https://kevesko.vn/20250401/khong-nhat-bien-dao-viet-nam-giu-the-can-bang-cho-asean-giua-song-gio-toan-cau-35306822.html
Không "nhất biên đảo": Việt Nam giữ thế cân bằng cho ASEAN giữa sóng gió toàn cầu
Không "nhất biên đảo": Việt Nam giữ thế cân bằng cho ASEAN giữa sóng gió toàn cầu
Sputnik Việt Nam
"Không chọn phe. Chỉ chọn hòa bình, hợp tác và đối thoại". Đây là thông điệp kiên định được Việt Nam phát đi giữa bối cảnh thế giới phân cực, cạnh tranh địa... 01.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-01T08:46+0700
2025-04-01T08:46+0700
2025-04-01T08:46+0700
việt nam
asean
quan điểm-ý kiến
tác giả
an ninh
vấn đề biển đảo
quan hệ quốc tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/19/35211698_0:163:3065:1887_1920x0_80_0_0_33d8cf57ca95a3b1ce89a65965722cdc.jpg.webp
Trong 30 năm là thành viên, Việt Nam không chỉ hòa nhập, mà còn trở thành một trong những nhân tố chiến lược kiến tạo nên một ASEAN ổn định, độc lập, thống nhất trong đa dạng.Ba quan điểm, một tầm nhìnNăm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đây là mốc lịch sử không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực. Ngay từ năm đầu tiên, Việt Nam đã thúc đẩy việc ký kết Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) - minh chứng cho cam kết hướng tới một khu vực hòa bình, trung lập, không bị chi phối bởi các nước lớn.Từ đó đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đóng góp quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN: Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội.Nhận định với Sputnik, Đại tá Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, cho biết tình hình thế giới trong thời gian sau đại dịch COVID-19 đã có những biến động phức tạp hơn, khó dự báo với mức độ căng thẳng tăng cao rất rõ rệt.Trước những thách thức địa chính trị hiện nay, Việt Nam đề ra ba quan điểm chiến lược trong khuôn khổ ASEAN. Đại tá Nguyễn Minh Tâm cho biết:Trong các năm 2003, 2009 và 2015, Việt Nam là lực đẩy chính giúp định hình và hiện thực hóa cấu trúc Cộng đồng. Việc này không đơn thuần là về thiết chế, mà phản ánh một triết lý phát triển: gắn kết trong đa dạng, đoàn kết trên nền tảng tôn trọng chủ quyền và độc lập của từng quốc gia.ASEAN không nên “nhất biên đảo”Hiện nay, thế giới chứng kiến sự gia tăng căng thẳng chưa từng có. Cạnh tranh Mỹ - Trung trở nên khốc liệt, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do cấm vận và bảo hộ thương mại, còn không gian an ninh khu vực bị đe dọa bởi những mâu thuẫn địa chiến lược.Tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam gia nhập ASEAN được tổ chức ngày 10/3/2025 tại Jakarta (Indonesia), Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã nhận định:Trong bối cảnh đó, Việt Nam lựa chọn chiến lược "bất biến ứng vạn biến" - không chọn phe, mà chọn ổn định, đối thoại, và lợi ích chung.Chủ động định hình cấu trúc an ninh khu vựcViệt Nam không chỉ đóng vai trò trung gian dung hòa các khác biệt nội khối, mà còn tích cực thúc đẩy các cơ chế ngoại khối như ADMM, ADMM+ (đối thoại quốc phòng ASEAN với các đối tác) hay CP-TPP, RCEP (về kinh tế). Đây là những nền tảng giúp ASEAN duy trì vị thế trung tâm (centrality), không bị kéo vào quỹ đạo cạnh tranh của bất kỳ cường quốc nào.Trên phương diện quốc phòng nội khối, Việt Nam đề xuất nâng cao vai trò của ADSOM và ADSOM+, đồng thời thúc đẩy năng lực tự vệ của từng quốc gia ASEAN nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ổn. Đặc biệt trong bối cảnh các loại hình chiến tranh phi truyền thống - từ chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin đến tấn công công nghệ cao - đang gia tăng, việc hợp tác để xây dựng năng lực phòng thủ chủ động là yêu cầu cấp thiết.Tấm gương của "đa dạng trong thống nhất"Việt Nam là quốc gia có số lượng dân tộc thiểu số và tôn giáo được cấp phép hoạt động nhiều nhất ASEAN. Sự đa dạng này không khiến Việt Nam chia rẽ, mà chính là nền tảng để lan tỏa thông điệp về lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt, và gắn kết trong hòa bình.Quan điểm này không chỉ xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử, mà còn giúp con người từ mọi quốc gia, dân tộc, tôn giáo và văn hóa xích lại gần nhau, tăng cường hiểu biết, đoàn kết vì mục tiêu chung là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.Theo Đại tá Nguyễn Minh Tâm, Việt Nam đã và đang chuyển hóa bản sắc văn hóa - chính trị thành lợi thế mềm trong chính sách đối ngoại. Sự linh hoạt, khéo léo nhưng vững nguyên tắc giúp Việt Nam trở thành một trung tâm ổn định trong lòng ASEAN - nơi có thể dung hòa giữa bảo tồn độc lập và thúc đẩy hợp tác khu vực.Từ người đến sau trở thành người dẫn đườngKhi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, thế giới vẫn nghi ngại về khả năng hội nhập của một quốc gia vừa trải qua thời kỳ bao cấp. Nhưng chỉ ba thập kỷ sau, Việt Nam không chỉ hội nhập thành công mà còn định hình lại chính ASEAN.Từ việc thúc đẩy ký kết Hiệp ước phi hạt nhân, định hình các trụ cột cộng đồng, đến giữ vai trò điều phối trong các cơ chế khu vực. Tất cả là bằng chứng cho thấy Việt Nam không "đứng ngoài" mà đã trở thành người trong cuộc - người dẫn đường.Trong một thời đại đầy bất định, vai trò này sẽ càng trở nên rõ nét. Việt Nam không tìm kiếm sự nổi bật bằng đối đầu, mà khẳng định vị thế bằng sự bền bỉ, bản lĩnh và đồng hành - những giá trị cần thiết nhất để giữ vững một ASEAN thống nhất trong đa dạng, vững bước trong thế giới đầy biến động.
https://kevesko.vn/20250307/tong-bi-thu-va-phu-nhan-tham-cap-nha-nuoc-indonesia-tham-ban-thu-ky-asean-va-singapore-34875510.html
https://kevesko.vn/20250226/dien-dan-tuong-lai-asean-2025-huong-toi-mot-asean-doan-ket-bao-trum-va-tu-cuong-34703629.html
https://kevesko.vn/20250330/asean-hop-khan-sau-dong-dat-viet-nam-keu-goi-myanmar-cham-dut-bao-luc-35295973.html
https://kevesko.vn/20250108/phu-nhan-tong-bi-thu-to-lam-gap-mat-nhom-phu-nu-cong-dong-asean-33939193.html
https://kevesko.vn/20241008/tong-thu-ky-asean-kao-kim-hourn-neu-quan-diem-ve-van-de-bien-dong--32267067.html
https://kevesko.vn/20250319/philippines-keu-goi-trung-quoc-boi-thuong-hon-4-trieu-usd-cho-cac-hanh-dong-o-bien-dong-35105500.html
https://kevesko.vn/20241125/trung-quoc-va-viet-nam-se-tuan-tra-chung-o-bien-dong-33125481.html
https://kevesko.vn/20250123/asean-can-buoc-vao-ky-nguyen-thong-minh-voi-tam-the-san-sang-nghi-sau-lam-lon-34161265.html
https://kevesko.vn/20241011/rieng-mot-dang-cap-viet-nam-tro-lai-la-ngoi-sao-tang-truong-cua-asean-32326792.html
https://kevesko.vn/20241005/tieng-noi-cua-viet-nam-trong-asean-ngay-cang-manh-32222353.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_3c8b492be456b6f214da67da1b442165.jpg.webp
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_3c8b492be456b6f214da67da1b442165.jpg.webp
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/19/35211698_168:0:2899:2048_1920x0_80_0_0_77f8456893d4c34be5daa0e0c6202095.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_3c8b492be456b6f214da67da1b442165.jpg.webp
việt nam, asean, quan điểm-ý kiến, tác giả, an ninh, vấn đề biển đảo, quan hệ quốc tế
việt nam, asean, quan điểm-ý kiến, tác giả, an ninh, vấn đề biển đảo, quan hệ quốc tế
Trong 30 năm là thành viên, Việt Nam không chỉ hòa nhập, mà còn trở thành một trong những nhân tố chiến lược kiến tạo nên một ASEAN ổn định,
độc lập, thống nhất trong đa dạng.
Ba quan điểm, một tầm nhìn
Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đây là mốc lịch sử không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực. Ngay từ năm đầu tiên, Việt Nam đã thúc đẩy việc ký kết Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) - minh chứng cho cam kết hướng tới một khu vực
hòa bình, trung lập, không bị chi phối bởi các nước lớn.
Từ đó đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đóng góp quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN: Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội.
Nhận định với Sputnik, Đại tá Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, cho biết tình hình thế giới trong thời gian sau đại dịch COVID-19 đã có những biến động phức tạp hơn, khó dự báo với mức độ căng thẳng tăng cao rất rõ rệt.
“Cuộc cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị toàn cầu cũng đem lại nguy cơ đe dọa sự thống nhất trong đa dạng của ASEAN khi các nước lớn (chủ yếu là Mỹ) đang bằng mọi cách lôi kéo các nước ASEAN vào “quỹ đạo của Mỹ” để đối phó với Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông - “cái ao nhà” của ASEAN và là tuyến giao thông hàng hải huyết mạch kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương”, Đại tá Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
Trước những thách thức địa chính trị hiện nay, Việt Nam đề ra ba quan điểm chiến lược trong khuôn khổ ASEAN. Đại tá Nguyễn Minh Tâm cho biết:
“Quan điểm đầu tiên của Việt Nam là tăng cường liên kết nội khối thể hiện qua việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước có vai trò quan trọng ở Biển Đông như Malaysia, Indonesia và Singapore. Đồng thời kêu gọi các nước ASEAN ổn định nội bộ, đặt lợi ích cộng đồng lên trên chia rẽ chính trị. Thứ hai, Việt Nam đề cao nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, thúc đẩy tham vấn, chia sẻ thông tin để cùng xử lý bất đồng trong và ngoài khối. Thứ ba, Việt Nam kiên quyết không chính trị hóa kinh tế, không sử dụng hay đe dọa dùng vũ lực, giữ thái độ trung lập trong cạnh tranh giữa các cường quốc, thúc đẩy đối thoại và giảm nguy cơ xung đột”.
Trong các năm 2003, 2009 và 2015, Việt Nam là lực đẩy chính giúp định hình và hiện thực hóa cấu trúc Cộng đồng. Việc này không đơn thuần là về thiết chế, mà phản ánh một triết lý phát triển: gắn kết trong đa dạng, đoàn kết trên nền tảng tôn trọng chủ quyền và độc lập của từng quốc gia.
“Trong nhiều năm qua, ba quan điểm này đã đưa Việt nam từ một thành viên đóng góp tích cực trở thành thành viên trụ cột, chủ động, uy tín và có trách nhiệm cao của ASEAN, góp phần định hình nhiều chính sách nội khối và ngoại khối của ASEAN một cách sang suốt, tỉnh táo, hợp tình, hợp lý, giúp “con thuyền ASEAN” có thể “lách qua đá ngầm” để tiếp tục phát triển bền vững”, chuyên gia trên nhấn mạnh.
ASEAN không nên “nhất biên đảo”
Hiện nay, thế giới chứng kiến sự gia tăng căng thẳng chưa từng có.
Cạnh tranh Mỹ - Trung trở nên khốc liệt, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do cấm vận và bảo hộ thương mại, còn không gian an ninh khu vực bị đe dọa bởi những mâu thuẫn địa chiến lược.
Tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam gia nhập ASEAN được tổ chức ngày 10/3/2025 tại Jakarta (Indonesia), Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã nhận định:
“Hợp tác quốc tế và các định chế đa phương đứng trước nhiều thách thức chưa từng có khi lòng tin giữa các quốc gia đang dần bị thay thế bởi đối đầu và nghi kỵ. Chủ nghĩa đa phương mở được thúc đẩy bởi tiến trình toàn cầu hoá mạnh mẽ trong hơn 3 thập kỷ qua đang bị xói mòn. Các thách thức an ninh phi truyền thống và truyền thống đan xen ngày càng phức tạp, làm cho môi trường an ninh và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á và các nước thành viên ASEAN phức tạp và khó dự báo hơn bao giờ hết”.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam lựa chọn chiến lược "bất biến ứng vạn biến" - không chọn phe, mà chọn ổn định, đối thoại, và lợi ích chung.
“Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán rằng các quốc gia ASEAN không nên “nhất biên đảo” – tức không nghiêng về bất kỳ phe nào, mà cần giữ vững độc lập, tự chủ và lựa chọn hòa bình, hợp tác và đối thoại dựa trên lợi ích hài hòa và chia sẻ rủi ro”, Đại tá Nguyễn Minh Tâm chỉ ra.

25 Tháng Mười Một 2024, 17:14
Chủ động định hình cấu trúc an ninh khu vực
Việt Nam không chỉ đóng vai trò trung gian dung hòa các khác biệt nội khối, mà còn tích cực thúc đẩy các cơ chế ngoại khối như ADMM, ADMM+ (đối thoại quốc phòng ASEAN với các đối tác) hay CP-TPP,
RCEP (về kinh tế). Đây là những nền tảng giúp ASEAN duy trì vị thế trung tâm (centrality), không bị kéo vào quỹ đạo cạnh tranh của bất kỳ cường quốc nào.
"Đây là những mẫu hình hợp tác quốc phòng đa phương tiêu biểu và hiếm hoi trên thế giới hiện nay là không phải là liên minh quân sự hay liên minh phòng thủ chung như NATO, AUKUS…”, Đại tá Nguyễn Minh Tâm cho biết.
Trên phương diện quốc phòng nội khối, Việt Nam đề xuất nâng cao vai trò của ADSOM và ADSOM+, đồng thời thúc đẩy năng lực tự vệ của từng quốc gia ASEAN nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ổn. Đặc biệt trong bối cảnh các loại hình chiến tranh phi truyền thống - từ chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin đến tấn công
công nghệ cao - đang gia tăng, việc hợp tác để xây dựng năng lực phòng thủ chủ động là yêu cầu cấp thiết.
Tấm gương của "đa dạng trong thống nhất"
Việt Nam là quốc gia có số lượng dân tộc thiểu số và tôn giáo được cấp phép hoạt động nhiều nhất ASEAN. Sự đa dạng này không khiến Việt Nam chia rẽ, mà chính là nền tảng để lan tỏa thông điệp về lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt, và gắn kết trong hòa bình.
"Việt Nam thể hiện những đóng góp đáng kể của mình không chỉ ở sự đa dạng đó mà quan trọng hơn là ở quan điểm “tôn trọng sự khác biệt”. Đây là quan điểm thu hút được sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ không chỉ trong ASEAN mà còn trên toàn thế giới”, chuyên gia trên nhấn mạnh.
Quan điểm này không chỉ xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử, mà còn giúp con người từ mọi quốc gia, dân tộc, tôn giáo và văn hóa xích lại gần nhau, tăng cường hiểu biết, đoàn kết vì mục tiêu chung là hòa bình,
hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Theo Đại tá Nguyễn Minh Tâm, Việt Nam đã và đang chuyển hóa bản sắc văn hóa - chính trị thành lợi thế mềm trong
chính sách đối ngoại. Sự linh hoạt, khéo léo nhưng vững nguyên tắc giúp Việt Nam trở thành một trung tâm ổn định trong lòng ASEAN - nơi có thể dung hòa giữa bảo tồn độc lập và thúc đẩy hợp tác khu vực.

11 Tháng Mười 2024, 14:49
Từ người đến sau trở thành người dẫn đường
Khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, thế giới vẫn nghi ngại về khả năng hội nhập của một quốc gia vừa trải qua thời kỳ bao cấp. Nhưng chỉ ba thập kỷ sau, Việt Nam không chỉ hội nhập thành công mà còn định hình lại chính ASEAN.
Từ việc thúc đẩy ký kết
Hiệp ước phi hạt nhân, định hình các trụ cột cộng đồng, đến giữ vai trò điều phối trong các cơ chế khu vực. Tất cả là bằng chứng cho thấy Việt Nam không "đứng ngoài" mà đã trở thành người trong cuộc - người dẫn đường.
"Việt Nam cần ASEAN như thế nào thì ASEAN cũng cần Việt Nam như thế", nhận định của Đại tá Nguyễn Minh Tâm mang đầy tính hình ảnh nhưng hàm chứa sự thật chiến lược trong tiến trình hội nhập.
Trong một thời đại đầy bất định, vai trò này sẽ càng trở nên rõ nét. Việt Nam không tìm kiếm sự nổi bật bằng đối đầu, mà khẳng định vị thế bằng sự bền bỉ, bản lĩnh và đồng hành - những giá trị cần thiết nhất để giữ vững một ASEAN thống nhất trong đa dạng, vững bước trong thế giới đầy biến động.