https://kevesko.vn/20250228/viet-nam-co-the-can-sua-hien-phap-neu-muon-bo-cap-huyen-34749091.html
Việt Nam có thể cần sửa Hiến pháp nếu muốn bỏ cấp huyện
Việt Nam có thể cần sửa Hiến pháp nếu muốn bỏ cấp huyện
Sputnik Việt Nam
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết, cần phải sửa Hiến pháp nếu muốn chuyển sang chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ... 28.02.2025, Sputnik Việt Nam
2025-02-28T16:10+0700
2025-02-28T16:10+0700
2025-02-28T16:10+0700
việt nam
chính phủ
chính trị
bộ chính trị vn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/02/10311666_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_fca854d4ee694af1bcd9ce063ff93208.jpg.webp
Lý do, Hiến pháp Việt Nam hiện nay quy định chính quyền địa phương được tổ chức theo 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.Cần phải sửa Hiến pháp nếu muốn bỏ cấp huyệnSáng 28/2, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, vẫn giữ nguyên 3 cấp chính quyền địa phương để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp.Tuy nhiên, Bộ Chính trị đã có Kết luận 126 yêu cầu Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu bỏ cấp huyện (cấp hành chính trung gian), đồng thời sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, cần tiếp tục nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền.Đề xuất sửa đổi có thể xuất phát từ Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Khi có 2/3 đại biểu đồng thuận, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để soạn thảo, lấy ý kiến người dân và trình thông qua.Ngoài việc sửa Hiến pháp, hệ thống pháp luật cũng cần điều chỉnh một cách đồng bộ. Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản khác phải tái cơ cấu quyền hạn, nhiệm vụ từ 3 cấp xuống còn 2 cấp.Hôm 25/2, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, cùng với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, trong đó có nghiên cứu bỏ cấp huyện, còn phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng như Hiến pháp và văn bản liên quan. Ông Lê Minh Hưng đề nghị Đảng ủy Mặt trận nghiên cứu, đóng góp ý kiến về vấn đề này.Theo ông, trong quá trình triển khai cần thực hiện theo tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", đảm bảo kỹ lưỡng, cẩn trọng nhưng nhanh chóng. Việc sắp xếp bộ máy chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, cũng như các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương và tổ chức đảng "cần nghiên cứu nhanh để báo cáo Trung ương", vì Trung ương Đảng có thể họp trước tháng 5.Vì sao tăng Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội?Về việc tăng số lượng Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng sau kiện toàn tổ chức bộ máy, bà Nguyễn Phương Thủy cho biết đây là bước đi phù hợp trong quá trình sắp xếp tinh gọn bộ máy "chưa có tiền lệ".Theo đó, khi hợp nhất, số cán bộ thuộc diện phải sắp xếp lại rất lớn. Nghị quyết 190 về xử lý vấn đề tổ chức bộ máy Nhà nước nêu rõ, các cơ quan được tạm thời bố trí số lượng cấp phó vượt khung quy định để đáp ứng yêu cầu "ưu tiên ổn định tổ chức trước, điều chỉnh nhân sự sau".Cũng theo bà Thủy, toàn bộ quá trình điều chỉnh biên chế, số lượng cấp phó sẽ được hoàn thiện trong vòng 5 năm kể từ khi kết thúc sắp xếp tổ chức, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về tinh gọn bộ máy.
https://kevesko.vn/20250217/quoc-hoi-viet-nam-doi-ky-hop-bat-thuong-thanh-ky-hop-khong-thuong-le-34557205.html
https://kevesko.vn/20250211/viet-nam-sap-co-thay-doi-ve-thanh-vien-chinh-phu-34459344.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/02/10311666_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_5a45d0a7f86008892374ce77770fabcf.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, chính phủ, chính trị, bộ chính trị vn
việt nam, chính phủ, chính trị, bộ chính trị vn
Việt Nam có thể cần sửa Hiến pháp nếu muốn bỏ cấp huyện
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết, cần phải sửa Hiến pháp nếu muốn chuyển sang chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ cấp huyện.
Lý do, Hiến pháp Việt Nam hiện nay quy định chính quyền địa phương được tổ chức theo 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.
Cần phải sửa Hiến pháp nếu muốn bỏ cấp huyện
Sáng 28/2, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.
Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, vẫn giữ nguyên 3 cấp chính quyền địa phương để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp.
Tuy nhiên,
Bộ Chính trị đã có Kết luận 126 yêu cầu Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu bỏ cấp huyện (cấp hành chính trung gian), đồng thời sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, cần tiếp tục nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền.
"Nếu có chỉ đạo về việc triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn là phải tính đến việc sửa Hiến pháp. Vì điều 110 Hiến pháp đang nói rất rõ về hệ thống đơn vị hành chính của nước Việt Nam gồm tỉnh, huyện và xã", - bà Nguyễn Phương Thủy thông tin.
Đề xuất sửa đổi có thể xuất phát từ Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Khi có 2/3 đại biểu đồng thuận, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để soạn thảo, lấy ý kiến người dân và trình thông qua.
Ngoài việc sửa Hiến pháp, hệ thống pháp luật cũng cần điều chỉnh một cách đồng bộ. Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản khác phải tái cơ cấu quyền hạn, nhiệm vụ từ 3 cấp xuống còn 2 cấp.
"Các cơ quan đang nghiên cứu kỹ lưỡng đề án này. Khi có quyết định chính thức, thông tin sẽ được công khai minh bạch", - Vnexpress dẫn lời bà Thủy.
Hôm 25/2, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, cùng với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, trong đó có nghiên cứu bỏ cấp huyện, còn phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng như Hiến pháp và văn bản liên quan. Ông Lê Minh Hưng đề nghị Đảng ủy Mặt trận nghiên cứu, đóng góp ý kiến về vấn đề này.
Theo ông, trong quá trình triển khai cần thực hiện theo tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", đảm bảo kỹ lưỡng, cẩn trọng nhưng nhanh chóng. Việc sắp xếp bộ máy chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, cũng như các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương và tổ chức đảng "cần nghiên cứu nhanh để báo cáo Trung ương", vì Trung ương Đảng có thể họp trước tháng 5.
Vì sao tăng Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội?
Về việc tăng số lượng Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng sau kiện toàn tổ chức bộ máy, bà Nguyễn Phương Thủy cho biết đây là bước đi phù hợp trong quá trình sắp xếp tinh gọn bộ máy "chưa có tiền lệ".
Theo đó, khi hợp nhất, số cán bộ thuộc diện phải sắp xếp lại rất lớn. Nghị quyết 190 về xử lý vấn đề tổ chức bộ máy Nhà nước nêu rõ, các cơ quan được tạm thời bố trí số lượng cấp phó vượt khung quy định để đáp ứng yêu cầu "ưu tiên ổn định tổ chức trước, điều chỉnh nhân sự sau".
"Việc tăng số lãnh đạo cấp phó trong giai đoạn chuyển đổi là cần thiết nhằm bảo đảm tính liên tục của bộ máy. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện cơ cấu, các cơ quan sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp nhân sự theo hướng tinh giản, đúng người, đúng việc", - bà Thủy khẳng định.
Cũng theo bà Thủy, toàn bộ quá trình điều chỉnh biên chế, số lượng cấp phó sẽ được hoàn thiện trong vòng 5 năm kể từ khi kết thúc sắp xếp tổ chức, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về tinh gọn bộ máy.