Vì sao 8 năm liền không có ngày 30 Tết Âm lịch?

© AP Photo / Ringo H.W. ChiuTrăng máu
Trăng máu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2025
Đăng ký
Trong suốt 8 năm liền từ 2025 - 2032, các nước đón Tết Âm lịch sẽ không có ngày 30 Tết đúng nghĩa, vì sao lại như vậy?
Nếu theo dõi trên Lịch Vạn niên, có thể thấy không chỉ Tết Ất Tỵ 2025 mà trong vòng 8 năm tới, lịch âm tháng Chạp (tháng 12) sẽ chỉ có 29 ngày. Mãi cho đến năm 2033, người dân các nước đón Tết Âm lịch mới lại có ngày 30 Tết.

8 năm liền không có ngày 30 Tết

Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) lý giải, lịch Âm được tính theo chu kỳ của mặt trăng.
Theo đó, ánh sáng mà ta nhìn thấy từ Mặt trăng là sự phản xạ một phần ánh sáng mà nó nhận được từ Mặt trời. Do mặt trăng di chuyển xung quanh trái đất, nên không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy toàn bộ mặt được chiếu sáng của nó, nên có những pha tròn, khuyết...
Cách làm lịch Âm khá chi tiết và phức tạp, xác định chu kỳ từ trăng tròn đến trăng khuyết có 29,53 ngày (tính từ thời điểm Trăng hoàn toàn tròn này tới điểm hoàn toàn tròn tiếp theo), chứ không phải chẵn 30 ngày. Vì vậy, sau khi làm tròn, sẽ có tháng 30 ngày và tháng 29 ngày (dân gian còn gọi là tháng thiếu).
Để làm chuẩn, các nhà thiên văn phương Đông từ xưa đã lấy mốc là thời điểm hoàn toàn không trăng mỗi tháng - gọi là "điểm sóc" làm mùng 1 của tháng Âm lịch. "Điểm sóc" là khi mặt trăng ở vị trí mà toàn bộ phần được chiếu sáng của nó không hướng chút nào về phía Trái đất.
Còn khi thứ tự mặt trăng - trái đất - mặt trời nằm thẳng hàng, đó là thời điểm trăng tròn. Mặc dù ngày rằm (ngày 15 âm lịch) chưa chắc đã đúng là lúc trăng tròn, nhưng ngày mùng 1 thì luôn luôn là ngày Sóc.
Tết Nguyên Đán - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2024
Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 có thể được nghỉ 9 ngày?
"Như vậy, nếu hết ngày thứ 30 của một tháng nhưng chưa có "điểm sóc" mà phải đợi tới ngày hôm sau, thì tháng đó là tháng đủ (có 30 ngày), hôm sau là mùng 1 của tháng tiếp theo. Ngược lại, nếu "điểm sóc" rơi vào ngay sau ngày 29 thì ngày lẽ ra là 30 đó trở thành ngày mùng 1 của tháng tiếp theo, còn tháng trước đó chỉ có 29 ngày và được gọi là tháng thiếu", - ông Sơn nói.
Theo tính toán chính xác, tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024 có "điểm sóc" rơi vào 05h26 ngày 31/12/2024 (giờ Hà Nội). Nếu cộng thêm 29,53 ngày thì "điểm sóc" tiếp theo là khoảng hơn 18h ngày 29/1/2025 (thực tế là 19h35, bởi vẫn còn nhiều yếu tố khác gây ra dao động trong độ dài của chu kỳ Trăng).
Như vậy, ngày 29/1/2025 trở thành ngày đầu tiên của tháng mới, cũng là ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025. Ngày 29 tháng Chạp là ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn. Với cách tính tương tự, ta có thể ra được kết quả tương đối chính xác cho ngày đầu năm của các năm tiếp theo.
Theo tính toán, cho đến tận khi kết thúc năm Tân Hợi 2032, tháng Chạp luôn dừng lại ở ngày 29. Phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp. Điều đó có nghĩa là trong 8 năm liền từ 2025 - 2032, các nước đón Tết Âm lịch sẽ không có ngày 30 Tết đúng nghĩa.
"Đây hoàn toàn chỉ là trùng hợp do quy ước của chính con người. Việc này không hề có nguyên nhân tự nhiên, cũng không liên quan hoặc gây ảnh hưởng gì tới chu kỳ thời tiết mà có chăng chỉ liên quan tới thói quen sinh hoạt và chuẩn bị cho những ngày Tết", chuyên gia lưu ý.
Việc một tháng nào đó trong năm luôn là tháng thiếu hoặc luôn là tháng đủ trong vài năm liên tiếp không phải là chuyện hiếm. Chỉ vì đa số mọi người ít chú ý tới chúng như ngày cuối năm mà thôi.

Có hai tháng 6 âm lịch trong năm 2025

Bình thường, một năm dương lịch có 12 tháng với 365 ngày; một năm âm lịch cũng 12 tháng nhưng chỉ có 354 ngày. So với năm dương lịch, năm âm lịch ngắn hơn 11 ngày, do đó cứ sau 3 năm sẽ chênh 33 ngày, tức là hơn một tháng.
Để cân bằng thời gian giữa năm âm lịch và năm dương lịch, cứ 3 năm âm lịch phải cho thêm một tháng nhuận. Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn còn chậm hơn so với năm dương lịch. Để khắc phục tình trạng này, cứ 19 năm lại có một lần cách hai năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng 235 tháng âm lịch. Như vậy là còn thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. 7 tháng nhuận đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Dưa hấu trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2022
Bang California công nhận Tết Âm lịch
Vì vậy, muốn tính năm âm lịch có nhuận hay không, ta chỉ cần lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.
Tháng nhuận âm lịch được đặt vào các tháng không có Trung khí, một khái niệm rút ra từ quy luật chuyển động của Trái đất và Mặt trời. Trong đó, tháng Giêng và tháng Chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận âm lịch.
Với cách tính trên, năm dương lịch 2025 là năm nhuận âm lịch vì số 2025 chia cho 19 dư 11. Năm 2025 nhuận vào tháng 6 âm lịch, nghĩa là sẽ có hai tháng 6 âm lịch.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала