Các nhà khoa học phát hiện thấy kháng sinh khiến chuột trở nên ngu ngốc

© Depositphotos.com / KurashovaChuột bạch
Chuột bạch - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2025
Đăng ký
Trong quá trình thí nghiệm, các nhà sinh vật học từ Đại học Nghiên cứu tổng hợp quốc gia Samara mang tên Viện sĩ Korolev phát hiện ra rằng, việc dùng thuốc kháng sinh khiến chuột trở nên ngu ngốc hơn, mất đi tính tò mò và trở nên căng thẳng, dịch vụ báo chí của trường đại học Samara đưa tin.

"Trong một nghiên cứu thực nghiệm, các nhà sinh vật học từ Đại học Samara đã xác định phản ứng hành vi và khả năng nhận thức (tâm thần) của chuột thay đổi như thế nào sau khi cho chuột sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu này sẽ mở rộng kiến ​​thức khoa học về mối liên hệ giữa não bộ và hệ vi khuẩn đường ruột của động vật và con người, mà theo quy luật, các vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh", - dịch vụ báo chí của trường đại học Samara cho biết với các nhà báo.

Mối liên hệ giữa não bộ và hệ vi khuẩn đường ruột là một đề tài nghiên cứu cấp bách có liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu các bệnh thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, bệnh tâm thần phân liệt và bệnh trầm cảm. Theo các khái niệm khoa học hiện đại, các vi khuẩn đường ruột tiết ra các chất hoạt tính sinh học ảnh hưởng đến trạng thái của não bộ và hệ thần kinh, chuyên gia Vladimir Belyakov, phó giáo sư Khoa Sinh lý học Con người và Động vật tại Đại học Samara, cho biết.
Các nhà khoa học từ Đại học Samara đã tiến hành nghiên cứu trên các chuột đực trưởng thành được chia thành hai nhóm. Các động vật trong nhóm đầu tiên được tiêm hỗn dịch gồm ba loại kháng sinh trong mười ngày; các con chuột trong nhóm thứ hai không được tiêm bất kỳ loại thuốc nào.
Thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2021
Tìm ra loại thuốc kháng sinh có khả năng chống lại ung thư da
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng kháng sinh gây ra những thay đổi bất lợi trong hệ vi khuẩn đường ruột và hành vi của các con chuột.Trên nhiều thiết bị thử nghiệm khác nhau, các con chuột trong nhóm đầu tiên ít có động lực khám phá các lỗ đặc biệt, có xu hướng tránh những khu vực mở được chiếu sáng và không thể nhớ vị trí của hang. Tất cả điều này cho thấy hoạt động khám phá và trí nhớ không gian của các con chuột đã giảm, trong khi sự lo lắng của chúng lại tăng lên. Còn các con chuột không được tiêm kháng sinh vẫn hoạt động như trước.
"Do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, việc tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, amin sinh học và các chất khác có tác dụng điều biến thần kinh bị giảm, điều đó có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, rối loạn cảm xúc mà hậu quả là hình thành cách cư xử với khả năng thích nghi kém hơn", - nhà khoa học Belyakov lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала