Các sắc lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Trump có thể tác động đến Việt Nam như thế nào?

© AP Photo / Ben CurtisTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2025
Đăng ký
Trong chưa đầy hai tuần của nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký các sắc lệnh gây tiếng vang rộng rãi ở nước ngoài, nhà phân tích Piotr Tsvetov nhận xét trong bài viết đăng trên trang tin Sputnik.

Cuộc chiến thương mại mới

Tuần này, sắc lệnh của Tổng thống Trump áp thuế quan 25% với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, đồng thời tăng thuế quan 10% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đi vào hiệu lực. Theo văn bản của Nhà Trắng, các mức thuế quan trên sẽ được duy trì “cho đến khi khủng hoảng lắng xuống”, đề cập tới cuộc khủng hoảng về chất gây nghiện fentanyl và tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Ngoài ra, Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại với các quốc gia này, và Donald Trump muốn xóa bỏ hoặc ít nhất là giảm bớt thâm hụt này.
Trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có vấn đề thâm hụt về cán cân thương mại. Năm ngoái, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đã vượt quá 110 tỷ USD. Và trong cuộc điện đàm gần đây với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã kêu gọi chính quyền Việt Nam xóa bỏ thâm hụt này. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam sẽ phải tăng cường mua hàng từ Hoa Kỳ, kể cả theo các điều kiện của Mỹ. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã hứa Việt Nam sẽ mua nhiều máy bay Boeing của Hoa Kỳ.
Đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2025
Trump gây kinh hãi cho Trung Quốc, Việt Nam không thể chủ quan
Theo nhiều chuyên gia, chính sách thuế quan của chính quyền Trump sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại thế giới và sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Có chú ý đến việc Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế ở mức cao, có thể rút ra kết luận rằng Việt Nam cũng sẽ nằm trong xu hướng chung của những quá trình tiêu cực này. Các nhà phân tích của Bloomberg cho rằng, các nền kinh tế châu Á đang hoạt động kém hơn các nền kinh tế khác do thặng dư thương mại cao với Hoa Kỳ và tác động lan tỏa từ các đòn thuế của ông Trump với Trung Quốc có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khu vực. Theo các chuyên gia, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất nếu Trump mở rộng thuế quan thương mại, áp thuế toàn diện.

Mỹ đóng băng hầu hết viện trợ nước ngoài

Một sắc lệnh khác gây hoang mang cho nhiều bên liên quan trên thế giới là quyết định đình chỉ hầu hết viện trợ cho nước ngoài. Biện pháp này chỉ mang tính tạm thời trong 90 ngày và mục đích là để xem xét một cách bình tĩnh tính khả thi và hiệu quả của các chương trình viện trợ của Mỹ. Theo các tác giả của lệnh này, "ngành viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và bộ máy quan liêu của cơ quan này không phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ và trong nhiều trường hợp trái ngược với các giá trị của Hoa Kỳ". Động thái này của Nhà Trắng chủ yếu gây lo ngại cho Liên Hợp Quốc, bởi vì Mỹ là quốc gia đóng góp khoảng 22% tổng ngân sách của LHQ và 27% chi phí cho các phái bộ giám sát hòa bình.
Quyết định này của Tổng thống Trump có thể tác động đến Việt Nam. Trong những năm gần đây (2023-2024), Hoa Kỳ đã cung cấp cho Việt Nam 205 triệu đô la viện trợ không hoàn lại mỗi năm. Một số khoản viện trợ đến từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), mà cơ quan này đã bắt đầu các hoạt động tại Việt Nam. Nhưng, ngày 24/1, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã ban hành lệnh tạm dừng chi tiêu đối với hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài, đình chỉ hoạt động của USAID. Tuy nhiên, chính quyền có thể gia hạn lệnh cấm tạm thời.
Denise Herbol (C-R), phó giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - Iraq (USAID), và Chuẩn đô đốc Gregory Smith (T), giám đốc Lực lượng Đa quốc gia - Sư đoàn Truyền thông Iraq tổ chức họp báo chung tại khu vực Khu vực Xanh được phòng thủ nghiêm ngặt ở Baghdad, ngày 13 tháng 1 năm 2008 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2025
Nỗ lực đóng cửa USAID của Mỹ khiến quan chức châu Á choáng váng

Sự sụp đổ của Chương trình nghị sự xanh

Một trong những sắc lệnh đầu tiên của ông Trump là quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, và Liên hợp quốc xác nhận đã nhận được thông báo này từ Washington. Các nước đang phát triển sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của quyết định này. Đây là ý kiến ​​của ông Harjeet Singh - Giám đốc sáng lập của Quỹ Khí hậu Satat Sampada . Ông nói, nếu không có sự đóng góp công bằng từ Mỹ, các nguồn lực tài chính cần thiết để giúp các quốc gia dễ bị tổn thương xây dựng khả năng phục hồi và giải quyết các tác động của khí hậu sẽ không đủ. Ông nhấn mạnh, việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu “làm suy yếu cuộc chiến chung chống biến đổi khí hậu vào thời điểm mà sự đoàn kết và tính cấp bách về vấn đề này quan trọng hơn bao giờ hết”.
Việt Nam cũng có thể đối mặt với những thách thức lớn do sự rút lui của Mỹ. Dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Việt Nam từng hy vọng hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ xanh, vì sự hợp tác này có thể giúp Hà Nội đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 theo một kịch bản hiệu quả nhất, theo các quyết định gần đây của các diễn đàn môi trường quốc tế. Bây giờ ông Trump từ chối thực hiện các thoả thuận quốc tế về bảo vệ môi trường ở chính nước Mỹ nên khó có khả năng ông sẽ giúp thực hiện các thỏa thuận này ở các quốc gia khác.
Tổng thống Donald Trump tại Circa Resort and Casino ở Las Vegas, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2025
Quyết định của Trump có thể là nguy cơ dẫn đến tử vong ở Việt Nam
Những ngày đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng đã chứng minh những dự đoán rằng nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tạo ra những vấn đề mới cho thế giới. Việt Nam cũng sẽ chịu tác động tiêu cực. Liệu có khả năng giảm thiểu tác động tiêu cực của những đòn giáng mạnh của ông Trump? Kinh nghiệm của những năm hợp tác trước đây giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cho thấy rằng, vấn đề này là hoàn toàn có thể giải quyết được. Nhưng để điều này xảy ra, các nhà ngoại giao Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала