https://kevesko.vn/20250121/thu-tuong-nhat-ban-day-cac-nuoc-dong-nam-a-chay-dua-vu-trang-34141550.html
Thủ tướng Nhật Bản đẩy các nước Đông Nam Á chạy đua vũ trang
Thủ tướng Nhật Bản đẩy các nước Đông Nam Á chạy đua vũ trang
Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã thực hiện chuyến thăm các nước Đông Nam Á. Trọng tâm của chuyến thăm là hợp tác trong lĩnh vực an ninh, nhà phân tích... 21.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-21T17:34+0700
2025-01-21T17:34+0700
2025-01-21T18:01+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
hợp tác
chạy đua vũ trang
nhật bản
đông nam á
thế giới
chính trị
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/01/32127555_0:0:3065:1725_1920x0_80_0_0_9e104194f305a75e318b771268c59d5a.jpg
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòngTrong chuyến thăm đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á, Thủ tướng Nhật Bản đã đến Malaysia và Indonesia. Tokyo coi những quốc gia này là những đối tác cùng chí hướng. Ishiba đã gặp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto. Cả ba nhà lãnh đạo đều mới nhậm chức và chuyến thăm này rất quan trọng để thiết lập các mối quan hệ cá nhân giữa các chính trị gia.Kết quả của chuyến thăm có thể cho rằng cả Jakarta và Kuala Lumpur đều đồng ý tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực tài nguyên và cơ sở hạ tầng "để đảm bảo an ninh năng lượng", bao gồm việc tiếp tục xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Malaysia. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong các cuộc đàm phán, các bên không chỉ thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như thương mại và đầu tư mà còn cả các vấn đề an ninh. Thủ tướng Nhật Bản hứa tăng cường hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực quốc phòng. Đằng sau những lời hứa này là quyết định thực tế của chính phủ Nhật Bản về việc phân bổ 5 tỷ yên (33 triệu USD) cho chương trình OSA (Hỗ trợ chính thức về an ninh). Các quốc gia nhận hỗ trợ này bao gồm Malaysia, Indonesia và Philippines.Chương trình OSA, được chính phủ Nhật Bản thông qua vào năm 2022, nhằm cung cấp thiết bị, vật tư và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng quốc phòng cho các nước đối tác, chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đáng lưu ý là khoản hỗ trợ này được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại chứ không phải khoản vay. Malaysia là quốc gia đầu tiên nhận được hỗ trợ từ Nhật Bản theo chương trình OSA vào năm 2023, với các thiết bị radar, tàu cứu hộ và máy bay không người lái trị giá 400 triệu yên.Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nhật Bản cũng hứa với Malaysia sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực tuần duyên, và Indonesia sẽ nhận được 2 tàu tuần tra cao tốc. Ngoài ra, Tokyo và Jakarta đang xem xét khả năng hợp tác sản xuất tàu chiến dựa trên mẫu tàu khu trục "Mogami" của Nhật Bản.Mục tiêu của Thủ tướng Nhật BảnChuyến thăm của Ishiba là chuyến thăm đầu tiên của ông đến khu vực, qua đó thiết lập mối quan hệ cá nhân của Thủ tướng Nhật Bản với Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Malaysia. Tuy nhiên, mục tiêu của chuyến thăm không chỉ dừng lại ở đó. Trước chuyến công du, Ishiba tuyên bố với báo giới rằng chính phủ của ông muốn "coi trọng hơn" quan hệ với Đông Nam Á, bởi vì tình hình quốc tế đang trở nên "ngày càng bất ổn", và ông sẽ tiếp tục kêu gọi Jakarta và Kuala Lumpur "đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định cho Nhật Bản".Sự "bất ổn" trong tình hình quốc tế mà Nhật Bản nhắc đến có liên quan đến việc ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, người có thể thay đổi chính sách của Mỹ trong khu vực. Ngoài ra, Tokyo vẫn coi sự trỗi dậy về chính trị và kinh tế của Trung Quốc là mối đe dọa đối với vị thế của Nhật Bản trong nền kinh tế và chính trị khu vực. Nhiều nhà quan sát địa phương cho rằng Ishiba có thể đã thảo luận với các nhà lãnh đạo châu Á về cách đối phó với hai cường quốc này – Mỹ và Trung Quốc.Tokyo cũng tính đến yếu tố địa lý. Indonesia và Malaysia nằm ở giao lộ của các tuyến đường biển chính, đường hàng không và đường cáp ngầm, có ý nghĩa sống còn đối với thương mại và an ninh của Nhật Bản.Việc tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước Đông Nam Á cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển tiềm lực quân sự của Nhật Bản. Hợp tác này phần nào đi ngược lại hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, nhưng vì các đối tác châu Á không phản đối, nên tham vọng quân sự hóa của giới cầm quyền Nhật Bản tiếp tục phát triển.Hậu quả tiêu cực đối với Đông Nam Á do việc nhận viện trợ quân sự miễn phí từ Nhật Bản cũng rất rõ ràng. Thông qua viện trợ, Tokyo đang đẩy các nước châu Á vào con đường quân sự hóa, làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và khơi dậy tâm lý bài Trung Quốc trong cộng đồng dân cư địa phương.
https://kevesko.vn/20241229/su-bat-on-tai-nhat-ban-va-han-quoc-phan-anh-van-de-cua-my-tai-chau-a-33839885.html
https://kevesko.vn/20230711/trung-quoc-quan-trong-hon-vi-sao-van-phong-cua-nato-o-nhat-ban-bi-tri-hoan-24077155.html
nhật bản
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/01/32127555_263:0:2994:2048_1920x0_80_0_0_849e1a8c0087d69ee5b3b0a679dbe14b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, hợp tác, chạy đua vũ trang, nhật bản, đông nam á, thế giới, chính trị, tác giả
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, hợp tác, chạy đua vũ trang, nhật bản, đông nam á, thế giới, chính trị, tác giả
Thủ tướng Nhật Bản đẩy các nước Đông Nam Á chạy đua vũ trang
17:34 21.01.2025 (Đã cập nhật: 18:01 21.01.2025) Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã thực hiện chuyến thăm các nước Đông Nam Á. Trọng tâm của chuyến thăm là hợp tác trong lĩnh vực an ninh, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của ông.
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng
Trong chuyến thăm đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á,
Thủ tướng Nhật Bản đã đến Malaysia và Indonesia. Tokyo coi những quốc gia này là những đối tác cùng chí hướng. Ishiba đã gặp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto. Cả ba nhà lãnh đạo đều mới nhậm chức và chuyến thăm này rất quan trọng để thiết lập các mối quan hệ cá nhân giữa các chính trị gia.
Kết quả của chuyến thăm có thể cho rằng cả Jakarta và Kuala Lumpur đều đồng ý tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực tài nguyên và cơ sở hạ tầng "để đảm bảo an ninh năng lượng", bao gồm việc tiếp tục xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Malaysia. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong các cuộc đàm phán, các bên không chỉ thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như thương mại và đầu tư mà còn cả các vấn đề an ninh. Thủ tướng Nhật Bản hứa tăng cường hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á trong lĩnh vực quốc phòng. Đằng sau những lời hứa này là quyết định thực tế của chính phủ Nhật Bản về việc phân bổ 5 tỷ yên (33 triệu USD) cho chương trình OSA (Hỗ trợ chính thức về an ninh). Các quốc gia nhận hỗ trợ này bao gồm Malaysia, Indonesia và Philippines.
29 Tháng Mười Hai 2024, 16:18
Chương trình OSA, được chính phủ Nhật Bản thông qua vào năm 2022, nhằm cung cấp thiết bị, vật tư và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng quốc phòng cho các nước đối tác, chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đáng lưu ý là khoản hỗ trợ này được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại chứ không phải khoản vay. Malaysia là quốc gia đầu tiên nhận được hỗ trợ từ Nhật Bản theo chương trình OSA vào năm 2023, với các thiết bị radar, tàu cứu hộ và máy bay không người lái trị giá 400 triệu yên.
Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nhật Bản cũng hứa với Malaysia sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực tuần duyên, và Indonesia sẽ nhận được 2 tàu tuần tra cao tốc. Ngoài ra, Tokyo và Jakarta đang xem xét khả năng hợp tác sản xuất tàu chiến dựa trên mẫu tàu khu trục "Mogami" của Nhật Bản.
Mục tiêu của Thủ tướng Nhật Bản
Chuyến thăm của Ishiba là chuyến thăm đầu tiên của ông đến khu vực, qua đó thiết lập mối quan hệ cá nhân của Thủ tướng Nhật Bản với Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Malaysia. Tuy nhiên, mục tiêu của chuyến thăm không chỉ dừng lại ở đó. Trước chuyến công du, Ishiba tuyên bố với báo giới rằng chính phủ của ông muốn "coi trọng hơn" quan hệ với Đông Nam Á, bởi vì tình hình quốc tế đang trở nên "ngày càng bất ổn", và ông sẽ tiếp tục kêu gọi Jakarta và Kuala Lumpur "đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định cho Nhật Bản".
Sự "bất ổn" trong tình hình quốc tế mà Nhật Bản nhắc đến có liên quan đến việc ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, người có thể thay đổi chính sách của Mỹ trong khu vực. Ngoài ra, Tokyo vẫn coi sự trỗi dậy về chính trị và kinh tế của Trung Quốc là mối đe dọa đối với vị thế của Nhật Bản trong nền kinh tế và chính trị khu vực. Nhiều nhà quan sát địa phương cho rằng Ishiba có thể đã thảo luận với các nhà lãnh đạo châu Á về cách đối phó với hai cường quốc này – Mỹ và Trung Quốc.
Tokyo cũng tính đến yếu tố địa lý. Indonesia và Malaysia nằm ở giao lộ của các tuyến đường biển chính, đường hàng không và đường cáp ngầm, có ý nghĩa sống còn đối với thương mại và an ninh của Nhật Bản.
Việc tăng cường hợp tác quốc phòng với
các nước Đông Nam Á cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển tiềm lực quân sự của Nhật Bản. Hợp tác này phần nào đi ngược lại hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, nhưng vì các đối tác châu Á không phản đối, nên tham vọng quân sự hóa của giới cầm quyền Nhật Bản tiếp tục phát triển.
Hậu quả tiêu cực đối với Đông Nam Á do việc nhận viện trợ quân sự miễn phí từ Nhật Bản cũng rất rõ ràng. Thông qua viện trợ, Tokyo đang đẩy các nước châu Á vào con đường quân sự hóa, làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và khơi dậy tâm lý bài Trung Quốc trong cộng đồng dân cư địa phương.