đưa tin, sáng nay 23/12, Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện nghị quyết 98 và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; những vấn đề đặt ra cho TP.HCM và Đông Nam Bộ".Phát biểu tại hội thảo, TS. Trương Minh Huy Vũ – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho biết TP.HCM nhận thức rất rõ về những tiềm năng, cơ hội và thách thức mà thành phố đang phải đối mặt khi bước vào kỷ nguyên mới.Theo ông Vũ, TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ cần xác định rõ những mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian là 5 và 10 năm tiếp theo. Từ đó, TS. Trương Minh Huy Vũ đề xuất các đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề trọng tâm.Thứ nhất, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam và thực tiễn quốc tế. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để TP.HCM và Đông Nam Bộ có thể xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả.Thứ hai là vấn đề thể chế phát triển trong kỷ nguyên mới. Theo đó, TP.HCM cần có một thể chế linh hoạt, phù hợp với các thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế.Thứ ba, chú trọng không chỉ vào phát triển kinh tế mà còn phải tập trung vào đời sống và văn hóa, xã hội.Thứ tư, làm sao để biến sông Sài Gòn trở thành thảm xanh kết nối vùng Đông Nam Bộ. Đây là một trong những đề xuất quan trọng nhằm phát triển giao thông xanh và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, giảm thiểu khí thải và thúc đẩy chiến lược "net zero".Thứ năm, các động lực mới trong phát triển, nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực công nghệ như vi mạch bán dẫn, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là những lĩnh vực tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.Làm sao tránh bẫy thu nhập trung bình?Tại hội thảo, GS.TS. Trần Ngọc Anh, đến từ Đại học Indiana (Mỹ), đã đóng góp bài phân tích về các chiến lược trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.Ông Trần Ngọc Anh dẫn lại thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và 7 định hướng chiến lược".Bảy định hướng này được GS. Trần Ngọc Anh vẽ thành một cái cây chiến lược với phần gốc là lãnh đạo của Đảng, nhà nước pháp quyền; phần thân là bộ máy tinh gọn, cán bộ và chống lãng phí; và phần ngọn là chuyển đổi số và kinh tế.Phân tích cây chiến lược này từ gốc độ kinh tế, GS. Trần Ngọc Anh cho rằng Việt Nam đang đứng trước 2 trạng thái cân bằng, bao gồm: mắc bẫy thu nhập trung bình hay thoát bẫy.Cụ thể, Việt Nam có tham vọng rất cao là thoát bẫy thu nhập trung bình và trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Song, ông nhìn nhận Việt Nam hiện đã bắt đầu mắc vào bẫy thu nhập trung bình.Phân tích thêm về vấn đề này, ông Trần Ngọc Anh cho rằng thế giới chia thành 3 câu lạc bộ về mức độ vươn mình: đang trong bẫy nghèo, đang trong bẫy thu nhập trung bình và đã thoát bẫy.Trong đó, những nước mắc bẫy thu nhập trung bình hơn 25 năm qua có tốc độ tăng trưởng chậm, chỉ khoảng 3 lần. Trong khi đó, những nước thoát bẫy thì thu nhập tăng khoảng 10 lần trong 25 năm, họ đã vươn mình thành công.GS. Trần Ngọc Anh nhìn nhận, qua gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã phát triển một cách rất ngoạn mục, từ một nước nghèo đã thoát bẫy nghèo, hiện đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới.Thế nhưng, những quan sát hiện nay lại cho thấy Việt Nam đang đi đúng vào quỹ đạo các quốc gia “dính” bẫy thu nhập trung bình. Để thoát bẫy, theo chuyên gia, Việt Nam trước hết cần vươn mình trong quản trị công.Hai trụ cột còn yếuNói về phần gốc của cây chiến lược, gồm hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền, báo Tuổi Trẻ dẫn quan điểm của GS. Trần Ngọc Anh cho rằng Đảng cần có hệ thống ghi nhận ý kiến phản hồi toàn diện, thường xuyên và trung thực từ người dân, doanh nghiệp về mọi chính sách và dịch vụ công.Theo đó, cần khuyến khích phản biện chính sách một cách thẳng thắn và xây dựng cộng đồng chuyên gia, trí tuệ, đặc biệt là các vấn đề chính sách kinh tế, xã hội.Đáng chú ý, GS. Trần Ngọc Anh cho rằng, để nhà nước pháp quyền để tránh song trùng, Việt Nam nên phân rõ 2 nhóm chức năng: những quyết sách chính trị là do Đảng quyết, còn những vấn đề kỹ trị giao cho nhà nước pháp quyền.Theo ông, lập pháp và tư pháp là 2 trụ cột rất yếu ở Việt Nam. Hai trụ cột này đang có nhiều vùng mờ, khó biết đúng sai.Để lãnh đạo hiệu quả, chuyên gia cho rằng Đảng có thể xây dựng thước đo hiệu quả hàng năm ở 3 nhánh: chất lượng xây dựng luật pháp, chất lượng thực thi luật pháp và chất lượng xét xử luật pháp.Phân tích về phần thân cây (cán bộ, tinh gọn bộ máy và chống lãng phí), GS. Trần Ngọc Anh cho rằng cho rằng cán bộ phải có: động lực (muốn làm), năng lực (làm được) và môi trường (được làm).Theo ông, muốn có đội ngũ ưu tú thì trước hết, ít nhất là đồng lương phải đủ sống. Phải có hệ thống đánh giá công việc, lấy đó làm cơ sở để khen thưởng và bổ nhiệm công bằng, biến kết quả công việc thành động lực.Bên cạnh đó, để cán bộ có môi trường sáng tạo thì luật pháp cần phải rõ ràng, minh bạch, cần có có quy định cho phép thí điểm và phải tạo được niềm tin là cán bộ sẽ được bảo vệ khi sáng tạo.
https://kevesko.vn/20241223/kinh-te-viet-nam-xac-lap-ky-luc-moi-33730728.html
https://kevesko.vn/20241221/viet-nam-se-co-10-van-can-bo-cong-chuc-bi-anh-huong-khi-sap-xep-bo-may-33698744.html
https://kevesko.vn/20240920/viet-nam-gioi-thieu-nhan-su-quy-hoach-bo-chinh-tri-ban-bi-thu-khoa-14-31967922.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/05/16/051694_116:0:1932:1362_1920x0_80_0_0_4ca91024cff777e355a32a36c82561d1.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, chính trị, thành phố hồ chí minh, đảng cộng sản việt nam
việt nam, chính trị, thành phố hồ chí minh, đảng cộng sản việt nam
Ý kiến từ chuyên gia: Việt Nam tránh “mô hình song trùng” thế nào?
GS.TS. Trần Ngọc Anh cho rằng, để nhà nước pháp quyền để tránh song trùng, Việt Nam nên phân định rõ 2 nhóm chức năng: quyết sách chính trị là do Đảng quyết, còn vấn đề kỹ trị giao thì cho nhà nước pháp quyền.
Vị giáo sư đến từ Đại học Indiana (Mỹ) cho rằng, lập pháp và tư pháp là 2 trụ cột rất yếu ở Việt Nam. Hai trụ cột này đang có nhiều vùng mờ, khó biết đúng sai. Ông góp ý Đảng có thể xây dựng thước đo hiệu quả hàng năm ở 3 nhánh: chất lượng xây dựng luật pháp, chất lượng thực thi luật pháp và chất lượng xét xử luật pháp.
Vài trò của TP.HCM trong kỷ nguyên vươn mình
Như Sputnik đã đưa tin, sáng nay 23/12, Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện nghị quyết 98 và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; những vấn đề đặt ra
cho TP.HCM và Đông Nam Bộ".
Phát biểu tại hội thảo, TS. Trương Minh Huy Vũ – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho biết TP.HCM nhận thức rất rõ về những tiềm năng, cơ hội và thách thức mà thành phố đang phải đối mặt khi bước vào kỷ nguyên mới.
Theo ông Vũ, TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ cần xác định rõ những mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian là 5 và 10 năm tiếp theo. Từ đó, TS. Trương Minh Huy Vũ đề xuất các đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề trọng tâm.
Thứ nhất, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam và thực tiễn quốc tế. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để TP.HCM và Đông Nam Bộ có thể xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả.
23 Tháng Mười Hai 2024, 17:05
Thứ hai là vấn đề thể chế phát triển trong kỷ nguyên mới. Theo đó, TP.HCM cần có một thể chế linh hoạt, phù hợp với các thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế.
Thứ ba, chú trọng không chỉ vào phát triển kinh tế mà còn phải tập trung vào đời sống và văn hóa, xã hội.
Thứ tư, làm sao để biến sông Sài Gòn trở thành thảm xanh kết nối vùng Đông Nam Bộ. Đây là một trong những đề xuất quan trọng nhằm phát triển giao thông xanh và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, giảm thiểu khí thải và thúc đẩy chiến lược "net zero".
Thứ năm, các động lực mới trong phát triển, nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực công nghệ như vi mạch bán dẫn, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là những lĩnh vực tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Làm sao tránh bẫy thu nhập trung bình?
Tại hội thảo, GS.TS. Trần Ngọc Anh, đến từ Đại học Indiana (Mỹ), đã đóng góp bài phân tích về các chiến lược trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
Ông Trần Ngọc Anh dẫn lại thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và 7 định hướng chiến lược".
Bảy định hướng này được GS. Trần Ngọc Anh vẽ thành một cái cây chiến lược với phần gốc là lãnh đạo của Đảng, nhà nước pháp quyền; phần thân là bộ máy tinh gọn, cán bộ và chống lãng phí; và phần ngọn là chuyển đổi số và kinh tế.
“Muốn bước vào kỷ nguyên vươn mình, thoát bẫy thu nhập trung bình, GS-TS Trần Ngọc Anh cho rằng, Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng cần vươn mình được trong quản trị công, nghĩa là dịch chuyển được sang "bệ phóng" thoát bẫy”, - báo SGGP dẫn lời vị chuyên gia.
Phân tích cây chiến lược này từ gốc độ kinh tế, GS. Trần Ngọc Anh cho rằng Việt Nam đang đứng trước 2 trạng thái cân bằng, bao gồm: mắc bẫy thu nhập trung bình hay thoát bẫy.
21 Tháng Mười Hai 2024, 17:52
Cụ thể, Việt Nam có tham vọng rất cao là thoát bẫy thu nhập trung bình và trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Song, ông nhìn nhận Việt Nam hiện đã bắt đầu mắc vào bẫy thu nhập trung bình.
Phân tích thêm về vấn đề này, ông Trần Ngọc Anh cho rằng thế giới chia thành 3 câu lạc bộ về mức độ vươn mình: đang trong bẫy nghèo, đang trong bẫy thu nhập trung bình và đã thoát bẫy.
Trong đó, những nước mắc bẫy thu nhập trung bình hơn 25 năm qua có tốc độ tăng trưởng chậm, chỉ khoảng 3 lần. Trong khi đó, những nước thoát bẫy thì thu nhập tăng khoảng 10 lần trong 25 năm, họ đã vươn mình thành công.
GS. Trần Ngọc Anh nhìn nhận, qua gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã phát triển một cách rất ngoạn mục, từ một nước nghèo đã thoát bẫy nghèo, hiện đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới.
Thế nhưng, những quan sát hiện nay lại cho thấy Việt Nam đang đi đúng vào quỹ đạo các quốc gia “dính” bẫy thu nhập trung bình. Để thoát bẫy, theo chuyên gia, Việt Nam trước hết cần vươn mình trong quản trị công.
Nói về phần gốc của cây chiến lược, gồm hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền, báo Tuổi Trẻ dẫn quan điểm của GS. Trần Ngọc Anh cho rằng Đảng cần có hệ thống ghi nhận ý kiến phản hồi toàn diện, thường xuyên và trung thực từ người dân, doanh nghiệp về mọi chính sách và dịch vụ công.
Theo đó, cần khuyến khích phản biện chính sách một cách thẳng thắn và xây dựng cộng đồng chuyên gia, trí tuệ, đặc biệt là các vấn đề chính sách kinh tế, xã hội.
Đáng chú ý, GS. Trần Ngọc Anh cho rằng, để nhà nước pháp quyền để tránh song trùng, Việt Nam nên phân rõ 2 nhóm chức năng: những quyết sách chính trị là do Đảng quyết, còn những vấn đề kỹ trị giao cho nhà nước pháp quyền.
Theo ông, lập pháp và tư pháp là 2 trụ cột rất yếu ở Việt Nam. Hai trụ cột này đang có nhiều vùng mờ, khó biết đúng sai.
20 Tháng Chín 2024, 17:56
Để lãnh đạo hiệu quả, chuyên gia cho rằng Đảng có thể xây dựng thước đo hiệu quả hàng năm ở 3 nhánh: chất lượng xây dựng luật pháp, chất lượng thực thi luật pháp và chất lượng xét xử luật pháp.
Phân tích về phần thân cây (cán bộ, tinh gọn bộ máy và chống lãng phí), GS. Trần Ngọc Anh cho rằng cho rằng cán bộ phải có: động lực (muốn làm), năng lực (làm được) và môi trường (được làm).
Theo ông, muốn có đội ngũ ưu tú thì trước hết, ít nhất là đồng lương phải đủ sống. Phải có hệ thống đánh giá công việc, lấy đó làm cơ sở để khen thưởng và bổ nhiệm công bằng, biến kết quả công việc thành động lực.
Bên cạnh đó, để cán bộ có môi trường sáng tạo thì luật pháp cần phải rõ ràng, minh bạch, cần có có quy định cho phép thí điểm và phải tạo được niềm tin là cán bộ sẽ được bảo vệ khi sáng tạo.