https://kevesko.vn/20250210/neu-trump-giang-don-thue-quan-len-viet-nam-34433469.html
Nếu Trump giáng đòn thuế quan lên Việt Nam
Nếu Trump giáng đòn thuế quan lên Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Tuyên bố sẽ áp thuế với hàng hóa của nhiều nước theo nguyên tắc “có đi có lại” đúng với tuyên bố tranh của Trump, tôn chỉ “nước Mỹ trên hết” và mong muốn hàng... 10.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-10T00:23+0700
2025-02-10T00:23+0700
2025-02-10T00:23+0700
việt nam
donald trump
hoa kỳ
chính trị
kinh tế
thuế
bộ công thương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/16/27711148_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_c6e5bb8821fe367824920b1dfaeb418e.jpg
Với mức thặng dư thương mại cao và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ồ ạt từ Trung Quốc vô tình đẩy Việt Nam vào thế khó, lọt “tầm ngắm” thuế quan của chính quyền Mỹ. Kịch bản nào cho Việt Nam và cần làm gì để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực khi thương chiến leo thang?“Nước Mỹ trên hết” của TrumpDonald Trump thông báo chính quyền Mỹ sắp áp thuế với nhiều nước theo nguyên tắc “có đi có lại” vào tuần tới.Như thế, Trump đang ngầm ám chỉ mình đã nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh của mình là “thẳng tay” áp thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ bằng đúng mức thuế mà các đối tác thương mại hiện áp đặt đối với với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ.Ai cũng biết, Trump luôn nhắc đi nhắc lại lập trường “Nước Mỹ trên hết” nên mục đích của Washington đảm bảo hàng hóa Mỹ được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế.Khi còn tranh cử, Trump cam kết sẽ thúc đẩy Quốc hội thông qua Đạo luật Thương mại "có đi có lại", cho phép Tổng thống Mỹ tăng thuế đối với một loại hàng hóa nhập khẩu lên mức tương đương với thuế suất mà nước xuất khẩu áp đặt đối với hàng hóa Mỹ.Trump cho rằng, những quốc gia áp thuế cao đối với hàng hóa Mỹ sẽ phải đối mặt với chính sách tương tự và chỉ rõ nếu một nước như Ấn Độ hay Trung Quốc áp thuế 100 hoặc 200% đối với hàng hóa Mỹ, thì Mỹ cũng sẽ áp mức thuế tương đương để trả đũa.Giới quan sát cho rằng, dù không tiết lộ những nước nào sẽ bị áp thuế, nhưng Trump cảnh báo rằng đây sẽ là nỗ lực trên quy mô lớn nhằm giải quyết các vấn đề ngân sách của Mỹ.Ngoài ra, đây cũng là một động thái mở rộng quyền lực của Tổng thống trong lĩnh vực thương mại quốc tế nhưng cũng có thể dẫn đến những tranh cãi pháp lý từ các doanh nghiệp chịu tác động.Trump từ rất lâu đã nhiều lần phàn nàn về mức thuế 10% của Liên minh châu Âu đối với ô tô nhập khẩu cao hơn nhiều so với mức thuế 2,5% của ô tô Mỹ.Cùng với đó, nhiều chuyên gia cho rằng, việc áp dụng mức thuế theo nguyên tắc đối ứng có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Liên minh châu Âu hay Ấn Độ.Nhiều nhà kinh tế đã lên tiếng cảnh báo rằng động thái mới của chính quyền Trump có thể dẫn đến các biện pháp đáp trả từ phía các quốc gia bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu và làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Mỹ.Việt Nam cần cẩn trọng hơnĐối với Việt Nam, Mỹ hiện là đối tác thương mại hàng đầu cùng với Trung Quốc. Trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.Trở lại năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.Trong khi đó, như Sputnik đã đề cập, tại phiên điều trần mới đây, Jamieson Greer – ứng viên Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã ngầm ám chỉ Việt Nam là một trong những quốc gia có mức thuế và rào cản thương mại cần xem xét lại đối với Mỹ.Trong đó, đáng lưu ý, thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Việt Nam đã tăng 18% vào năm ngoái, lên mức 123,5 tỷ USD, theo dữ liệu của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, một phần do các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan từ nhiệm kỳ đầu tiên của Trump.Theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, mức thuế trung bình theo trọng số thương mại của Việt Nam là 5,1%, cao hơn so với mức 2,2% của Mỹ.Chính Jamieson Greer đã gọi thâm hụt thương mại đang gia tăng với một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, là vấn đề “rất lớn” bởi quốc gia Đông Nam Á này là nơi có các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan cao.Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng cảnh báo, với mức độ thâm hụt thương mại đứng thứ 3 (sau Canada và Mexico), Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ có thể phải chịu mức thuế với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này.Do đó, nếu các đòn thuế quan mới của Trump nhắm vào Việt Nam, thì nhiều hàng hóa xuất khẩu của Hà Nội sang Mỹ – đặc biệt là linh kiện điện tử, dệt may, da giày, gỗ, thủy hải sản… - những mặt hàng tỷ đô của Việt Nam – đều có thể đối mặt với những khó khăn khó lường trước.Với ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cảm nhận rõ rằng, ngành đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức do nhu cầu suy giảm từ Mỹ và châu Âu.Do đó, nếu mức thuế mới được chính quyền Trump áp dụng thì chi phí xuất khẩu sẽ tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.Còn với Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, nếu Mỹ áp thuế cao hơn, các công ty đa quốc gia như Samsung, Intel, LG có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến ngành điện tử của Việt Nam.Do đó, không thể chủ quan.VnBusiness trong bài phân tích ngày 8/2 cũng dẫn ra quan điểm của chuyên gia kinh tế độc lập, TS. Lê Đăng Doanh, cho rằng, nếu Mỹ áp thuế quan mới lên hàng hóa Việt Nam, tác động sẽ rất lớn vì Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.Ông Doanh nhận định: “Điều quan trọng là Việt Nam cần chủ động đàm phán để tránh bị xếp vào nhóm nước có chính sách thương mại bất cân xứng”.Trước tình hình này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng đã có khuyến nghị rằng, doanh nghiệp cần tuyệt đối tránh xuất khẩu những mặt hàng mà công đoạn tham gia của doanh nghiệp quá thấp, chỉ thực hiện những phần đơn giản như đóng gói, dán nhãn, dễ bị vướng vào kiện phòng vệ thương mại.Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cũng cảnh báo, thương mại quốc tế đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của chủ nghĩa đơn phương.Tức thay vì mở cửa, giảm bớt rào cản, thì phương châm của chủ nghĩa này là dựng thêm các hàng rào, đánh thuế cao hàng hóa nhập khẩu.Đại diện Bộ Công Thương lưu ý, trước mắt, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh chính thức áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico (hiện việc áp thuế được hoãn để các bên đàm phán), 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 4/2. Điều này dấy lên lo ngại về nguy cơ Mỹ sẽ có động thái tương tự đối với các nước có thặng dư thương mại lớn.Đồng thời, các quốc gia mà Mỹ đang thâm hụt thương mại được khuyến cáo nên chuẩn bị các kịch bản đối mặt với thuế quan từ Mỹ.Chuẩn bị nhiều kịch bảnÔng Kevin Morgan, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Việt cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị và lên kế hoạch cho nhiều phương án khác nhau để tiếp tục kinh doanh tại thị trường Mỹ hiệu quả trong năm 2025.Theo đó, chủ động nắm thông tin thị trường, chính sách thương mại của Mỹ để có kế hoạch hành động phù hợp với hoàn cảnh mới.Hiện tại, Bộ Công Thương Việt Nam cũng đang theo dõi sát diễn biến. Một đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam luôn cam kết hợp tác thương mại công bằng, minh bạch với Mỹ.Dự kiến, cơ quan chức năng của Việt Nam cũng sẽ có trao đổi cởi mở với đại diện chính quyềnHoa Kỳ để đảm bảo quan hệ thương mại hai bên phát triển bền vững theo xu hướng cân bằng hơn.Bộ Công Thương cũng đã chuẩn bị sẵn kịch bản nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế quan mới lên Việt Nam.Theo đó, Việt Nam sẽ đàm phán để duy trì ưu đãi thương mại, bằng cách cam kết mở cửa thị trường hơn nữa đối với hàng hóa của Mỹ.Ở kịch bản khả quan là Mỹ duy trì chính sách thuế hiện hành đối với hàng Việt, Bộ Công Thương tin tưởng, trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, Việt Nam hoàn toàn có thể đón nhận dòng đầu tư để gia tăng xuất khẩu.Trong trường hợp xung đột thương mại leo thang, nếu Việt Nam không thể thỏa hiệp, có thể dẫn đến các biện pháp đáp trả từ phía Việt Nam hoặc làm phức tạp quan hệ thương mại song phương, có thể tác động đến kinh tế toàn cầu, khiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bị ảnh hưởng.Với kịch bản này, Bộ Công thương sẽ báo cáo Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong việc đa dạng hóa thị trường.Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm cách thích nghi, chuyển hướng đầu tư sang các thị trường khác hoặc tận dụng hiệp định thương mại tự do với EU, Nhật Bản.Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam cũng cần theo dõi sát sao diễn biến để có chiến lược ứng phó kịp thời, không để bị động, bất ngờ, đúng như chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
https://kevesko.vn/20250209/trump-kho-doan-lieu-my-co-nham-den-viet-nam-34426304.html
https://kevesko.vn/20250208/lanh-dao-lau-nam-goc-pete-hegseth-he-lo-thai-do-cua-chinh-quyen-trump-voi-viet-nam-34422743.html
https://kevesko.vn/20250207/chinh-quyen-trump-lai-phan-nan-ve-viet-nam-ha-noi-co-the-thanh-muc-tieu-34406943.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/16/27711148_0:0:2732:2048_1920x0_80_0_0_8f93410871776724ae2edf256af268ad.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, donald trump, hoa kỳ, chính trị, kinh tế, thuế, bộ công thương
việt nam, donald trump, hoa kỳ, chính trị, kinh tế, thuế, bộ công thương
Với mức thặng dư thương mại cao và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ồ ạt từ Trung Quốc vô tình đẩy Việt Nam vào thế khó, lọt “tầm ngắm” thuế quan của chính quyền Mỹ. Kịch bản nào cho Việt Nam và cần làm gì để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực khi thương chiến leo thang?
“Nước Mỹ trên hết” của Trump
Donald Trump thông báo chính quyền Mỹ sắp áp thuế với nhiều nước theo nguyên tắc “có đi có lại” vào tuần tới.
“Tuần tới, tôi sẽ công bố mức thuế nhập khẩu đối ứng, để chúng ta được đối xử công bằng như những nước khác. Chúng tôi không muốn nhiều hơn nhưng cũng chẳng thể ít hơn”, - Trump nói khi gặp Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tại Nhà Trắng ngày 7/2 (giờ Mỹ).
Như thế, Trump đang ngầm ám chỉ mình đã nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh của mình là “thẳng tay” áp thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ bằng đúng mức thuế mà các đối tác thương mại hiện áp đặt đối với với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Ai cũng biết, Trump luôn nhắc đi nhắc lại lập trường “Nước Mỹ trên hết” nên mục đích của Washington đảm bảo hàng hóa Mỹ được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế.
Khi còn tranh cử, Trump cam kết sẽ thúc đẩy Quốc hội thông qua Đạo luật Thương mại "có đi có lại", cho phép Tổng thống Mỹ tăng thuế đối với một loại hàng hóa nhập khẩu lên mức tương đương với thuế suất mà nước xuất khẩu áp đặt đối với hàng hóa Mỹ.
Trump cho rằng, những quốc gia áp thuế cao đối với hàng hóa Mỹ sẽ phải đối mặt với chính sách tương tự và chỉ rõ nếu một nước như Ấn Độ hay Trung Quốc áp thuế 100 hoặc 200% đối với hàng hóa Mỹ, thì Mỹ cũng sẽ áp mức thuế tương đương để trả đũa.
Giới quan sát cho rằng, dù không tiết lộ những nước nào sẽ bị áp thuế, nhưng Trump cảnh báo rằng đây sẽ là nỗ lực trên quy mô lớn nhằm giải quyết các vấn đề ngân sách của Mỹ.
Ngoài ra, đây cũng là một động thái mở rộng quyền lực của Tổng thống trong lĩnh vực thương mại quốc tế nhưng cũng có thể dẫn đến những tranh cãi pháp lý từ các doanh nghiệp chịu tác động.
Trump từ rất lâu đã nhiều lần phàn nàn về mức thuế 10% của Liên minh châu Âu đối với ô tô nhập khẩu cao hơn nhiều so với mức thuế 2,5% của ô tô Mỹ.
Cùng với đó, nhiều chuyên gia cho rằng, việc áp dụng mức thuế theo nguyên tắc đối ứng có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Liên minh châu Âu hay Ấn Độ.
Nhiều nhà kinh tế đã lên tiếng cảnh báo rằng động thái mới của chính quyền Trump có thể dẫn đến các biện pháp đáp trả từ phía các quốc gia bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu và làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Mỹ.
Việt Nam cần cẩn trọng hơn
Đối với Việt Nam, Mỹ hiện là đối tác thương mại hàng đầu cùng với Trung Quốc. Trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Trở lại năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Trong khi đó, như Sputnik đã đề cập, tại phiên điều trần mới đây, Jamieson Greer – ứng viên Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã ngầm ám chỉ Việt Nam là một trong những quốc gia có mức thuế và rào cản thương mại cần xem xét lại đối với Mỹ.
Trong đó, đáng lưu ý, thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Việt Nam đã tăng 18% vào năm ngoái, lên mức 123,5 tỷ USD, theo dữ liệu của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, một phần do các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan từ nhiệm kỳ đầu tiên của Trump.
Theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, mức thuế trung bình theo trọng số thương mại của Việt Nam là 5,1%, cao hơn so với mức 2,2% của Mỹ.
Chính Jamieson Greer đã gọi thâm hụt thương mại đang gia tăng với một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, là vấn đề “rất lớn” bởi quốc gia Đông Nam Á này là nơi có các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan cao.
Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng cảnh báo, với mức độ thâm hụt thương mại đứng thứ 3 (sau Canada và Mexico), Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ có thể phải chịu mức thuế với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này.
Do đó, nếu các đòn thuế quan mới của Trump nhắm vào Việt Nam, thì nhiều hàng hóa xuất khẩu của Hà Nội sang Mỹ – đặc biệt là linh kiện điện tử, dệt may, da giày, gỗ, thủy hải sản… - những mặt hàng tỷ đô của Việt Nam – đều có thể đối mặt với những khó khăn khó lường trước.
Với ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cảm nhận rõ rằng, ngành đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức do nhu cầu suy giảm từ Mỹ và châu Âu.
Do đó, nếu mức thuế mới được chính quyền Trump áp dụng thì chi phí xuất khẩu sẽ tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.
Còn với Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, nếu Mỹ áp thuế cao hơn, các công ty đa quốc gia như Samsung, Intel, LG có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến ngành điện tử của Việt Nam.Do đó, không thể chủ quan.
VnBusiness trong bài phân tích ngày 8/2 cũng dẫn ra quan điểm của chuyên gia kinh tế độc lập, TS. Lê Đăng Doanh, cho rằng, nếu Mỹ áp thuế quan mới lên hàng hóa Việt Nam, tác động sẽ rất lớn vì Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ông Doanh nhận định: “Điều quan trọng là Việt Nam cần chủ động đàm phán để tránh bị xếp vào nhóm nước có chính sách thương mại bất cân xứng”.
Trước tình hình này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng đã có khuyến nghị rằng, doanh nghiệp cần tuyệt đối tránh xuất khẩu những mặt hàng mà công đoạn tham gia của doanh nghiệp quá thấp, chỉ thực hiện những phần đơn giản như đóng gói, dán nhãn, dễ bị vướng vào kiện phòng vệ thương mại.
Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cũng cảnh báo, thương mại quốc tế đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của chủ nghĩa đơn phương.
Tức thay vì mở cửa, giảm bớt rào cản, thì phương châm của chủ nghĩa này là dựng thêm các hàng rào, đánh thuế cao hàng hóa nhập khẩu.
“Cuộc chiến thương mại được khởi động ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ mới của ông Trump, cho thấy chủ nghĩa đơn phương sẽ vẫn là một xu hướng có tác động lớn đến thương mại quốc tế trong thời gian tới”, - theo báo Đầu tư dẫn lời ông Trần Thanh Hải phân tích.
Đại diện Bộ Công Thương lưu ý, trước mắt, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh chính thức áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico (hiện việc áp thuế được hoãn để các bên đàm phán), 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 4/2. Điều này dấy lên lo ngại về nguy cơ Mỹ sẽ có động thái tương tự đối với các nước có thặng dư thương mại lớn.
Đồng thời, các quốc gia mà Mỹ đang thâm hụt thương mại được khuyến cáo nên chuẩn bị các kịch bản đối mặt với thuế quan từ Mỹ.
Ông Kevin Morgan, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Việt cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị và lên kế hoạch cho nhiều phương án khác nhau để tiếp tục kinh doanh tại thị trường Mỹ hiệu quả trong năm 2025.
Theo đó, chủ động nắm thông tin thị trường, chính sách thương mại của Mỹ để có kế hoạch hành động phù hợp với hoàn cảnh mới.
Hiện tại,
Bộ Công Thương Việt Nam cũng đang theo dõi sát diễn biến. Một đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam luôn cam kết hợp tác thương mại công bằng, minh bạch với Mỹ.
Dự kiến, cơ quan chức năng của Việt Nam cũng sẽ có trao đổi cởi mở với đại diện chính quyềnHoa Kỳ để đảm bảo quan hệ thương mại hai bên phát triển bền vững theo xu hướng cân bằng hơn.
Bộ Công Thương cũng đã chuẩn bị sẵn kịch bản nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế quan mới lên Việt Nam.
Theo đó, Việt Nam sẽ đàm phán để duy trì ưu đãi thương mại, bằng cách cam kết mở cửa thị trường hơn nữa đối với hàng hóa của Mỹ.
Ở kịch bản khả quan là Mỹ duy trì chính sách thuế hiện hành đối với hàng Việt, Bộ Công Thương tin tưởng, trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, Việt Nam hoàn toàn có thể đón nhận dòng đầu tư để gia tăng xuất khẩu.
Trong trường hợp xung đột thương mại leo thang, nếu Việt Nam không thể thỏa hiệp, có thể dẫn đến các biện pháp đáp trả từ phía Việt Nam hoặc làm phức tạp quan hệ thương mại song phương, có thể tác động đến kinh tế toàn cầu, khiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bị ảnh hưởng.
Với kịch bản này, Bộ Công thương sẽ báo cáo Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong việc đa dạng hóa thị trường.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm cách thích nghi, chuyển hướng đầu tư sang các thị trường khác hoặc tận dụng hiệp định thương mại tự do với EU, Nhật Bản.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam cũng cần theo dõi sát sao diễn biến để có chiến lược ứng phó kịp thời, không để bị động, bất ngờ, đúng như chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính.