https://kevesko.vn/20250117/viet-nam-siet-kinh-doanh-my-pham-tren-mang-xa-hoi-34087846.html
Việt Nam siết kinh doanh mỹ phẩm trên mạng xã hội
Việt Nam siết kinh doanh mỹ phẩm trên mạng xã hội
Sputnik Việt Nam
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, công bố, nhập khẩu mỹ phẩm yêu cầu tăng cường công tác quản... 17.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-17T14:17+0700
2025-01-17T14:17+0700
2025-01-17T15:17+0700
bộ y tế việt nam
việt nam
mỹ phẩm
mạng xã hội
kinh doanh
điều kiện kinh doanh
người tiêu dùng
tiktok
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/04/32198454_0:304:3000:1992_1920x0_80_0_0_3deeee420a0dc093483f1835e3c52f12.jpg
Theo Cục Quản lý Dược, qua rà soát, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm có vấn đề về thông tin liên hệ. Một số số điện thoại đăng ký không tồn tại, đã ngừng hoạt động hoặc không phải của người đại diện pháp luật. Nhiều trường hợp địa chỉ kê khai không đúng, cơ sở đã chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không cập nhật với cơ quan quản lý. Điều này khiến việc kiểm tra hậu kiểm của cơ quan chức năng gặp khó khăn, gây lãng phí thời gian và cản trở quá trình giám sát.Cục Quản lý Dược yêu cầu các sở y tế trên cả nước tập trung kiểm tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng địa chỉ đã công bố. Đồng thời, Cục cũng đề nghị phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh địa điểm kinh doanh, thông tin liên hệ của các doanh nghiệp vi phạm. Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa mỹ phẩm ra thị trường chưa thực hiện đầy đủ việc lưu giữ và cung cấp hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng.Cục Quản lý Dược đặc biệt nhấn mạnh việc giám sát hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng trực tuyến như sàn thương mại điện tử và mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook*, YouTube. Đây là những kênh tiêu thụ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc quảng cáo vượt quá tính năng công bố của sản phẩm. Những hành vi vi phạm này cần được phát hiện và xử lý kịp thời để bảo vệ người tiêu dùng.Cục cũng yêu cầu xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, đồng thời tiến hành thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không đạt chất lượng và không an toàn. Việc này không chỉ góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm mà còn đảm bảo sức khỏe và quyền lợi chính đáng của người dân.* Hoạt động của Meta bị cấm trên lãnh thổ Nga
https://kevesko.vn/20250108/viet-nam-tang-cuong-cong-tac-y-te-truoc-tet-33938774.html
https://kevesko.vn/20240618/de-xuat-cam-ban-thuoc-tren-mang-xa-hoi-30374257.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/04/32198454_0:0:2668:2001_1920x0_80_0_0_0b2a3dfe3fffeb33ef94f4c28331ab89.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bộ y tế việt nam, việt nam, mỹ phẩm, mạng xã hội, kinh doanh, điều kiện kinh doanh, người tiêu dùng, tiktok
bộ y tế việt nam, việt nam, mỹ phẩm, mạng xã hội, kinh doanh, điều kiện kinh doanh, người tiêu dùng, tiktok
Việt Nam siết kinh doanh mỹ phẩm trên mạng xã hội
14:17 17.01.2025 (Đã cập nhật: 15:17 17.01.2025) Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, công bố, nhập khẩu mỹ phẩm yêu cầu tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hậu kiểm mỹ phẩm, nhằm đảm bảo an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng.
Theo Cục Quản lý Dược, qua rà soát, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm có vấn đề về thông tin liên hệ. Một số số điện thoại đăng ký không tồn tại, đã ngừng hoạt động hoặc không phải của người đại diện
pháp luật. Nhiều trường hợp địa chỉ kê khai không đúng, cơ sở đã chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không cập nhật với cơ quan quản lý. Điều này khiến việc kiểm tra hậu kiểm của cơ quan chức năng gặp khó khăn, gây lãng phí thời gian và cản trở quá trình giám sát.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các sở y tế trên cả nước tập trung kiểm tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng địa chỉ đã công bố. Đồng thời, Cục cũng đề nghị phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh địa điểm kinh doanh, thông tin liên hệ của các doanh nghiệp vi phạm. Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa
mỹ phẩm ra thị trường chưa thực hiện đầy đủ việc lưu giữ và cung cấp hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng.
Cục Quản lý Dược đặc biệt nhấn mạnh việc giám sát hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng trực tuyến như sàn thương mại điện tử và
mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook*, YouTube. Đây là những kênh tiêu thụ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc quảng cáo vượt quá tính năng công bố của sản phẩm. Những hành vi vi phạm này cần được phát hiện và xử lý kịp thời để bảo vệ người tiêu dùng.
Cục cũng yêu cầu xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, đồng thời tiến hành thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không đạt chất lượng và không an toàn. Việc này không chỉ góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm mà còn đảm bảo sức khỏe và quyền lợi chính đáng của người dân.
* Hoạt động của Meta bị cấm trên lãnh thổ Nga