Vụ khai thác đất hiếm trái phép tại Yên Bái: Nhiều cựu lãnh đạo Bộ TNMT sai phạm

© Ảnh : CƠ QUAN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAOtất cả các camera giám sát tại các mỏ, bãi khoáng sản trên địa bàn TP Thanh Hóa "lăn ra ốm"
tất cả các camera giám sát tại các mỏ, bãi khoáng sản trên địa bàn TP Thanh Hóa lăn ra ốm - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2025
Đăng ký
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 27 bị can liên quan đến vụ khai thác đất hiếm trái phép tại mỏ Yên Phú (Yên Bái), do Công ty Thái Dương thực hiện.
Trong số này, nhiều cựu lãnh đạo và cán bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái bị cáo buộc có sai phạm nghiêm trọng.
Theo kết luận điều tra, bảy bị can từng là lãnh đạo, nhân viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái bị truy tố về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Trong số đó, có ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; ông Hoàng Văn Khoa, cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản; và ông Hồ Đức Hợp, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, bị can Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương, bị đề nghị truy tố về ba tội danh gồm “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và “Gây ô nhiễm môi trường”.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2024
Báo cáo mới về tham nhũng ở Việt Nam
Công ty Thái Dương được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò đất hiếm tại mỏ Yên Phú từ năm 2009. Đến năm 2011, doanh nghiệp này nộp hồ sơ xin khai thác quặng đất hiếm, nhưng chưa được phê duyệt. Năm 2012, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc khai thác khoáng sản phải đi đôi với chế biến sâu. Công ty Thái Dương buộc phải lập dự án đầu tư chế biến sâu đất hiếm, trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Sau quá trình xem xét, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ về tính khả thi của dự án, từ đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thẩm định và cấp phép khai thác.
Tuy nhiên, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép vào tháng 6/2013, hồ sơ của Công ty Thái Dương không đảm bảo các điều kiện pháp lý. Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Yên Bái cấp cho doanh nghiệp này đã hết hạn từ năm 2012, đồng thời công ty cũng không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư theo Luật Khoáng sản năm 2010. Mặc dù nhận thức được những vi phạm trên, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc vẫn ký quyết định cấp phép khai thác đất hiếm cho Công ty Thái Dương. Ông Ngọc thừa nhận đã nghiên cứu tờ trình của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản nhưng vẫn phê duyệt giấy phép, dẫn đến việc khai thác trái phép, gây thất thoát hơn 864 tỷ đồng của Nhà nước.
Thượng tá Nguyễn Đăng Nam, Trưởng phòng PC02 Công an TP.HCM, thông tin vụ án. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2025
Nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM bị bắt
Bên cạnh đó, bị can Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, khai rằng trong quá trình hỗ trợ Công ty Thái Dương xin cấp phép, ông đã nhận 500 triệu đồng từ Đoàn Văn Huấn. Sau khi vụ án bị khởi tố, ông Thuấn đã chủ động nộp lại số tiền này cho cơ quan điều tra.
Cơ quan điều tra khẳng định hành vi của các bị can đã vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý tài sản Nhà nước, tiếp tay cho hoạt động khai thác tài nguyên trái phép, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện Kiểm sát Nhân dân để truy tố theo quy định của pháp luật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала