https://kevesko.vn/20250122/nhung-tuyen-bo-manh-me-cua-trump-tiep-tuc-mang-tinh-than-cua-nhiem-ky-10-34154944.html
Những tuyên bố mạnh mẽ của Trump tiếp tục mang “tinh thần” của nhiệm kỳ 1.0
Những tuyên bố mạnh mẽ của Trump tiếp tục mang “tinh thần” của nhiệm kỳ 1.0
Sputnik Việt Nam
Donald Trump với nhiều “vấn đề hình sự” còn đang được Tòa án tối cao Mỹ “tạm gác lại” hẳn sẽ không dễ dàng thực hiện những lời hứa của mình, bởi nhiệm kỳ 2.0... 22.01.2025, Sputnik Việt Nam
2025-01-22T16:27+0700
2025-01-22T16:27+0700
2025-01-22T16:27+0700
quan điểm-ý kiến
nhà trắng
tổng thống mỹ
hoa kỳ
donald trump
thế giới
tác giả
chính trị
chuyên gia
đầu tư
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/16/34154675_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_f820bf6f3419ba1f54ac3df5deef6477.jpg
Ngày thứ Hai, 20/1/2025, tại Washington đã diễn ra Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và Phó Tổng thống James David Vance.Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 Donald Trump ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức đã có bài phát biểu nhậm chức. Trong bài phát biểu của mình, ông Trump hứa sẽ đảm bảo sự tôn trọng nước Mỹ trên thế giới và tuyên bố rằng, ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông sẽ ký một số sắc lệnh mang tính lịch sử.Những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump tại nhiệm kỳ 2.0 vẫn tiếp tục mang “tinh thần” của nhiệm kỳ 1.0Tân Tổng thống Hoa Kỳ Trump hứa sẽ đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên hàng đầu, điều này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Hoa Kỳ.“Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu ngay bây giờ… Từ hôm nay, đất nước ta sẽ thịnh vượng và một lần nữa được cả thế giới tôn trọng. Chúng ta sẽ trở thành niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không còn cho phép bất kỳ ai lợi dụng chúng ta nữa”, - ông Trump tuyên bố trong bài phát biểu dài 30 phút của mình.Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nhấn mạnh rằng, vấn đề của nước Mỹ không nằm ở chỗ tiềm lực của nước Mỹ yếu đi hay có những thế lực nào khác trên thế giới “tấn công” nước Mỹ, nếu không bằng quân sự thì cũng bằng kinh tế và các cuộc chiến tranh phi truyền thống như chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ.v.v… Điều cốt yếu nhất đối với nước Mỹ chính là sự thiếu nhất quán về sách lược đối nội và đối ngoại. Sự thiếu nhất quán này bộc lộ rõ nhất ở sự xung đột lợi ích giữa hai thế lực tư bản lớn nhất ở Mỹ là các tập đoàn tư bản công nghiệp-kỹ nghệ tập trung trong đảng Cộng hòa và các tập đoàn tư bản tài chính-ngân hàng, tập trung trong đảng Dân chủ.Đối với các tập đoàn tư bản tài chính-ngân hàng thì lợi nhuận chủ yếu mà họ thu được là thông qua đầu tư. Và đầu tư ra nước ngoài, ra các khu vực có giá nhân công rẻ mạt, có tài nguyên phong phú, có nguồn nhiên liệu và nguyên liệu dồi dào… với giá rẻ chính là nguồn lợi của các tập đoàn tư bản này. Tuy nhiên, việc đầu tư ra nước ngoài và các khu vực khác trên thế giới đã làm suy yếu các nguồn đầu tư để phát triển công nghiệp và kỹ nghệ trong nội địa nước Mỹ, đặc biệt là sự tụt hậu về công nghệ của nước Mỹ so với các cường quốc đang lên khác như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và thậm chí là cả khối EU.Đây là điều khó chấp nhận được đối với giới tư bản công nghiệp-kỹ nghệ Mỹ cũng như đối với các thành viên đảng Cộng hòa. Chính vì vậy mà trong cương lĩnh tranh cử ở nhiệm kỳ 1.0, Donald Trump đã tuyên bố không úp mở rằng ông ta sẽ lôi kéo các nguồn đầu tư trở lại nội địa nước Mỹ để củng cố lại nền công nghiệp-kỹ nghệ cũng như khoa học-công nghệ của quốc gia.Không chứa đựng chủ trương chiến lược mớiCòn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, khó khăn rất lớn đối với Mỹ là việc Mỹ dính líu của Mỹ ngày càng sâu sắc vào Châu Âu, vào hai vấn đề là xung đột ở Ukraina và câu chuyện “bao cấp quốc phòng” đối với EU. Chỉ riêng một sự dính líu vào Ukraina đã là đủ để nước Mỹ gặp phải nhiều rắc rối với những “chiếc thùng không đáy” ở nước này thì gánh nặng “bao cấp quốc phòng” của Mỹ đối với các đồng minh NATO còn lớn hơn nhiều lần. Mặc dù các nhà công nghiệp quốc phòng Mỹ được lợi trong việc “giúp đỡ” các đồng minh thanh thải vũ khí cũ trên chiến trường Ukraina và mua sắm vũ khí mới từ Mỹ nhưng chừng đó là chưa đủ để ổn định lại xã hội Mỹ, đặc biệt là các vấn đề về an sinh xã hội và phát triển công nghệ mới, trong đó có công nghệ quân sự-quốc phòng.Các chuyên gia kết luận, tuy chủ trương của Mỹ vì lợi ích quốc gia là trên hết nhưng Donald Trump sẽ có những sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với hoàn cảnh mới, với thực tế mới. Đó là sự phát triển của BRICS, sự hình thành những trung tâm quyền lực kinh tế mới có tầm cỡ toàn cầu, sự hình thành những điểm nóng xung đột mới có nguy cơ lôi cuốn nước Mỹ và những cuộc xung đột không liên quan hoặc ít liên quan đến nước Mỹ.Chủ trương muốn tạo cho nước Mỹ một “củ cà rốt” to hơn, có sức hấp dẫn hơnTân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố, dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội hùng mạnh nhất thế giới sẽ được xây dựng.“Như chúng tôi đã làm vào năm 2017, chúng tôi sẽ một lần nữa xây dựng quân đội mạnh nhất mà thế giới từng chứng kiến…Chúng ta sẽ đo lường thành công không chỉ bằng những trận chiến chúng ta giành chiến thắng mà còn bằng những cuộc chiến chúng ta chấm dứt và có lẽ quan trọng nhất là bằng những cuộc chiến chúng ta không bao giờ tham gia”. Nhưng Trump nhấn mạnh rằng, di sản lớn nhất của nhiệm kỳ tổng thống mới của ông chính là mong muốn trở thành người gìn giữ hòa bình và đoàn kết."Đó là điều tôi muốn: trở thành người gìn giữ hòa bình và đoàn kết", - ông nói và hứa sẽ chấm dứt mọi cuộc chiến tranh. Đồng thời, Trump không hề nhắc đến Ukraina hay Nga trong bài phát biểu của mình.Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhận xét: với những tuyên bố này, tổng thống Donald Trump đã giới hạn những mục tiêu trong nhiệm kỳ thứ hai của mình cũng như giới hạn các mục tiêu có tính chất khả thi hơn, “khiêm tốn” hơn những mục tiêu mà ông ta đã vạch ra trong nhiệm kỳ 1.0 của mình.Những tuyên bố về việc không tham gia vào các cuộc chiến của Donald Trump còn có ý nhắc nhở các đồng minh của Mỹ trong NATO rằng họ hãy tự lo liệu cho chính mình, rằng “cái ô hạt nhân” mà người Mỹ đã giương ra” để che chở cho các đồng mình không phải là vạn năng trước các vũ khí công nghệ cao đến từ Nga và các cường quốc khác. Nói cách khác thì lợi ích của nước Mỹ phải được coi trọng hàng đầu chứ không phải là những ảnh hưởng “địa chính trị” hão huyền của Mỹ ở Châu Âu, Châu Á-Thái Bình Dương hay ở các khu vực khác trên thế giới, chỉ loại trừ Châu Mỹ La tinh vốn là cái sân sau của họ.Người Mỹ muốn quên đi thất bại của họ ở UkrainaNhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng nói thêm rằng, trước đây, người Mỹ có thể lợi dụng mâu thuẫn Xô-Trung để đánh vào “hậu phương xa” của Việt Nam là hai đồng minh chủ chốt. Còn hiện nay, sự hiện diện của Nga trên lãnh thổ vốn thuộc Liên Xô cũ, có cùng nguồn gốc lịch sử, văn hóa, xã hội với Liên bang Nga đã tạo ra nhiều bài toán hóc búa hơn nhiều đối với Donald Trump và bộ sậu của ông ta. Đó là chưa kể đến những đối thủ của Donald Trump thuộc phe dân chủ chỉ chực chờ cơ hội để “chọc gậy bánh xe” đối với ông chủ mới của Nhà Trắng.
https://kevesko.vn/20250121/chuyen-gia-trump-dua-ra-nhung-y-tuong-cap-tien-va-khong-muon-thao-luan-bat-cu-dieu-gi-34144143.html
https://kevesko.vn/20250122/tong-thong-trump-nhan-duoc-canh-bao-dang-lo-ngai-ve-nga-34147007.html
https://kevesko.vn/20250121/lanh-dao-viet-nam-gui-thu-chuc-mung-ong-donald-trump-34135842.html
https://kevesko.vn/20250122/trump-chi-thi-cham-dut-xung-dot-o-ukraina-trong-vong-100-ngay-34152627.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/01/16/34154675_201:0:2932:2048_1920x0_80_0_0_ac5e07416437f1e14dfe313151b46915.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quan điểm-ý kiến, nhà trắng, tổng thống mỹ, hoa kỳ, donald trump, thế giới, tác giả, chính trị, chuyên gia, đầu tư, trung quốc, chiến tranh thương mại, châu âu, eu, joe biden, brics, nato
quan điểm-ý kiến, nhà trắng, tổng thống mỹ, hoa kỳ, donald trump, thế giới, tác giả, chính trị, chuyên gia, đầu tư, trung quốc, chiến tranh thương mại, châu âu, eu, joe biden, brics, nato
Ngày thứ Hai, 20/1/2025, tại Washington đã diễn ra Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và Phó Tổng thống James David Vance.
Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 Donald Trump ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức đã có bài phát biểu nhậm chức. Trong bài phát biểu của mình, ông Trump hứa sẽ đảm bảo sự tôn trọng nước Mỹ trên thế giới và tuyên bố rằng, ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông sẽ ký một số sắc lệnh mang tính lịch sử.
Những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump tại nhiệm kỳ 2.0 vẫn tiếp tục mang “tinh thần” của nhiệm kỳ 1.0
Tân Tổng thống Hoa Kỳ Trump hứa sẽ đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên hàng đầu, điều này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Hoa Kỳ.
“Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu ngay bây giờ… Từ hôm nay, đất nước ta sẽ thịnh vượng và một lần nữa được cả thế giới tôn trọng. Chúng ta sẽ trở thành niềm ghen tị của mọi quốc gia và sẽ không còn cho phép bất kỳ ai lợi dụng chúng ta nữa”, - ông Trump tuyên bố trong bài phát biểu dài 30 phút của mình.
“Thực ra thì những tuyên bố của tổng thống Donald Trump tại nhiệm kỳ 2.0 vẫn tiếp tục mang “tinh thần” của nhiệm kỳ 1.0. Đó là “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đây là vấn đề không chỉ của riêng đảng Cộng hòa và cá nhân ông Donald Trump mà còn là mục tiêu của chính giới Mỹ”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nhấn mạnh rằng, vấn đề của nước Mỹ không nằm ở chỗ tiềm lực của nước Mỹ yếu đi hay có những thế lực nào khác trên thế giới “tấn công” nước Mỹ, nếu không bằng quân sự thì cũng bằng kinh tế và các cuộc chiến tranh phi truyền thống như chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ.v.v… Điều cốt yếu nhất đối với nước Mỹ chính là sự thiếu nhất quán về sách lược đối nội và đối ngoại. Sự thiếu nhất quán này bộc lộ rõ nhất ở sự xung đột lợi ích giữa hai thế lực tư bản lớn nhất ở Mỹ là các tập đoàn tư bản công nghiệp-kỹ nghệ tập trung trong đảng Cộng hòa và các tập đoàn tư bản tài chính-ngân hàng, tập trung trong đảng Dân chủ.
Đối với các tập đoàn tư bản tài chính-ngân hàng thì lợi nhuận chủ yếu mà họ thu được là thông qua đầu tư. Và đầu tư ra nước ngoài, ra các khu vực có giá nhân công rẻ mạt, có tài nguyên phong phú, có nguồn nhiên liệu và nguyên liệu dồi dào… với giá rẻ chính là nguồn lợi của các tập đoàn tư bản này. Tuy nhiên, việc đầu tư ra nước ngoài và các khu vực khác trên thế giới đã làm suy yếu các nguồn đầu tư để phát triển công nghiệp và kỹ nghệ trong nội địa nước Mỹ, đặc biệt là sự tụt hậu về công nghệ của nước Mỹ so với các cường quốc đang lên khác như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và thậm chí là cả khối EU.
Đây là điều khó chấp nhận được đối với giới tư bản công nghiệp-kỹ nghệ Mỹ cũng như đối với các thành viên đảng Cộng hòa. Chính vì vậy mà trong cương lĩnh tranh cử ở nhiệm kỳ 1.0, Donald Trump đã tuyên bố không úp mở rằng ông ta sẽ lôi kéo các nguồn đầu tư trở lại nội địa nước Mỹ để củng cố lại nền công nghiệp-kỹ nghệ cũng như khoa học-công nghệ của quốc gia.
“Nếu như ở nhiệm kỳ 2016-2019, việc này đã rất khó khăn do một loạt các định chế đã hình thành mà chỉ một cuộc “Chiến tranh thương mại” với Trung Quốc cũng đủ để động chạm đến lợi ích của các tập đoàn tư bản tài chính-ngân hàng và gây nhiều phản ứng bất lợi thì trong nhiệm kỳ 2.0 (2025-2028), nhiệm vụ đó còn khó khăn hơn gấp bội. Điều dễ thấy nhất là hậu quả của Đại dịch COVID-19 vẫn còn chưa thể khắc phục hết. Các chính sách tái nhập cư ồ ạt do chính quyền Joe Biden chủ trương đã tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao trong xã hội Mỹ. Những thành quả mà chính quyền Donald Trump 1.0 đạt được trên lĩnh vực này hầu như bị xóa sổ”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Không chứa đựng chủ trương chiến lược mới
Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long, khó khăn rất lớn đối với Mỹ là việc Mỹ dính líu của Mỹ ngày càng sâu sắc vào Châu Âu, vào hai vấn đề là xung đột ở Ukraina và câu chuyện “bao cấp quốc phòng” đối với EU. Chỉ riêng một sự dính líu vào Ukraina đã là đủ để nước Mỹ gặp phải nhiều rắc rối với những “chiếc thùng không đáy” ở nước này thì gánh nặng “bao cấp quốc phòng” của Mỹ đối với các đồng minh NATO còn lớn hơn nhiều lần. Mặc dù các nhà công nghiệp quốc phòng Mỹ được lợi trong việc “giúp đỡ” các đồng minh thanh thải vũ khí cũ trên chiến trường Ukraina và mua sắm vũ khí mới từ Mỹ nhưng chừng đó là chưa đủ để ổn định lại xã hội Mỹ, đặc biệt là các vấn đề về an sinh xã hội và phát triển công nghệ mới, trong đó có công nghệ quân sự-quốc phòng.
“Tuyên bố của tổng thống Mỹ có phần hơi khoa trương, có chút khiêu khích nhằm tập trung sự chú ý của dư luận Mỹ nhưng thực chất, không chứa đựng chủ trương chiến lược mới. Việc thực hiện tuyên bố hùng hồn nói trên của ông Trump sẽ khó khăn hơn rất nhiều do sự thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới trong 4 năm cầm quyền của Joe Biden đã làm cho nước Mỹ “chậm chân” trong “ván cờ toàn cầu” mới”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận về tuyên bố của ông Trump trong cuộc trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Các chuyên gia kết luận, tuy chủ trương của Mỹ vì lợi ích quốc gia là trên hết nhưng Donald Trump sẽ có những sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với hoàn cảnh mới, với thực tế mới. Đó là
sự phát triển của BRICS, sự hình thành những trung tâm quyền lực kinh tế mới có tầm cỡ toàn cầu, sự hình thành những điểm nóng xung đột mới có nguy cơ lôi cuốn nước Mỹ và những cuộc xung đột không liên quan hoặc ít liên quan đến nước Mỹ.
Chủ trương muốn tạo cho nước Mỹ một “củ cà rốt” to hơn, có sức hấp dẫn hơn
Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố, dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội hùng mạnh nhất thế giới sẽ được xây dựng.
“Như chúng tôi đã làm vào năm 2017, chúng tôi sẽ một lần nữa xây dựng quân đội mạnh nhất mà thế giới từng chứng kiến…Chúng ta sẽ đo lường thành công không chỉ bằng những trận chiến chúng ta giành chiến thắng mà còn bằng những cuộc chiến chúng ta chấm dứt và có lẽ quan trọng nhất là bằng những cuộc chiến chúng ta không bao giờ tham gia”. Nhưng Trump nhấn mạnh rằng, di sản lớn nhất của nhiệm kỳ tổng thống mới của ông chính là mong muốn trở thành người gìn giữ hòa bình và đoàn kết.
"Đó là điều tôi muốn: trở thành người gìn giữ hòa bình và đoàn kết", - ông nói và hứa sẽ chấm dứt mọi cuộc chiến tranh. Đồng thời, Trump không hề nhắc đến Ukraina hay Nga trong bài phát biểu của mình.
“Tôi thấy trong tuyên bố này có sự mâu thuẫn. Một mặt, ông Trump nói ông ta muốn trở thành người gìn giữ hòa bình và đoàn kết. Mặt khác, ông ta tuyên bố sẽ xây dựng quận đội hùng mạnh nhất thế giới. Cho nên, cũng có thể hiểu Tổng thống Trump và chính quyền của ông sẽ sử dụng những phương pháp nào để thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ trên trường thế giới”, - Nhà báo quốc tế Trần Hoàng nói với Sputnik.
Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhận xét: với những tuyên bố này, tổng thống Donald Trump đã giới hạn những mục tiêu trong nhiệm kỳ thứ hai của mình cũng như giới hạn các mục tiêu có tính chất khả thi hơn, “khiêm tốn” hơn những mục tiêu mà ông ta đã vạch ra trong nhiệm kỳ 1.0 của mình.
“Tuyên bố của ông Donald Trump về việc “sẽ đo lường thành công không chỉ bằng những trận chiến chúng ta giành chiến thắng mà còn bằng những cuộc chiến chúng ta chấm dứt và có lẽ quan trọng nhất là bằng những cuộc chiến chúng ta không bao giờ tham gia” cho thấy tính hướng nội nhiều hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ ít nhất trong 4 năm tiếp theo”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
“Tuyên bố trên thể hiện sự điều chỉnh về chính sách ngoại giao. Câu nói muốn “trở thành người gìn giữ hòa bình và đoàn kết” của Donald Trump không hẳn chỉ mang tính chất mị dân hay “ru ngủ” các đối thủ mà là chủ trương muốn tạo cho nước Mỹ một “củ cà rốt” to hơn có sức hấp dẫn lớn hơn, có tác dụng chiêu dụ lòng người hơn là “cây gậy” mà họ luôn sẵn sàng vung lên và đã từng vung lên nhiều lần kể từ hơn 35 năm qua khi Mỹ chiếm vị trí độc tôn, bá chủ sức mạnh toàn cầu cả về chính trị, kinh tế và quân sự”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận.
Những tuyên bố về việc không tham gia vào các cuộc chiến của Donald Trump còn có ý nhắc nhở các đồng minh của Mỹ trong NATO rằng họ hãy tự lo liệu cho chính mình, rằng “cái ô hạt nhân” mà người Mỹ đã giương ra” để che chở cho các đồng mình không phải là vạn năng trước các vũ khí công nghệ cao đến từ Nga và các cường quốc khác. Nói cách khác thì lợi ích của nước Mỹ phải được coi trọng hàng đầu chứ không phải là những ảnh hưởng “địa chính trị” hão huyền của Mỹ ở Châu Âu, Châu Á-Thái Bình Dương hay ở các khu vực khác trên thế giới, chỉ loại trừ Châu Mỹ La tinh vốn là cái sân sau của họ.
Người Mỹ muốn quên đi thất bại của họ ở Ukraina
“Việc Donald Trump không hề nhắc đến Nga và Ukraina cũng như Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga gián tiếp cho thấy rằng người Mỹ muốn quên đi thất bại của họ ở Ukraina giống như họ từng muốn quên đi thất bại của Mỹ ở Việt Nam hơn nửa thế kỷ trước. Tuy nhiên, chính quyền Joe Biden đã để lại một di sản không mấy dễ chịu ở Ukraina cho chính quyền Donald Trump 2.0. Giống như ở Việt Nam, việc buông bỏ Ukraina cũng như giảm dần ảnh hưởng ở Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu mà không bị “muối mặt” trước các đồng minh và dư luận thế giới không hề là việc dễ dàng”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng nói thêm rằng, trước đây, người Mỹ có thể lợi dụng mâu thuẫn Xô-Trung để đánh vào “hậu phương xa” của Việt Nam là hai đồng minh chủ chốt. Còn hiện nay, sự hiện diện của Nga trên lãnh thổ vốn thuộc Liên Xô cũ, có cùng nguồn gốc lịch sử, văn hóa, xã hội với Liên bang Nga đã tạo ra nhiều bài toán hóc búa hơn nhiều đối với Donald Trump và bộ sậu của ông ta. Đó là chưa kể đến những đối thủ của Donald Trump thuộc phe dân chủ chỉ chực chờ cơ hội để “chọc gậy bánh xe” đối với ông chủ mới của Nhà Trắng.
“Donald Trump với nhiều “vấn đề hình sự” còn đang được Tòa án tối cao Mỹ “tạm gác lại” hẳn sẽ không dễ dàng thực hiện những lời hứa của mình, bởi nhiệm kỳ 2.0 của Donald Trump chỉ có 4 năm. Mặc dù chiếm ưu thế ở cả bộ ba quyền lực chính trị Mỹ (gồm Phủ Tổng thống, Hạ nghị viện, Thượng nghị viện) nhưng chỉ còn 2 năm nữa là người dân Mỹ sẽ bầu lại một nửa số ghế ở Hạ nghị viện. Vì vậy, Thời gian sẽ là một thách thức rất lớn đối với “ông chủ mới mà không mới” của Nhà Trắng”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.