Từ "đối tác chiến lược" đến "đối tượng đánh thuế": Việt Nam đang bị thử thách niềm tin?

© SputnikThương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ
Thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Đăng ký
Chiều 2/4 (theo giờ địa phương), thông tin Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên đến 46% với một số nhóm hàng xuất khẩu từ Việt Nam đã gây chấn động không chỉ trong giới doanh nghiệp mà còn trên toàn thị trường.

Cú knock-out “huỷ diệt”

Từ cảm giác "sốc nặng" đến nỗi lo hiện hữu về tăng trưởng, khả năng giữ đơn hàng, đáp ứng KPI, các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với một cú đánh đau, mà gần như không có thời gian để phòng thủ.

"Chúng tôi không kịp trở tay. Không hề có phương án dự phòng nào đủ sức chịu đựng một mức thuế cao như vậy. Thị trường Hoa Kỳ vốn là thị trường chủ lực – bây giờ gần như đứng hình. Giờ chỉ biết chờ xem Chính phủ có phương án nào không", đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam chia sẻ với Sputnik.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Chính phủ Việt Nam họp khẩn sau đòn tấn công thuế quan của Trump
Mức thuế 46% khiến nhiều doanh nghiệp lập tức đánh giá lại khả năng duy trì các hợp đồng đã ký, chưa kể nguy cơ bị hủy đơn hoặc phải giảm sản lượng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang đặt kỳ vọng phục hồi xuất khẩu để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%, thì cú sốc từ Washington không khác gì một gáo nước lạnh.
Theo giới phân tích, đây có thể là dấu hiệu của "Trump 2.0" – giai đoạn tái thiết chính sách thương mại kiểu cứng rắn, bảo hộ và sẵn sàng ra đòn phủ đầu. Một chuyên gia về xuất nhập khẩu nhận định:
Một góc Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi) đang được hoạt động hết công suất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Ông Hồ Đức Phớc đi Mỹ trong căng thẳng Trump áp thuế nhằm vào Việt Nam

"Việc ông Trump trở lại Nhà Trắng năm 2025 thì sẽ là năm rất khó khăn cho nền kinh tế thế giới, các nước nhất là Việt Nam sẽ đều bị đẩy vào thế đối đầu về thương mại."

Sự kiện này gợi nhắc đến các mốc áp thuế kinh điển từ năm 2018, khi Trump 1.0 bắt đầu áp thuế vào thép, nhôm, hàng công nghệ và hàng tiêu dùng Trung Quốc. Nhìn biểu đồ thị trường thời điểm đó, có thể thấy rõ tác động mạnh mẽ không chỉ lên dòng tiền doanh nghiệp mà cả thị trường tài chính toàn cầu.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Hoa Kỳ

Doanh nghiệp lo không đạt được mục tiêu

“Tôi thực sự lo rằng với mức thuế mới này, chúng tôi sẽ không hoàn thành được KPI xuất khẩu năm 2025. Không phải vì thiếu năng lực, mà vì bức tường thuế quá dày. Tất cả nỗ lực tăng năng suất, mở rộng chuỗi cung ứng đều trở nên vô nghĩa nếu đối tác Mỹ buộc phải quay lưng do chi phí quá cao", một chủ doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ bày tỏ với Sputnik.

Được biết, gỗ và sản phẩm từ gỗ (chiếm 7,6%) và Nông - thủy - hải sản (chiếm 3,5%) trong 5 nhóm ngành chính (chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2024) bị tác động mạnh nhất trong đợt áp thuế này.
Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Konstantin Kosachev - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Phó Chủ tịch Hội đồng LB Kosachev gọi việc áp thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là đỉnh điểm của sự đơn cực
Các mặt hàng còn lại bao gồm: Điện tử (các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu); Dệt may, da giày (chiếm 21,9%); Thép và nhôm (chiếm 2,7%) cũng không ngoại lệ.
Trên thực tế, việc Hoa Kỳ chọn Việt Nam vào danh sách áp thuế đối ứng là tín hiệu rõ ràng rằng cán cân thương mại hai nước đang trong vùng nhạy cảm.
Việc Việt Nam lọt vào Top 3 nước gây thâm hụt thương mại cao với Hoa Kỳ đã được nhắc tới nhiều lần trong các báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR). Một khi chính sách nghiêng về bảo hộ nội địa, thì không loại trừ bất cứ nước nào.
Bà Ursula von der Leyen - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Chủ tịch EC gọi thuế quan của Tổng thống Trump là đòn đánh vào người tiêu dùng trên toàn thế giới

Cần một chiến lược ứng phó, không chỉ phản ứng

Theo các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp, điều cấp thiết lúc này không chỉ là phản ứng nhanh, mà là sự chuẩn bị bài bản cho một giai đoạn bất định mới. Một chuyên gia kinh tế cho rằng:

"Việt Nam cần chủ động thiết lập kênh đối thoại song phương ở cấp cao nhất để làm rõ các cơ sở áp thuế, đồng thời tranh thủ dư địa đàm phán với các đối tác Hoa Kỳ hiểu thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nên có một tổ điều phối liên ngành đủ linh hoạt gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, các hiệp hội ngành hàng và đại diện doanh nghiệp, để xử lý từng diễn biến theo thời gian thực. Với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng, cần xem xét chính sách hỗ trợ ngắn hạn như giãn thuế, hỗ trợ tín dụng, logistics hoặc điều chỉnh phí xuất khẩu một cách tạm thời, giúp họ giữ được đơn hàng và duy trì vị thế trên thị trường quốc tế."

Nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2025
Trump "dội bom thuế": Doanh nghiệp Việt họp khẩn, ngành gỗ và dệt may đối mặt rủi ro lớn
Theo TTXVN, ngay sau khi Hoa Kỳ ban hành bảng thuế, Thương vụ Việt Nam tại đây đã liên hệ với đại diện Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ để tìm hiểu kỹ hơn các căn cứ để tính toán và một số thông tin liên quan khác.
Không ít doanh nghiệp cho rằng đây là thời điểm thử thách năng lực phối hợp chính sách giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, bởi nếu chỉ phản ứng riêng lẻ, sẽ rất khó vượt qua một cú sốc lớn mang tính hệ thống.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала