Đồng USD suy yếu có thể giúp Việt Nam

© Sputnik / Vladimir TrefilovTiền giấy đô la Mỹ
Tiền giấy đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2025
Đăng ký
Theo chuyên gia, đồng USD suy yếu và chính sách giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hỗ trợ kinh tế vĩ mô, thuận lợi cho xuất khẩu, đặc biệt vào Mỹ.
Việt Nam có thể tận dụng các chính sách thương mại mới của Mỹ để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần trên trường quốc tế.

Triển vọng kinh tế tươi sáng

Tại buổi toạ đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" hôm nay, nhiều ý kiến cùng đồng thuận rằng, trong khi một số nền kinh tế lớn chật vật tìm lại đà tăng trưởng thì Việt Nam được đánh giá như một điểm sáng với triển vọng tăng trưởng tích cực và dự kiến đạt mức 6,5%.
Phát biểu tại sự kiện do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức này, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR nêu một số dự báo về kinh tế thế giới năm 2025 và nhấn mạnh đến những rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Ông Việt cho biết, căng thẳng địa chính trị leo thang ở nhiều khu vực, chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng và biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt là những yếu tố bất ổn hàng đầu, có thể làm gia tăng lạm phát và kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư - ông Nguyễn Chí Dũng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2024
Kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng hai chữ số để thành nước thu nhập cao
Chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý đến tác động của chính sách bảo hộ thương mại mà nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump có thể tiếp tục theo đuổi.
Điều này dự báo sẽ dẫn đến sự phân mảnh sâu sắc hơn của kinh tế toàn cầu và suy yếu năng suất lao động.
“Việc các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng địa chính trị, áp đặt các biện pháp trừng phạt lẫn nhau cũng gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến thương mại quốc tế”, - ông nói.
Tuy nhiên, giữa bức tranh toàn cầu đầy biến động, kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định.

Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực

TS. Nguyễn Quốc Việt viện dẫn các dự báo từ các tổ chức quốc tế uy tín như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Với những phân tích này, lãnh đạo VEPR nhận định về mức tăng trưởng GDP 6,5% là khả thi nhờ dựa trên một số động lực tăng trưởng thuận lợi. Trong đó, đầu tư công được đẩy mạnh, đầu tư tư nhân phục hồi mạnh mẽ và hoạt động xuất-nhập khẩu sôi động là những trụ cột chính cho tăng trưởng.
TS. Việt nhấn mạnh thêm: “Việc đồng USD suy yếu và chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho kinh tế vĩ mô Việt Nam”.
Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là vào thị trường Hoa Kỳ đồng thời tận dụng các chính sách thương mại mới để nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Việc kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 cùng với việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trong nước phục hồi và phát triển.
Sàn giao dịch chứng khoán. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2024
Dự báo bất ngờ về kinh tế Việt Nam
Dù nhiều triển vọng tích cực tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.
Tuy lạm phát năm 2024 được dự báo duy trì dưới 4,5%, áp lực từ giá dầu, biến động giá hàng hóa toàn cầu và tỷ giá hối đoái có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu và sức mua trong nước trong thời gian tới.
Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, các xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại và cạnh tranh công nghệ ngày càng gay gắt có nguy cơ làm phân mảnh nền kinh tế thế giới sẽ có thể tác động không nhỏ đến những quốc gia có độ mở kinh tế cao như Việt Nam.
Về dài hạn, biến đổi khí hậu và tình trạng già hóa dân số nhanh chóng cũng đang nổi lên như những thách thức lớn đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng phát triển bền vững của Việt Nam.

Không chủ quan

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến chậm lại trong giai đoạn 2024-2025 so với giai đoạn trước dịch, trong khi lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro nợ công và nợ tư nhân.
Cũng như TS. Nguyễn Quốc Việt, TS. Cấn Văn Lực lưu ý tới nhiều yếu tố bất ổn khác như biến động giá dầu, hàng hóa thế giới, biến động tỷ giá, xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại và công nghệ...
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn liên quan đến pháp lý, chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững, thiếu lao động, năng suất thấp trong khi yêu cầu số hóa và xanh hóa ngày càng cao.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2024
Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt cả Singapore?
Việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm. Rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn và thị trường bất động sản phục hồi chậm, giá cao.
Để vượt qua những thách thức này và tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra một loạt khuyến nghị chính sách.
Trong đó, việc cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu lực-hiệu quả quản lý Nhà nước là những yêu cầu cấp thiết.
TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị cần đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, việc thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là những hướng đi quan trọng.
“Cần đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia”, - TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị.
Mặt khác, Việt Nam cần chủ động thích ứng với bối cảnh quốc tế biến động, tận dụng tối đa các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, cần ưu tiên ổn định vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững, tránh tư duy nóng vội, chủ quan, duy ý chí.
Các chính sách vĩ mô cần được thiết kế và triển khai một cách cẩn trọng, có đánh giá tác động đa chiều, lộ trình rõ ràng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành.
TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2024
Kinh tế Việt Nam xác lập kỷ lục mới
“Cần cải cách và tinh gọn bộ máy nhà nước hướng tới hệ thống thể chế và quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả, hiện đại, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực thi để giảm rủi ro kinh doanh và chi phí tuân thủ”, - TS. Nguyễn Quốc Việt khuyến nghị.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5-7% được đặt ra cho năm 2025, các giải pháp quyết liệt về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là rất cần thiết.
Theo TS. Cung, cần tập trung giải quyết các rào cản, điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh. Cải cách thể chế theo hướng phá bỏ những quy định, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không phù hợp với cơ chế thị trường.
Ông cũng cho rằng, cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, tạo động lực cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đồng thời cần có sự phối hợp, giám sát chặt chẽ giữa Chính phủ, các cấp quản lý để đẩy nhanh quá trình cải cách.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала