Cách bày mâm ngũ quả Tết Ất Tỵ 2025

© Sputnik . TTXVN - Phan Thanh VũCác thí sinh tham gia Hội thi trang trí mâm ngũ quả với chủ đề “Tết sum vầy - Nhân niềm hạnh phúc” do Công đoàn viên chức Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Các thí sinh tham gia Hội thi trang trí mâm ngũ quả với chủ đề “Tết sum vầy - Nhân niềm hạnh phúc” do Công đoàn viên chức Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2025
Đăng ký
Việc chưng mâm ngũ quả đã trở thành truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam. Gia chủ dâng cúng mâm ngũ quả lên Trời Phật, tổ tiên, thể hiện sự thành kính cũng như ước mong về một năm mới an khang, thịnh vượng.
Dù có những khác biệt trong việc bài trí mâm ngủ quả ở 3 miền Bắc, Trung và Nam, yếu tố quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của con cháu hướng về tổ tiên, nguồn cội trong những ngày đầu Xuân mới.

Tục chưng mâm ngũ quả có từ khi nào?

Theo quan niệm của nhiều người, mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương-ngũ hành, cầu tài cầu phúc nên họ sẵn sàng chi rất nhiều tiền để có được mâm ngũ quả đặc biệt, hợp phong thủy nhằm cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt.
Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu phong thủy Phạm Đình Hải (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người Việt Nam), mâm ngũ quả thật ra không tượng trưng cho âm dương- ngũ hành, cũng không được ghi chép trong các thư tịch liên quan đến phong thủy, địa lý, âm dương hoặc kinh sách của đạo Nho hay đạo Lão.
Cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến 2.6 sáng tạo nên một không gian đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam ở Nam Sudan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2025
Bác sĩ bệnh viện dã chiến Việt Nam tái hiện Tết quê hương tại Nam Sudan
Trong kinh Vu Lan của nhà Phật có nói đến 5 loại trái cây mà các tì khưu (tu sĩ Phật giáo) phải nấu chín hoặc gọt vỏ mới được ăn. Theo đó, thứ nhất là loại quả có hạt như táo, hạnh, đào, mận. Thứ hai là loại quả có da như dưa, lê, dâu. Thứ ba là loại quả có vỏ như dừa, hồ đào, thạch lựu. Thứ tư là loại quả có vỏ sần sùi như tùng, bách. Thứ năm là loại quả có góc cạnh như ấu, các loại đậu lớn nhỏ...
"Năm loại trái cây trên đây vốn được dùng để cúng dường trong pháp hội Vu lan bồn, sau dùng để cúng trong nghi lễ thờ Phật, rộng ra là trong lễ tiết cúng tế nói chung", ông Hải cho biết.
Chuyên gia này nói thêm, trong một số tư liệu từ khoảng thế kỉ V, VI hoặc VII trước Công nguyên có thuật lại việc cúng dường ngũ quả đã có khi Đức Phật còn tại thế ở Ấn Độ.
Truyền thuyết Trung Quốc ghi lại, ở thế kỉ VI sau Công nguyên, vua Lương Vũ Đế là người đầu tiên tổ chức lễ Vu Lan. Lễ này sau trở nên thịnh hành ở thời Đường, thời Tống. Vào dịp Tết, các nước có bề dày Phật giáo thường dâng cúng mâm ngũ quả để tế lễ.
"Bởi vậy, ý nghĩa sâu xa nhất của mâm ngũ quả là nói về đạo hiếu. Mâm ngũ quả là phẩm vật trang trọng nhất trên bàn thờ gia tiên trong ngày Tết. Điều đó cho thấy người Việt Nam đặc biệt coi trọng đạo hiếu", chuyên gia nhấn mạnh.
Gần 1.000 chuyến bay tại sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 23 tháng Chạp - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2025
Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục trong ngày cao điểm Tết Nguyên đán 2025
Cũng theo ông Phạm Đình Hải, trước đây người dân thường chọn những loại quả thơm ngon nhất trong vườn nhà để dâng cúng tổ tiên với lòng thành kính.
Tuy có nguồn gốc từ tôn giáo, tín ngưỡng nhưng do ít người biết, ít được nhắc đến nên lễ vật này bị "dân gian hóa" dẫn đến lầm tưởng là một tập quán dân gian. Từ đó, cách hiểu về mâm ngũ quả dần trở nên khác biệt, tùy thuộc điều kiện tự nhiên và quan niệm văn hóa mỗi vùng miền.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Cũng bởi quan niệm liên hệ ngũ quả với ngũ hành, nhiều người cho rằng phải bày 5 loại quả với màu sắc khác nhau để phù hợp với ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), là 5 yếu tố cơ bản tạo thành vũ trụ. Có thể thấy rất rõ đặc trưng vùng miền trên mâm ngũ quả của các gia đình.
Ở miền Bắc, vì quan niệm trên mà mâm ngũ quả thường phải phối theo 5 màu: trắng, xanh, đen, đỏ, vàng. Do vậy, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả là Chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Thường người ta bày nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống được bổ sung xen kẽ các loại khác như quất, táo xanh hay quả ớt chín đỏ.
Phố Hàng Mã rực rỡ bởi sắc đỏ, đa dạng mặt hàng trang trí, phục vụ người dân Thủ đô mua sắm, chơi Tết Nguyên đán Quý Mão  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2025
Đại sứ nhóm G4 hát tiếng Việt gửi thông điệp chúc Tết
Cần lưu ý, không nên rửa hoa quả trước khi bày biện bởi việc này sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu lỡ bị đọng nước. Tốt nhất chỉ nên dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là ổn. Ngoài ra, nên chọn những quả già nhưng chưa chín hẳn để khi về bày không bị nhanh thối.

Mâm ngũ quả miền Trung

Ở miền Trung, do điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nên các loại hoa quả cũng không đa dạng những vùng miền khác. Vì vậy, người dân miền Trung không quá câu nệ lựa chọn loại quả để bày lên mâm ngày Tết, quả gì cũng được miễn tươi ngon và gia chủ thành tâm dâng kính tổ tiên.
Mâm ngũ quả của các gia đình ở miền Trung có thể rất đa dạng với nhiều loại trái cây như chuối, thanh long, xoài, dưa hấu, mãng cầu, cam, quýt, sung...
Ngày nay, nhờ giao thương phát triển, các loại hoa quả ngày càng đa dạng, người dân cũng có nhiều lựa chọn hơn cho mâm cúng đầu năm của mình.

Mâm ngũ quả miền Nam

Đối với người miền Nam, 5 loại quả thường thấy là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Theo đặc trưng văn hóa dân gian miền Nam, tên các loại quả được ví von cho dễ nhớ và gắn với mong ước, quan niệm về cuộc sống trong năm mới. Dễ thấy mong ước giản dị của bà con đó chính là "cầu (mong) sung (túc) vừa đủ xài".
Thông thường, người miền Nam sẽ chọn 3 loại quả to nhất là đu đủ, dừa, xoài để lên phía trước. Sau đó, bày những quả còn lại lên trên để tạo thành hình ngọn tháp. Lưu ý nên chọn đu đủ xanh, có đốm vàng là đẹp nhất. Trong khi đó, xoài nên có màu vàng đẹp, mãng cầu có hình dáng đẹp.
Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 ở TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2025
TP.HCM triển khai Chỉ thị 01: Đón Tết 2025 an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
Nhìn chung, tuy cách thức bài trí mâm ngũ quả ở mỗi địa phương có sự khác biệt nhưng ý nghĩa chung của phong tục này vẫn được giữ gìn, thể hiện sự thành tâm, hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới khỏe mạnh, hạnh phúc và thịnh vượng.
"Bởi vậy không nên quan niệm rằng phải mua những loại quả nhập khẩu, đắt tiền, phải đủ 5 loại, đủ 5 màu mới nhiều lộc. Sự chân thành, hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên, cha mẹ mới là mâm ngũ quả đẹp nhất", chuyên gia Phạm Đình Hải nhấn mạnh.
Số lượng hoa quả ngày nay đã phong phú hơn, vì thế mâm ngũ quả theo đó cũng có nhiều loại quả hơn. Thế nhưng, tên gọi thì vẫn giữ nguyên – mâm "ngũ quả". Mâm ngũ quả tạo cho không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp, rực rỡ. Nó còn là biểu trưng sinh động cho triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết của người Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала