Samsung SEHC phàn nàn 3 năm không được phía Việt Nam hoàn thuế

© Ảnh : SEHCDự án Công ty SEHC tại Khu công nghệ cao TP.HCM
Dự án Công ty SEHC tại Khu công nghệ cao TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2025
Đăng ký
Ông Kwon Choon Ki - Tổng Giám đốc Samsung SEHC, than phiền về việc doanh nghiệp chưa được hoàn thuế VAT hơn 580 tỷ đồng sau 3 năm, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chủ tịch KOCHAM Kim Nyoun Ho cho hay, việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) không chỉ ảnh hưởng đến Samsung mà còn là vấn đề chung của nhiều doanh khác, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu tại chỗ. Tình trạng này khiến các doanh nghiệp mất lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nước ngoài.

Chậm hoàn thuế 3 năm

Sáng 25/3, tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc 2025, ông Kwon Choon Ki - Tổng Giám đốc Samsung SEHC, đã lên tiếng than phiền việc doanh nghiệp 3năm chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng hơn 580 tỷ đồng, dẫn đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.
Nhà máy Samsung SEHC được thành lập tại Khu công nghệ cao TP.HCM từ năm 2016. Nhà máy hiện có khoảng 5.200 nhân viên, chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi…
Năm 2024, nhà máy đạt doanh thu 4,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm gần 92%. Năm nay 2025, Samsung SEHC đặt mục tiêu doanh thu 5,6 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 95% (ước đạt 5,3 tỷ USD).
Do có tỷ trọng xuất khẩu cao tới hơn 90%, Samsung SEHC đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp chế xuất (EPE) từ tháng 5/2021.
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2024
Khó khăn toàn cầu của Samsung: Ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
Song, sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp chế xuất, từ tháng 6/2021 – 9/2024, tổng số tiền chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng của nhà máy còn khoảng 22,9 triệu USD, tương đương khoảng 582,1 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc nhà máy Samsung SEHC Kwon Choon Ki cho biết, lãnh đạo nhà máy đã nhiều lần trao đổi qua các cuộc họp với Cục Thuế TP.HCM, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, đề nghị giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, đến nay đã 3 năm trôi qua, nhà máy vẫn chưa nhận câu trả lời hướng dẫn phương án giải quyết cụ thể.
“Chúng tôi kính mong UBND TP HCM, Cục Thuế và Cục Hải quan TP HCM có những chỉ đạo tích cực hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề này”, - Vietnambiz dẫn lời ông Kwon Choon Ki.
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) Kim Nyoun Ho cho biết, không chỉ Samsung mà nhiều doanh nghiệp khác cũng phản ánh tình trạng chậm hoàn thuế VAT, liên quan đến hoạt động "xuất khẩu tại chỗ" với các nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Hiện các doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam đang hoạt động theo phương thức nộp thuế VAT 8-10% khi nhập khẩu nguyên liệu. Sau khi gia công, họ sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu với mức thuế suất VAT là 0%.
 Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2025
Hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng Samsung
Tình trạng tạm hoãn chưa hoàn thuế VAT đang khiến các doanh nghiệp phụ trợ trong nước gặp bất lợi khi cạnh tranh giá với các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Cục thuế đang tháo gỡ vướng mắc

Trả lời về vấn đề trên, ông Giang Văn Hiển, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực II, cho biết đã tiếp nhận thông tin từ phía Samsung và đang phối hợp với các cơ quan liên quan tháo gỡ vướng mắc.
Theo ông Hiển, Bộ Tài chính cũng đã ban hành quyết định 422 nhằm xem xét khẩn trương xử lý việc hoàn thuế cho Samsung SEHC, cũng như các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề này.
Ngày 14/3, tại trụ sở cơ quan thuế, lãnh đạo cơ quan đã gặp đại diện doanh nghiệp để trao đổi và hoàn thiện các thủ tục cần thiết.
Ông Giang Văn Hiển cho hay, thời gian qua đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách hoàn thuế để mua bán hóa đơn, trục lợi bất hợp pháp. Ngành thuế đang phối hợp với cơ quan chức năng xử lý việc này.
"Để giải quyết thì chúng tôi phải có quá trình rà soát các doanh nghiệp có hoạt động thực không hay mua hóa đơn của doanh nghiệp thành lập không nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ là mua bán hóa đơn, trục lợi dẫn đến phương hại cho doanh nghiệp hoàn thuế nếu chúng tôi không rà soát kỹ", - báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Giang Văn Hiển.
Samsung Electronics Co - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2025
Gã khổng lồ công nghệ Samsung xin lỗi các cổ đông đang nổi đóa vì kết quả kinh doanh kém
Được biết, Samsung là tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc, đã thành lập nhà máy sản xuất tivi tại TP.HCM từ năm 1995.
Đến nay, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam gồm 6 nhà máy, 1 trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) và 1 pháp nhân bán hàng. Samsung là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên đến 23,2 tỷ USD, cùng khoảng 84.000 cán bộ nhân viên đang làm việc.
Năm ngoái, các nhà máy chính của Samsung Việt Nam đóng góp hơn 25% doanh thu toàn cầu của công ty này, gần 57 tỷ USD. Riêng Samsung SEHC tại TP. HCM ghi nhận doanh thu tăng gần 14% lên xấp xỉ 5 tỷ USD trong khi lãi giảm 5% còn khoảng 365 triệu USD.
Năm 2024, doanh thu của Samsung tại Việt Nam đạt khoảng 62,5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 54,4 tỷ USD (chiếm tới 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала