https://kevesko.vn/20241226/viet-nam-tai-khoi-dong-du-an-dien-hat-nhan-cong-nghe-cua-nga-la-ung-vien-sang-gia-33770567.html
Việt Nam tái khởi động dự án điện hạt nhân: Công nghệ của Nga là ứng viên sáng giá?
Việt Nam tái khởi động dự án điện hạt nhân: Công nghệ của Nga là ứng viên sáng giá?
Sputnik Việt Nam
Trong bối cảnh các nguồn thủy điện lớn không còn dư địa phát triển, nhập khẩu than và khí chịu nhiều biến động, Việt Nam đang cần một nguồn điện ổn định để đáp... 26.12.2024, Sputnik Việt Nam
2024-12-26T08:14+0700
2024-12-26T08:14+0700
2024-12-26T13:34+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
nhà máy điện hạt nhân ninh thuận-1
hợp tác nga-việt
công nghệ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/18/15324894_0:0:1201:676_1920x0_80_0_0_daa5677dea2657820f1fc20e3d49b6c4.jpg
Điện hạt nhân được xem là một giải pháp tiềm năng, nhưng công nghệ nào sẽ phù hợp với Việt Nam?Điện hạt nhân – Giải pháp bền vững cho tương laiTheo giới chuyên gia, hiện có 58 lò phản ứng hạt nhân thương mại đang được xây dựng tại 12 quốc gia, trong đó Nga chiếm 90% thị phần với thiết kế lò VVER-1200. Một chuyên gia năng lượng độc lập nhận định với Sputnik:Thiết kế VVER-1200 được xem là tiên tiến nhất hiện nay, với tính năng an toàn thụ động có thể tự động thu hồi và làm mát lõi lò trong trường hợp mất điện. Đây là điểm khác biệt lớn so với các thế hệ trước và là bài học được rút ra từ sự cố hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản năm 2011.Ưu thế vượt trội của VVER-1200Lò phản ứng VVER-1200 không chỉ đảm bảo an toàn mà còn có hiệu suất phát điện cao và vòng đời dài. Theo chuyên gia trên, những yếu tố này phù hợp với nhu cầu điện năng đang tăng trưởng của Việt Nam.Ngoài ra, Nga cũng đã đề xuất cung cấp nhiên liệu và thu hồi nhiên liệu đã cháy để xử lý tại nước họ, giảm thiểu rủi ro môi trường và tránh lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân.So sánh với các công nghệ khácNgoài VVER-1200, Việt Nam cũng có thể cân nhắc các công nghệ khác như HPR-1000 (Trung Quốc), APR-1400 (Hàn Quốc) hoặc các lò mô-đun nhỏ (SMR). Tuy nhiên, mỗi công nghệ đều có điểm yếu nhất định.Theo chuyên gia trên, các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) mặc dù an toàn cao và chi phí xây dựng thấp hơn, nhưng công suất phát điện quá thấp, khó đáp ứng nhu cầu điện năng hiện tại.HPR-1000 và APR-1400, dù đã có một số thành công, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai ở các nước đang phát triển, độ tin cậy không cao bằng VVER-1200.Bước đi chiến lược cho Việt NamNgoài yếu tố kỹ thuật, việc lựa chọn đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng cần cân nhắc đến khả năng hợp tác trên các lĩnh vực khác.Với nhu cầu cấp bách về năng lượng ổn định và sạch, tái khởi động dự án điện hạt nhân là bước đi chiến lược giúp Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời đáp ứng cam kết Net Zero vào năm 2050. Công nghệ VVER-1200 của Nga, với tính an toàn, hiệu quả và kinh nghiệm thực tiễn, là lựa chọn sáng giá để mở ra tương lai năng lượng mới cho Việt Nam.
https://kevesko.vn/20240928/viet-nam-hop-tac-voi-nga-chuan-bi-nhan-luc-phat-trien-lo-phan-ung-hat-nhan-moi-32096832.html
https://kevesko.vn/20241128/nga-san-sang-giup-do-viet-nam-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan-33197287.html
https://kevesko.vn/20241026/trien-vong-moi-trong-lich-trinh-nga-giup-do-viet-nam-ve-nang-luong-hat-nhan-32578254.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/18/15324894_68:0:1093:769_1920x0_80_0_0_fc1f956da2b0fea495d352534f949db4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, nhà máy điện hạt nhân ninh thuận-1, hợp tác nga-việt, công nghệ
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, nhà máy điện hạt nhân ninh thuận-1, hợp tác nga-việt, công nghệ
Việt Nam tái khởi động dự án điện hạt nhân: Công nghệ của Nga là ứng viên sáng giá?
08:14 26.12.2024 (Đã cập nhật: 13:34 26.12.2024) Trong bối cảnh các nguồn thủy điện lớn không còn dư địa phát triển, nhập khẩu than và khí chịu nhiều biến động, Việt Nam đang cần một nguồn điện ổn định để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và thực hiện cam kết giảm phát thải ròng về "0" (Net Zero) vào năm 2050.
Điện hạt nhân được xem là một giải pháp tiềm năng, nhưng công nghệ nào sẽ phù hợp với Việt Nam?
Điện hạt nhân – Giải pháp bền vững cho tương lai
Theo giới chuyên gia, hiện có 58 lò phản ứng hạt nhân thương mại đang được xây dựng tại 12 quốc gia, trong đó Nga chiếm 90% thị phần với thiết kế lò VVER-1200. Một chuyên gia năng lượng độc lập nhận định với Sputnik:
"Việt Nam cần nguồn điện chạy nền ổn định, không phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Với các đặc điểm ưu việt về an toàn và hiệu quả vận hành, công nghệ lò phản ứng thế hệ III+ của Nga như VVER-1200 là một lựa chọn rất đáng cân nhắc".
Thiết kế VVER-1200 được xem là tiên tiến nhất hiện nay, với tính năng an toàn thụ động có thể tự động thu hồi và làm mát lõi lò trong trường hợp mất điện. Đây là điểm khác biệt lớn so với các thế hệ trước và là bài học được rút ra từ sự cố hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản năm 2011.
28 Tháng Chín 2024, 18:31
Ưu thế vượt trội của VVER-1200
Lò phản ứng VVER-1200 không chỉ đảm bảo an toàn mà còn có hiệu suất phát điện cao và vòng đời dài. Theo chuyên gia trên, những yếu tố này phù hợp với nhu cầu điện năng đang tăng trưởng của Việt Nam.
"Hiệu suất phát điện của VVER-1200 đạt tới 90%, chu kỳ thay nhiên liệu kéo dài 18 tháng và vòng đời hoạt động lên đến 60 năm. Điều này giúp giảm chi phí vận hành và tăng tính ổn định lâu dài cho hệ thống điện," ông nói.
Ngoài ra, Nga cũng đã đề xuất cung cấp nhiên liệu và thu hồi nhiên liệu đã cháy để xử lý tại nước họ, giảm thiểu rủi ro môi trường và tránh lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân.
"Điều này giúp đảm bảo về an toàn môi trường cũng như triệt tiêu lo ngại về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, giúp các quốc gia xung quanh Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc an tâm hơn", chuyên gia trên bổ sung.
So sánh với các công nghệ khác
Ngoài VVER-1200, Việt Nam cũng có thể cân nhắc các công nghệ khác như HPR-1000 (Trung Quốc), APR-1400 (Hàn Quốc) hoặc các lò mô-đun nhỏ (SMR). Tuy nhiên, mỗi công nghệ đều có điểm yếu nhất định.
28 Tháng Mười Một 2024, 18:44
Theo chuyên gia trên, các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) mặc dù an toàn cao và chi phí xây dựng thấp hơn, nhưng công suất phát điện quá thấp, khó đáp ứng nhu cầu điện năng hiện tại.
"Hai điểm yếu của SMR chính là công suất phát điện thấp và có quá ít lò đã đi vào hoạt động thương mại. Tính đến tháng 12/2024, dù có đến hơn 80 thiết kế khác nhau đã được công bố, chỉ có 2 lò phản ứng thuộc phân khúc SMR trên thế giới đã đi vào hoạt động là thiết kế lò KLT-40 của Nga (dựa trên thiết kế lò phản ứng nước áp lực PWR thế hệ III) và thiết kế lò HTR-PM (dựa trên thiết kế nhiên liệu dạng viên tròn làm mát bằng khí ở nhiệt độ cao) của Trung Quốc. Là một nước đang cần điện hạt nhân để giải bài toán trước mắt là thiếu điện, về mặt kỹ thuật chắc chắn SMR không phải là một lựa chọn tốt cho Việt Nam”, vị chuyên gia nhận xét.
HPR-1000 và APR-1400, dù đã có một số thành công, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai ở các nước đang phát triển, độ tin cậy không cao bằng VVER-1200.
Bước đi chiến lược cho Việt Nam
Ngoài yếu tố kỹ thuật, việc lựa chọn đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng cần cân nhắc đến khả năng hợp tác trên các lĩnh vực khác.
"Nga, với kinh nghiệm xây dựng các nhà máy tại Bangladesh, Ai Cập, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, đã chứng minh được uy tín và khả năng đảm bảo tiến độ trong bối cảnh địa chính trị phức tạp. Đây là điều Việt Nam rất cần khi bắt đầu lại dự án điện hạt nhân," chuyên gia khẳng định.
26 Tháng Mười 2024, 06:12
Với nhu cầu cấp bách về năng lượng ổn định và sạch, tái khởi động dự án điện hạt nhân là bước đi chiến lược giúp Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời đáp ứng cam kết Net Zero vào năm 2050. Công nghệ VVER-1200 của Nga, với tính an toàn, hiệu quả và kinh nghiệm thực tiễn, là lựa chọn sáng giá để mở ra tương lai năng lượng mới cho Việt Nam.
"Quyết định này không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn tạo nền tảng phát triển bền vững cho hàng chục năm tới," chuyên gia trên nhấn mạnh.