https://kevesko.vn/20241026/trien-vong-moi-trong-lich-trinh-nga-giup-do-viet-nam-ve-nang-luong-hat-nhan-32578254.html
Triển vọng mới trong lịch trình Nga giúp đỡ Việt Nam về năng lượng hạt nhân
Triển vọng mới trong lịch trình Nga giúp đỡ Việt Nam về năng lượng hạt nhân
Sputnik Việt Nam
Tuần vừa qua, truyền thông Nga và nước ngoài một lần nữa cung cấp cho độc giả nhiều bài báo và thông tin phong phú liên quan đến Việt Nam. 26.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-26T06:12+0700
2024-10-26T06:12+0700
2024-10-26T12:55+0700
việt nam
việt nam trên báo chí nước ngoài
nga
hợp tác nga-việt
thế giới
chính trị
hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024
trường sa
phạm minh chính
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/19/32578705_0:161:3071:1888_1920x0_80_0_0_5366c39891583df05e89550ba329a833.jpg
Các cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh BRICS và bầu cử tân Chủ tịch nước, vấn đề an ninh hàng hải và kế hoạch đầy tham vọng để phát triển nền kinh tế kỹ thuật số, giải quyết vấn đề tái chế chất thải và du lịch sinh thái - chúng ta sẽ nói về những nội dung này và nhiều hơn thế trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».Chương trình dày đặc của ông Phạm Minh Chính tại KazanBáo chí từ những quốc gia khác nhau đều dành nơi trang trọng của mình để phản ánh về sự kiện chính trị quốc tế chính trong tuần này - hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan của Nga.Channel News Asia đưa tin 4 quốc gia Đông Nam Á - Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan - đã đồng loạt trở thành đối tác của BRICS, nhóm quốc gia có nền kinh tế đang phát triển được coi là đối trọng với phương Tây. Theo quan điểm của giới chuyên gia, sở dĩ như vậy là bởi các nước ASEAN đều có chủ trương đa phương hóa các liên hệ chính trị và thương mại-kinh tế.Tại hội nghị thượng đỉnh này, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có lịch trình dày đặc rất bận rộn. Các trang web của Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga cung cấp thông tin về những cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam với Tổng thống Vladimir Putin và Phó Chủ tịch Chính phủ Nga Alexandr Novak. Các bên đã thảo luận về hợp tác trong tổ hợp nhiên liệu-năng lượng, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo, hiệp lực trong khối công-nông nghiệp, du lịch, tài chính và ngân hàng cũng như trong lĩnh vực giáo dục, hợp tác khoa học-kỹ thuật và văn hóa. Đang xúc tiến nghiên cứu khả thi dành cho dự án xây dựng Trung tâm chung về Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam. Phía Nga sẵn sàng tham gia kiến thiết nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn cũng như các trạm phản ứng hạt nhân công suất nhỏ trên đất liền hoặc nổi trên mặt nước ở Việt Nam, cũng như đề xuất cung cấp dịch vụ của các công ty về xây dựng các chủ thể năng lượng tái tạo mới.Hơn thế nữa, như Reuters đưa tin, đối mặt với tình hình nhu cầu điện tăng vọt trong nước, Chính phủ Việt Nam sẽ đưa sửa đổi vào kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia, bao gồm cả phương án năng lượng hạt nhân và năng lượng hydro. Đã tổ chức những cuộc đàm phán về tăng số lượng chuyến bay giữa hai nước nhằm kích cầu tăng lượng du khách đến Việt Nam.Trong khi đó Bloomberg cho biết rằng tại cuộc hội kiến giữa các ông Phạm Minh Chính và Tập Cận Bình, Chủ tịch CHND Trung Hoa đã hứa hẹn chỉ đạo các cơ quan tương ứng của Trung Quốc mở rộng liên kết giao thông giữa Trung Quốc và Việt Nam.Còn Trend thông báo về cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam với Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyev, qua bàn bạc đã vạch ra chương trình phát triển hợp tác công nghiệp của hai nước trong các lĩnh vực như hóa dầu, kỹ thuật điện, dệt may, nông nghiệp và các ngành khác.Trang web của Ủy ban Kinh tế Á-Âu công bố thông tin về cuộc gặp giữa ông Phạm Minh Chính và Chủ tịch Hội đồng EAEU Bakytzhan Sagintayev, thảo luận về hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EAEU.Mong muốn của Hà Nội về tăng cường toàn diện các liên hệ đối ngoại được minh chứng qua thông báo của tờ Korea Jeongang Daily rằng các Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên và Việt Nam đã gặp nhau tại Bình Nhưỡng để thảo luận những về biện pháp đẩy mạnh hợp tác song phương.Việt Nam tăng cường củng cố quần đảo Trường SaTất nhiên, truyền thông thế giới không thể không chú ý đến việc Đại tướng quân đội Lương Cường được bầu làm tân Chủ tịch nước Việt Nam. Tờ New York Times lưu ý: «Động thái này khôi phục cơ cấu chính quyền lãnh đạo «tứ trụ» nhằm phân chia trách nhiệm ở cấp cao nhất và không cho phép diễn ra cảnh thâu tóm tập trung quyền bính vào một tay ai».Còn trên tờ Asia Media Center đăng bài viết về nỗ lực phát triển đất đai của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Dẫn nguồn hình ảnh vệ tinh của Mỹ, ấn phẩm này nêu chi tiết những gì mới được xây dựng trong thời gian gần đây. Các chuyên gia nêu giả thiết rằng Việt Nam có thể sắp bố trí máy bay tầm xa tới các đảo tiền đồn của mình. Điều đáng chú ý là cho đến thời điểm này phía Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề đó, trong khi tiếp tục các tranh chấp với Philippines, tác giả nhận xét.Những kế hoạch mới táo bạo của Việt NamTờ Bangkok Post cho biết dự báo của Chính phủ Việt Nam, rằng nền kinh tế của đất nước sẽ tăng trưởng 6,5-7% vào năm 2025 và đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng 7-7,5%, lạc quan hơn mức dự báo 6,1% của IMF. Các ấn phẩm CNTT hàng đầu của Nga và nước ngoài đều viết về ý định của chính quyền Việt Nam nhằm đưa đất nước lên vị trí trung tâm phát triển công nghệ blockchain lớn nhất ở châu Á vào năm 2030.Cụ thể, Chính phủ dự kiến tạo lập ít nhất 20 thương hiệu blockchain uy tín, khởi chạy và duy trì công việc của mạng lưới blockchain chính thống, đồng thời có đại diện trong bảng xếp hạng quốc tế tốp 10 tổ chức giáo dục và nghiên cứu blockchain hàng đầu.Cùng trong mạch này, Server News cung cấp thông tin về kế hoạch của tập đoàn Viettel - xây dựng 24 trung tâm dữ liệu và lắp đặt 4 tuyến cáp ngầm mới từ nay đến năm 2030, nhằm đáp ứng 60% nhu cầu truyền thông kỹ thuật số của toàn quốc.Một tin đáng chú ý nữa do Nikkei Asia thông báo, là tháng 6 VinFast tiến vào thị trường Philippines.Làm thế nào để loại bỏ rác thải và lọc sạch nước?Ấn phẩm EcoBusiness đăng bài viết lớn về vấn đề rất quan trọng đối với Việt Nam là tái chế rác thải. Việt Nam, Với dân số 100 triệu người, mỗi ngày từ Việt Nam thải ra 68 nghìn tấn rác, tích tụ tại các khu bãi phế thải khổng lồ, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái môi trường. Bài báo kể về công nghệ biến rác thải thành năng lượng (Waste-to-energy), kết quả là năng lượng được tạo ra bằng cách đốt cháy rác thải. Tuy nhiên cả phương pháp này cũng bộc lộ yếu điểm: nó tạo ra nhiều khí thải carbon hơn so với đốt than, như vậy cản trở mục tiêu trung hòa carbon, dẫn đến gây khó khăn cho việc kiểm soát các hóa chất có độc tính cao thải ra khi đốt rác thải.Còn thêm vấn đề về môi trường nữa là xử lý nước thải. Tạp chí Smart Water Magazine phản ánh sự kiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Quỹ Đầu tư quốc tế Hà Lan tổ chức khánh thành nhà máy của công ty kỹ thuật quốc tế Royal HaskoningDHV chuyên thu gom, xử lý và thoát nước ở khu đô thị mới Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) công suất 29.700 m3/một ngày đêm.Cùng trong thời gian này, bài đăng của Forbes tường thuật chuyện UNICEF cung cấp vật tư vệ sinh, tài liệu giáo dục, dinh dưỡng cần thiết cho đời sống, tư vấn về sức khỏe v.v…dành cho trẻ em và các gia đình bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi.Nghỉ dưỡng cũng cần theo cách có lợi cho môi trường«Cẩm nang» Michelin Guide giới thiệu các khách sạn thân thiện với môi trường ở Việt Nam, nơi «bạn có thể dễ dàng tận hưởng sự thoải mái tiện lợi mà không cảm thấy áy náy vì lỡ gây tổn hại cho môi trường», bài viết xác nhận. Ấn phẩm này vinh danh Việt Nam là «kho báu cảnh quan tuyệt đẹp, từ những bãi biển ngoạn mục cho đến những ngọn núi phủ đầy hoa tươi, nơi văn hóa và những cuộc phiêu lưu kỳ thú chờ đợi ta ở bất cứ nơi nào đặt chân đến».Còn tạp chí Russkiy Mir (Thế giới Nga) có bài kể về Diễn đàn quốc tế lần thứ II “Những nhịp cầu văn học: Cuộc hội ngộ hướng tới nhau”, trong đó phái đoàn các nhà văn, nhà xuất bản, nhà báo và giảng viên Nga đã tham gia hàng loạt các đối thoại, thảo luận và gặp gỡ sáng tạo thân tình và bổ ích tại TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, góp phần tăng cường hợp tác nhân đạo giữa hai nước.
https://kevesko.vn/20240902/ngoi-sao-doc-lap-giua-quan-dao-truong-sa--31615935.html
https://kevesko.vn/20241018/du-bao-bat-ngo-ve-kinh-te-viet-nam-32454595.html
https://kevesko.vn/20240529/dat-viet-than-thuong-khong-nen-thanh-bai-rac-30031641.html
https://kevesko.vn/20240318/top-10-khach-san-5-sao-hang-dau-viet-nam-ten-goi-va-mo-ta-28709063.html
trường sa
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/19/32578705_171:0:2900:2047_1920x0_80_0_0_25982f2a1dff3ace51ecd077e40714e0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Elena Nikulina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/97/029738_33:0:967:934_100x100_80_0_0_4df82876a2da8a3649ac22cafa5f011b.jpg
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, nga, hợp tác nga-việt, thế giới, chính trị, hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024, trường sa, phạm minh chính
việt nam, việt nam trên báo chí nước ngoài, nga, hợp tác nga-việt, thế giới, chính trị, hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024, trường sa, phạm minh chính
Các cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh BRICS và bầu cử tân Chủ tịch nước, vấn đề an ninh hàng hải và kế hoạch đầy tham vọng để phát triển nền kinh tế kỹ thuật số, giải quyết vấn đề tái chế chất thải và du lịch sinh thái - chúng ta sẽ nói về những nội dung này và nhiều hơn thế trong bài tổng quan truyền thống
«Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Chương trình dày đặc của ông Phạm Minh Chính tại Kazan
Báo chí từ những quốc gia khác nhau đều dành nơi trang trọng của mình để phản ánh về sự kiện chính trị quốc tế chính trong tuần này -
hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan của Nga.
Channel News Asia đưa tin 4 quốc gia Đông Nam Á - Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan - đã đồng loạt trở thành đối tác của BRICS, nhóm quốc gia có nền kinh tế đang phát triển được coi là đối trọng với phương Tây. Theo quan điểm của giới chuyên gia, sở dĩ như vậy là bởi các nước ASEAN đều có chủ trương đa phương hóa các liên hệ chính trị và thương mại-kinh tế.
Tại hội nghị thượng đỉnh này, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có lịch trình dày đặc rất bận rộn. Các trang web của Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga cung cấp thông tin về những cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam với Tổng thống Vladimir Putin và Phó Chủ tịch Chính phủ Nga Alexandr Novak. Các bên đã thảo luận về hợp tác trong tổ hợp nhiên liệu-năng lượng, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo, hiệp lực trong khối công-nông nghiệp, du lịch, tài chính và ngân hàng cũng như trong lĩnh vực giáo dục, hợp tác khoa học-kỹ thuật và văn hóa. Đang xúc tiến nghiên cứu khả thi dành cho dự án xây dựng Trung tâm chung về Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam. Phía Nga sẵn sàng tham gia kiến thiết nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn cũng như các trạm phản ứng hạt nhân công suất nhỏ trên đất liền hoặc nổi trên mặt nước ở Việt Nam, cũng như đề xuất cung cấp dịch vụ của các công ty về xây dựng các chủ thể năng lượng tái tạo mới.
Hơn thế nữa, như Reuters đưa tin, đối mặt với tình hình nhu cầu điện tăng vọt trong nước, Chính phủ Việt Nam sẽ đưa sửa đổi vào kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia, bao gồm cả phương án năng lượng hạt nhân và năng lượng hydro. Đã tổ chức những cuộc đàm phán về tăng số lượng chuyến bay giữa hai nước nhằm kích cầu tăng lượng du khách đến Việt Nam.
Trong khi đó Bloomberg cho biết rằng tại cuộc hội kiến giữa các ông Phạm Minh Chính và Tập Cận Bình, Chủ tịch CHND Trung Hoa đã hứa hẹn chỉ đạo các cơ quan tương ứng của Trung Quốc mở rộng liên kết giao thông giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Còn Trend thông báo về cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam với Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyev, qua bàn bạc đã vạch ra chương trình phát triển hợp tác công nghiệp của hai nước trong các lĩnh vực như hóa dầu, kỹ thuật điện, dệt may, nông nghiệp và các ngành khác.
Trang web của Ủy ban Kinh tế Á-Âu công bố thông tin về cuộc gặp giữa ông Phạm Minh Chính và Chủ tịch Hội đồng EAEU Bakytzhan Sagintayev, thảo luận về hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EAEU.
Mong muốn của Hà Nội về tăng cường toàn diện các liên hệ đối ngoại được minh chứng qua thông báo của tờ Korea Jeongang Daily rằng các Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên và Việt Nam đã gặp nhau tại Bình Nhưỡng để thảo luận những về biện pháp đẩy mạnh hợp tác song phương.
Việt Nam tăng cường củng cố quần đảo Trường Sa
Tất nhiên, truyền thông thế giới không thể không chú ý đến việc Đại tướng quân đội Lương Cường được bầu làm tân Chủ tịch nước Việt Nam. Tờ New York Times lưu ý: «Động thái này khôi phục cơ cấu chính quyền lãnh đạo «tứ trụ» nhằm phân chia trách nhiệm ở cấp cao nhất và không cho phép diễn ra cảnh thâu tóm tập trung quyền bính vào một tay ai».
Còn trên tờ
Asia Media Center đăng bài viết về nỗ lực phát triển đất đai của Việt Nam
ở quần đảo Trường Sa. Dẫn nguồn hình ảnh vệ tinh của Mỹ, ấn phẩm này nêu chi tiết những gì mới được xây dựng trong thời gian gần đây. Các chuyên gia nêu giả thiết rằng Việt Nam có thể sắp bố trí máy bay tầm xa tới các đảo tiền đồn của mình. Điều đáng chú ý là cho đến thời điểm này phía Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề đó, trong khi tiếp tục các tranh chấp với Philippines, tác giả nhận xét.
Những kế hoạch mới táo bạo của Việt Nam
Tờ Bangkok Post cho biết dự báo của Chính phủ Việt Nam, rằng nền kinh tế của đất nước sẽ tăng trưởng 6,5-7% vào năm 2025 và đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng 7-7,5%, lạc quan hơn mức dự báo 6,1% của IMF. Các ấn phẩm CNTT hàng đầu của Nga và nước ngoài đều viết về ý định của chính quyền Việt Nam nhằm đưa đất nước lên vị trí trung tâm phát triển công nghệ blockchain lớn nhất ở châu Á vào năm 2030.
Cụ thể, Chính phủ dự kiến tạo lập ít nhất 20 thương hiệu blockchain uy tín, khởi chạy và duy trì công việc của mạng lưới blockchain chính thống, đồng thời có đại diện trong bảng xếp hạng quốc tế tốp 10 tổ chức giáo dục và nghiên cứu blockchain hàng đầu.
Cùng trong mạch này, Server News cung cấp thông tin về kế hoạch của tập đoàn Viettel - xây dựng 24 trung tâm dữ liệu và lắp đặt 4 tuyến cáp ngầm mới từ nay đến năm 2030, nhằm đáp ứng 60% nhu cầu truyền thông kỹ thuật số của toàn quốc.
Một tin đáng chú ý nữa do Nikkei Asia thông báo, là tháng 6 VinFast tiến vào thị trường Philippines.
Làm thế nào để loại bỏ rác thải và lọc sạch nước?
Ấn phẩm EcoBusiness đăng bài viết lớn về vấn đề rất quan trọng đối với Việt Nam là tái chế rác thải. Việt Nam, Với dân số 100 triệu người, mỗi ngày từ Việt Nam thải ra 68 nghìn tấn rác, tích tụ tại các khu bãi phế thải khổng lồ, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái môi trường. Bài báo kể về công nghệ biến rác thải thành năng lượng (Waste-to-energy), kết quả là năng lượng được tạo ra bằng cách đốt cháy rác thải. Tuy nhiên cả phương pháp này cũng bộc lộ yếu điểm: nó tạo ra nhiều khí thải carbon hơn so với đốt than, như vậy cản trở mục tiêu trung hòa carbon, dẫn đến gây khó khăn cho việc kiểm soát các hóa chất có độc tính cao thải ra khi đốt rác thải.
Còn thêm vấn đề về môi trường nữa là xử lý nước thải. Tạp chí Smart Water Magazine phản ánh sự kiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Quỹ Đầu tư quốc tế Hà Lan tổ chức khánh thành nhà máy của công ty kỹ thuật quốc tế Royal HaskoningDHV chuyên thu gom, xử lý và thoát nước ở khu đô thị mới Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) công suất 29.700 m3/một ngày đêm.
Cùng trong thời gian này, bài đăng của Forbes tường thuật chuyện UNICEF cung cấp vật tư vệ sinh, tài liệu giáo dục, dinh dưỡng cần thiết cho đời sống, tư vấn về sức khỏe v.v…dành cho trẻ em và các gia đình bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi.
Nghỉ dưỡng cũng cần theo cách có lợi cho môi trường
«Cẩm nang»
Michelin Guide giới thiệu các khách sạn thân thiện với môi trường
ở Việt Nam, nơi «bạn có thể dễ dàng tận hưởng sự thoải mái tiện lợi mà không cảm thấy áy náy vì lỡ gây tổn hại cho môi trường», bài viết xác nhận. Ấn phẩm này vinh danh Việt Nam là «kho báu cảnh quan tuyệt đẹp, từ những bãi biển ngoạn mục cho đến những ngọn núi phủ đầy hoa tươi, nơi văn hóa và những cuộc phiêu lưu kỳ thú chờ đợi ta ở bất cứ nơi nào đặt chân đến».
Còn tạp chí Russkiy Mir (Thế giới Nga) có bài kể về Diễn đàn quốc tế lần thứ II “Những nhịp cầu văn học: Cuộc hội ngộ hướng tới nhau”, trong đó phái đoàn các nhà văn, nhà xuất bản, nhà báo và giảng viên Nga đã tham gia hàng loạt các đối thoại, thảo luận và gặp gỡ sáng tạo thân tình và bổ ích tại TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, góp phần tăng cường hợp tác nhân đạo giữa hai nước.