https://kevesko.vn/20250116/hoa-ky-thua-nhan-van-nhap-khau-20-nhien-lieu-hat-nhan-tu-nga-34065970.html
Hoa Kỳ thừa nhận vẫn nhập khẩu 20% nhiên liệu hạt nhân từ Nga
Hoa Kỳ thừa nhận vẫn nhập khẩu 20% nhiên liệu hạt nhân từ Nga
Sputnik Việt Nam
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về Tài nguyên Năng lượng Geoffrey Pyatt thừa nhận hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu 20% tổng lượng nhiên liệu hạt nhân từ... 16.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-16T05:58+0700
2025-01-16T05:58+0700
2025-01-16T06:02+0700
thế giới
nga
hoa kỳ
nhập khẩu
nhiên liệu hạt nhân
uranium
https://cdn.img.kevesko.vn/img/438/52/4385227_0:0:3640:2048_1920x0_80_0_0_ddd8b2c4d37758c37dbdeee0add5099d.jpg
Luật tạm thời cấm nhập khẩu uranium từ Nga ở Mỹ có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Trước đó, luật này đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký ban hành vào ngày 13 tháng 5, nhưng vẫn để lại kẽ hở cho người mua Hoa Kỳ với hy vọng nguồn cung vẫn tiếp tục.Quy định pháp lý này có hiệu lực cho đến ngày 31/12/2040, sau đó lệnh cấm nhập khẩu uranium sẽ được dỡ bỏ. Đồng thời, cho đến ngày 1/1/2028 Bộ Năng lượng Hoa Kỳ sau khi tham vấn với Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại vẫn có quyền đưa ra ngoại lệ để tiếp tục nguồn cung nếu việc đó phù hợp với lợi ích của Washington.Trong bài bình luận cho Sputnik, Rosatom gọi đạo luật này là sự phân biệt đối xử và phi thị trường. Tập đoàn nhà nước Nga lưu ý rằng những quyết định mang ý nghĩa chính trị như vậy sẽ phá hoại hoạt động bền vững của thị trường hàng hóa và dịch vụ toàn cầu trong chu trình nhiên liệu hạt nhân. Bình luận nhấn mạnh rằng Rosatom giữ vững vị thế là công ty hàng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với các đối tác nước ngoài quan tâm đến việc hợp tác lâu dài.* Tổ chức bị sếp vào diện không mong muốn ở Nga
https://kevesko.vn/20240517/my-tuyen-bo-bat-dau-mua-nhien-lieu-thay-the-cho-nhien-lieu-hat-nhan-cua-nga-29822648.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/438/52/4385227_239:0:2970:2048_1920x0_80_0_0_1ee37a2728d899682659c1791cfd5b93.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, nga, hoa kỳ, nhập khẩu, nhiên liệu hạt nhân, uranium
thế giới, nga, hoa kỳ, nhập khẩu, nhiên liệu hạt nhân, uranium
Hoa Kỳ thừa nhận vẫn nhập khẩu 20% nhiên liệu hạt nhân từ Nga
05:58 16.01.2025 (Đã cập nhật: 06:02 16.01.2025) Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về Tài nguyên Năng lượng Geoffrey Pyatt thừa nhận hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu 20% tổng lượng nhiên liệu hạt nhân từ Nga.
"Hoa Kỳ vẫn nhận khoảng 20 phần trăm nhiên liệu hạt nhân từ Nga, vì vậy sẽ cần thời gian để xây dựng chuỗi cung ứng vật liệu cho nguồn cung nhiên liệu hạt nhân không phải của Nga", - ông nói khi phát biểu tại Atlantic Council.
Luật tạm thời cấm nhập khẩu uranium từ Nga ở Mỹ có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Trước đó, luật này đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký ban hành vào ngày 13 tháng 5, nhưng vẫn để lại kẽ hở cho người mua Hoa Kỳ với hy vọng nguồn cung vẫn tiếp tục.
Quy định pháp lý này có hiệu lực cho đến ngày 31/12/2040, sau đó lệnh cấm nhập khẩu uranium sẽ được dỡ bỏ. Đồng thời, cho đến ngày 1/1/2028 Bộ Năng lượng Hoa Kỳ sau khi tham vấn với Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại vẫn có quyền đưa ra ngoại lệ để tiếp tục nguồn cung nếu việc đó phù hợp với lợi ích của Washington.
Trong bài bình luận cho Sputnik, Rosatom gọi đạo luật này là sự phân biệt đối xử và phi thị trường. Tập đoàn nhà nước Nga lưu ý rằng những quyết định mang ý nghĩa chính trị như vậy sẽ phá hoại hoạt động bền vững của thị trường hàng hóa và dịch vụ toàn cầu trong chu trình
nhiên liệu hạt nhân. Bình luận nhấn mạnh rằng Rosatom giữ vững vị thế là công ty hàng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với các đối tác nước ngoài quan tâm đến việc hợp tác lâu dài.
* Tổ chức bị sếp vào diện không mong muốn ở Nga