Bộ Y tế kiểm điểm đối với lãnh đạo có liên quan đến dự án Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

© Depositphotos.com / DragonImages Bác sĩ.
Bác sĩ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2025
Đăng ký
Ngày 4/4, Thanh tra Chính phủ công bố Kết luận số 528/KL-TTCP liên quan đến hai dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại tỉnh Hà Nam. Phụ lục kèm theo kết luận thanh tra đề cập tới cựu Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
Kết luận nêu rõ hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý, thực hiện dự án và yêu cầu Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế từng được phân công phụ trách hai dự án này phải bị kiểm điểm, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Theo kết luận, Bộ Y tế đã có nhiều vi phạm từ giai đoạn lập, thẩm định đến triển khai thực hiện dự án. Từ năm 2014, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định thành lập Ban Quản lý các dự án y tế trọng điểm (Ban YTTĐ), giao làm chủ đầu tư trực tiếp thực hiện hai dự án. Tuy nhiên, quá trình triển khai, Ban YTTĐ và các đơn vị liên quan để xảy ra nhiều sai phạm, gây thiệt hại ngân sách nhà nước với số tiền tạm tính lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Một trong những sai phạm lớn nhất được nêu là việc trình, phê duyệt chủ trương thuê tư vấn nước ngoài lập dự án trái quy định pháp luật. Cụ thể, 4 gói thầu tư vấn (TV4/2014, TV5/2014, TVBM-04, TVVĐ-04) bị chỉ ra là có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu, gây thiệt hại ngân sách khoảng 80 tỷ đồng.
Bệnh viện Bạch Mai - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2025
Kiến nghị xử lý trách nhiệm Bộ trưởng, Thứ trưởng Y tế liên quan hai dự án bệnh viện bỏ hoang
Ngoài ra, việc thay đổi phương án thiết kế móng không đúng quy định cũng được cho là gây lãng phí ngân sách. Cụ thể, thay vì khoan nhồi như thiết kế ban đầu, chủ đầu tư điều chỉnh sang ép cọc bê tông khi không thuộc diện được phép điều chỉnh, khiến ngân sách bị lãng phí thêm khoảng 20,7 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ xác định hai dự án đã bị chậm tiến độ kéo dài, dừng thi công từ đầu năm 2021 đến cuối năm 2024, khiến phát sinh thêm chi phí ngoài hợp đồng, gây lãng phí tạm tính khoảng 253 tỷ đồng.
Với các vi phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với Bộ trưởng và Thứ trưởng được phân công phụ trách hai dự án theo từng thời kỳ. Đồng thời yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo các vụ, cục thuộc Bộ Y tế, Ban YTTĐ, các tổ chuyên môn liên quan.
Không chỉ dừng lại ở đó, Thanh tra Chính phủ còn chuyển một số hồ sơ có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang Bộ Công an để điều tra. Trong đó có các vi phạm liên quan đến đấu thầu và điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, chi phí đầu tư không đúng quy định.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến "bị gọi tên"

Theo phụ lục kèm theo, các lãnh đạo Bộ Y tế được Thanh tra Chính phủ đề cập gồm: bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cựu bộ trưởng, là người trực tiếp ký các quyết định liên quan tới 2 dự án từ năm 2013 - 2017.
Ông Nguyễn Viết Tiến, cựu thứ trưởng, phụ trách lĩnh vực xây dựng cơ bản từ tháng 11.2018 đến tháng 8.2019, phụ trách Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế từ tháng 12.2016 đến tháng 8.2019.
Ông Nguyễn Trường Sơn, cựu thứ trưởng, phụ trách Ban Quản lý dự án chuyên ngành xây dựng công trình y tế từ tháng 3.2021.
Phụ lục cũng liệt kê hơn 20 cá nhân là lãnh đạo, cán bộ thuộc Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Ban quản lý dự án y tế trọng điểm (Bộ Y tế).
Ngoài Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính vào cuộc xử lý trách nhiệm liên quan. Bộ Xây dựng được yêu cầu thí nghiệm, kiểm định kết cấu công trình, đánh giá an toàn trong khai thác, sử dụng. Nếu phát hiện sai phạm hoặc rủi ro mất an toàn, phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
Về phía Bộ Tài chính, Cục Thuế được giao rà soát việc thực hiện nghĩa vụ thuế doanh nghiệp của các nhà thầu, trong đó có Tổng công ty 319 và Tổng công ty Thành An, hai đơn vị tham gia các gói thầu của dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2025
Chuyển Bộ Công an điều tra dự án Bệnh viện Bạch Mai 2 và Việt Đức 2
Hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 có tổng mức đầu tư lần lượt gần 5.000 tỷ đồng, quy mô 1.000 giường bệnh mỗi cơ sở. Đây là các dự án y tế trọng điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước, từng được kỳ vọng giảm tải cho các bệnh viện tuyến trung ương. Tuy nhiên, đến nay các cơ sở bệnh viện vẫn chưa thể đi vào hoạt động sau gần một thập kỷ, gây ra nhiều lãng phí ngân sách, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giữa tháng 2 năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 34/2025 nhằm tháo gỡ vướng mắc và đưa hai dự án bệnh viện sớm hoàn thành, đi vào hoạt động trong năm nay. Tuy nhiên, với hàng loạt vi phạm vừa được kết luận, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm cá nhân, tập thể của các lãnh đạo Bộ Y tế trong từng giai đoạn của dự án.
Từ các phát hiện này, Thanh tra Chính phủ đề nghị các bên liên quan nhanh chóng thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục hậu quả và đưa hai bệnh viện vào sử dụng, tránh tiếp tục gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước và ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh của người dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала