Bị kéo vào cuộc chơi của Mỹ và Trung, Việt Nam có thể chọn lối đi khác với Nga

© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương QuyếtViettel phát triển giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Viettel phát triển giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2025
Đăng ký
Khi Mỹ và Trung Quốc siết chặt vòng xoáy cạnh tranh chiến lược, lĩnh vực công nghệ trở thành mặt trận nóng bỏng nhất – không chỉ bằng con chip, thuật toán, mà còn bằng con người. Trong cuộc cạnh tranh ngầm đó, Việt Nam đang bị kéo vào như một "điểm nguồn" của nhân tài công nghệ giá trị cao.
Tuy nhiên, Việt Nam lại đối mặt với bài toán lớn: Làm thế nào để giữ người, khi thế giới đang sẵn sàng “mua” họ với mọi giá?
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2025
Mỹ đánh thuế Trung Quốc, Việt Nam lo bị ‘tẩy xuất xứ’

Tăng tốc “săn chất xám” toàn cầu

Sau các lệnh hạn chế công nghệ nhắm vào Trung Quốc, Mỹ không chỉ dừng lại ở chip bán dẫn mà đang mở rộng cuộc đua nhân lực trong các lĩnh vực như AI, an ninh mạng, dữ liệu lớn và điện toán lượng tử.
Trung Quốc cũng không đứng ngoài. Quốc gia này đẩy mạnh chiến lược "người Hoa toàn cầu", phát triển các trung tâm AI, startup deeptech và vung tiền mạnh tay để chiêu mộ kỹ sư nước ngoài, đặc biệt từ Đông Nam Á – nơi có lực lượng lao động công nghệ trẻ, giỏi ngoại ngữ và sẵn sàng thử thách.

“Câu chuyện bây giờ không còn là lương cao hay đãi ngộ tốt. Việt Nam đang sở hữu một thế hệ kỹ sư đầy tiềm năng. Nhưng nếu không có chiến lược rõ ràng, rất nhiều tài năng sẽ ‘biến mất’ vào các phòng lab ở Bắc Kinh hay các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon”, ông Sỹ Hiếu, chuyên gia nhân lực công nghệ tại Singapore nhận định với Sputnik.

Theo ông Hiếu, chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump (từ tháng 1/2025) đang siết lại các visa lao động có tay nghề cao, đặc biệt là H-1B. Điều này vô tình đẩy các kỹ sư Việt sang các thị trường khác như Canada, Úc, Singapore, Trung Quốc. Do đó, nguy cơ "chảy máu chất xám" tăng lên từng ngày.
Khách thăm triển lãm 70 năm ngành công nghiệp hạt nhân. Phản ứng dây chuyền của sự thành công tại Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2025
Bùng nổ trí tuệ nhân tạo: Vì sao sinh viên Việt Nam chọn du học AI?

Nga có phải là lựa chọn ngoài vùng nhiễu?

Trong bối cảnh đó, Nga nổi lên như một đối tác không nằm trong vòng xoáy chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung. Nga không mạnh về đầu tư mạo hiểm hay hệ sinh thái khởi nghiệp quy mô lớn, nhưng lại mạnh về đào tạo AI, toán học, an ninh mạng và mã nguồn mở. Đây là những lĩnh vực mà cả Mỹ và Trung đều không dễ dàng chia sẻ cho bất kỳ ai.

“Việt Nam cần Nga để học những điều mà Mỹ và Trung không bao giờ chia sẻ từ cách phát triển hệ điều hành nội địa, kiểm soát dữ liệu đến năng lực an ninh mạng mang tính chiến lược”, ông Trương Văn Tài, chuyên viên một công ty công nghệ tại TP. HCM chia sẻ với Sputnik.

Tính đến năm 2024, hơn 5.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga – một nền tảng cho hợp tác dài hơi hơn. Tiềm năng lớn là thành lập trung tâm nghiên cứu AI Việt – Nga, phát triển các giải pháp bảo mật nội địa và đào tạo kỹ sư công nghệ cao theo mô hình chuyển tiếp. Không chỉ học lý thuyết, đây có thể là cơ hội để Việt Nam phát triển năng lực công nghệ "tự thân", tránh phụ thuộc quá mức vào các hệ sinh thái công nghệ lớn.
nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2024
Việt Nam tái khởi động dự án điện hạt nhân: Công nghệ của Nga là ứng viên sáng giá?

Những con số biết nói

Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu kỹ sư công nghệ thông tin, nhưng mỗi năm lại mất hơn 57.000 người khỏi thị trường nội địa. Dữ liệu từ LinkedIn Insights (2023) cho thấy, số lượng kỹ sư Việt làm việc tại nước ngoài đã tăng tới 38% trong vòng 5 năm. Họ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực AI, DevOps, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.

“Chúng tôi mất dần những người có khả năng thiết kế kiến trúc hệ thống, dẫn dắt đội ngũ. Họ không đi vì tiền, mà vì môi trường phát triển. Việt Nam đang bước vào thời kỳ mà tài nguyên chiến lược không phải là đất đai hay dầu mỏ, mà là nhân lực công nghệ”, ông Tạ Đình Tuấn, CTO một công ty công nghệ tại TP.HCM chia sẻ.

Ông Phan Thùy, một doanh nhân khởi nghiệp công nghệ từng “hồi hương” nhưng phải dừng lại sau hai năm, thẳng thắn:

“Chúng tôi không thiếu vốn. Vấn đề là không ai hiểu những gì chúng tôi đang làm. Chính sách cải thiện là chưa đủ. Điều còn thiếu là một hệ sinh thái tin tưởng được.”

Việt Nam đang đứng trước một cơ hội, nhưng cũng là bài kiểm tra về tầm nhìn. Nếu không hành động, Việt Nam sẽ tiếp tục là nơi đào tạo “hộ” cho giấc mơ công nghệ của người khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала