Mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - An Văn ĐăngThứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo chí
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo chí - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2025
Đăng ký
Chính phủ quyết định điều chỉnh mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên.
Tuy nhiên, để đạt được mức tăng GDP 8%, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là các đầu tàu kinh tế như TP.HCM, Hà Nội, các địa phương tiềm năng, thành phố lớn.

Quyết tâm tăng trưởng trên 8%

Sáng nay, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 21. Nội dung đáng chú ý là việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường tới đây đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên.
Trước đó, tại Hội nghị Trung ương tháng 1 vừa qua, Trung ương đã quyết nghị và chỉ đạo điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 với yêu cầu phải đạt từ 8% trở lên.
Các năm tiếp theo cũng kỳ vọng tăng trưởng trên hai con số. Theo nhiều ý kiến, đây là mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam đặt trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến rất khó lường, nhất là sự thay đổi kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, được dự báo sẽ có tác động trực tiếp tới Việt Nam, nhất là tới xuất khẩu, sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô.
Nhiều nước đã bày tỏ lo ngại về những vấn đề nổi lên, đặc biệt là khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới ở quy mô lớn dưới thời Trump có thể làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư - ông Nguyễn Chí Dũng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2024
Kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng hai chữ số để thành nước thu nhập cao
Cuộc họp hôm nay nhằm thẩm tra tờ trình về đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên của Chính phủ.
Tại tờ trình số 53 ngày 27/1/2025 Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu:
(1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên.
(2) Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.
(3) Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi NSNN lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, năm 2025 việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu sẽ bù lại cho các năm trước đó, 2025 cũng là năm tăng tốc về đích.
Hiện nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, do đó, cần đánh giá để tìm ra cơ hội mới cho tăng trưởng 8% trở lên.
“Chính phủ đã có tờ trình đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu theo tinh thần đổi mới, tăng trưởng 8% trở lên, CPI ở mức 4,5- 5%, vậy biện pháp thế nào để kiểm soát lạm phát? Có thể phải huy động thêm các nguồn lực thì phải tháo trần nợ công, nợ nước ngoài ở ngưỡng vượt cảnh báo khoảng 5% GDP”, - lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội lưu ý.

Việt Nam có cơ sở để kỳ vọng tăng trưởng tích cực

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương thông tin cho biết, năm 2024 nền kinh tế phục hồi nhanh trước những diễn biến bất lợi từ bên ngoài và trong nước, là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trên thế giới.
“GDP năm 2024 ước tăng 7,09%, thuộc nhóm một số ít nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao”, - ông Phương nhắc lại.
Hiện quy mô GDP Việt Nam vào khoảng 476,3 tỷ USD, đứng thứ 33 thế giới, tăng hai bậc so với năm 2023. GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD. Xuất siêu ước đạt 24,77 tỷ USD; tổng thu ngân sách vượt 19,8% so với dự toán; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài và bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép.
Phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng đạt nhiều thành tựu quan trọng. Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số đạt nhiều kết quả, nổi bật là việc triển khai Đề án 06. Năng suất lao động ước tăng 5,88%, vượt mục tiêu đề ra; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp thứ 44 thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2023.
Ở chiều ngược lại, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro. Tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn; sức mua thị trường còn yếu, phục hồi chậm. Việc triển khai một số dự án hạ tầng trọng điểm còn vướng mắc, chưa triệt để; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm.
“Thể chế, pháp luật vẫn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, gây cản trở phát triển doanh nghiệp và đời sống người dân”, - Thứ trưởng Phương chia sẻ.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, cần ban hành ngay cơ chế, chính sách đủ mạnh, quy định pháp luật cụ thể, minh bạch để khắc phục, xử lý tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ, tạo không gian sáng tạo, khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc để giám sát thường xuyên, kịp thời uốn nắn, khắc phục, chấn chỉnh ngay các vi phạm, khuyết điểm, không dám chịu trách nhiệm.
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2025
Kinh tế Việt Nam 2025 phải chú ý những biến số nào?
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).
Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Các địa phương phải đạt tăng trưởng 8% trở lên

Để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, cần phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng của các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng.
“Trong đó, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Hà Nội, TP.HCM, các địa phương tiềm năng, thành phố lớn là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước”, - ông lưu ý.
Do đó, có cơ chế khuyến khích phù hợp đối với các địa phương tăng trưởng cao, có điều tiết về Trung ương.
Về các khía cạnh khác của nền kinh tế, ông cho biết, năm 2025, các Bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2025 đạt 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bổ sung, áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án quy mô lớn, trọng điểm.
Chính phủ cũng xác định tháo gỡ ngay các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Cùng với đó, sớm bảo đảm các tiêu chí, điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025 và có cơ chế khai thác hiệu quả các dòng vốn đầu tư gián tiếp, các quỹ đầu tư quốc tế.
Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, bảo đảm đúng, trúng mục tiêu, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng truyền thống như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.
Phát huy hiệu quả cơ chế Tổ công tác nhằm chủ động làm việc với từng nhà đầu tư chiến lược để thu hút các dự án FDI lớn, công nghệ cao; triển khai hiệu quả cơ chế “luồng xanh” cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế trong lĩnh vực công nghệ cao để sớm triển khai, đưa dự án vào vận hành.
Triển khai hiệu quả quy định về phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong chấp thuận đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp mới.
Cùng với đó, phát huy hiệu quả các Ban chỉ đạo, Tổ công tác để rà soát, có giải pháp xử lý các dự án đang vướng mắc, nhất là các dự án năng lượng tái tạo, BOT, BT, giao thông, bất động sản và các lĩnh vực khác.
“Trước mắt, xây dựng cơ chế đặc thù tập trung tháo gỡ cho các dự án tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố lớn để giải phóng nguồn lực ngay trong năm 2025”, - Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho hay.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại họp báo Chính phủ mớiđây về kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng là trên 8% cho năm 2025, ông cho biết, mục tiêu này không chỉ giúp hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của cả giai đoạn 5 năm mà còn tạo nền tảng vững chắc để bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2024
Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt cả Singapore?
Quan trọng hơn, việc đạt được mức tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025 sẽ là tiền đề để hướng đến tốc độ tăng trưởng cao hơn trong những năm tiếp theo, với kỳ vọng đạt mức hai con số, tức trên 10%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала