https://kevesko.vn/20250408/bo-cong-an-de-xuat-tang-gap-20-lan-muc-phat-vi-pham-pccc-35456311.html
Bộ Công an đề xuất tăng gấp 20 lần mức phạt vi phạm PCCC
Bộ Công an đề xuất tăng gấp 20 lần mức phạt vi phạm PCCC
Sputnik Việt Nam
Bộ Công an đang đề xuất nâng mạnh khung xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, trong đó một số hành vi có thể bị... 08.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-08T11:26+0700
2025-04-08T11:26+0700
2025-04-08T11:40+0700
việt nam
thông tin
cháy
đám cháy
bốc cháy
vi phạm
pháp luật
bộ công an việt nam
bị phạt
xử phạt
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/0c/34956541_0:175:3018:1873_1920x0_80_0_0_f78e4f2fb586b2a54b839d00c7bc1da7.jpg.webp
Thông tin này được nêu trong dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 144/2021, hiện đang được Bộ Tư pháp tổ chức thẩm định. Theo Bộ Công an, từ năm 2013 đến 2024, các lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã xử lý hơn 269.000 trường hợp vi phạm, tổng số tiền phạt vượt 1.079 tỉ đồng. Trong ba năm gần đây nhất, từ 2022 đến 2024, hơn 112.700 vụ vi phạm bị xử lý với tổng mức phạt trên 512 tỉ đồng.Cùng giai đoạn này, toàn quốc ghi nhận gần 10.800 vụ cháy, gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Riêng nhà ở riêng lẻ và nhà kết hợp kinh doanh chiếm tới 34% tổng số vụ cháy, tiếp đó là các kho, cơ sở sản xuất, chợ và phương tiện giao thông. Trong số này có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vụ cháy quán karaoke An Phú tại Bình Dương khiến 33 người thiệt mạng, hay vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, Hà Nội làm 56 người tử vong.Theo đánh giá của Bộ Công an, phần lớn các vụ cháy đều liên quan đến vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, trong đó có sự chủ quan, thiếu trách nhiệm từ phía chủ cơ sở, người đứng đầu hoặc chủ hộ gia đình.Bộ Công an cũng chỉ ra rằng, trong khi thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng mạnh từ 2.109 USD năm 2015 lên 4.700 USD năm 2024, thì mức xử phạt vi phạm lĩnh vực PCCC gần như không thay đổi. Vì vậy, chế tài hiện hành không còn đủ tính răn đe, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển xã hội.Trong dự thảo mới, mức xử phạt hành chính đối với một số vi phạm được đề xuất tăng rất mạnh. Ví dụ, hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy có thể bị phạt tới 10 triệu đồng. Việc không niêm yết nội quy, biển báo hoặc không có hệ thống tiếp địa, chống sét có thể bị phạt từ 6 đến 25 triệu đồng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Các hành vi nghiêm trọng hơn như không có hệ thống điện phục vụ chữa cháy, không có giải pháp ngăn cháy tại khu vực sạc xe điện tập trung có thể bị phạt tới 50 triệu đồng.Dự thảo nêu rõ mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân đến 50 triệu đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
https://kevesko.vn/20250326/chay-lon-o-ha-noi-lua-boc-cao-hang-chuc-met-35221016.html
https://kevesko.vn/20250402/ba-nguoi-thiet-mang-trong-vu-chay-nha-luc-rang-sang-tai-tphcm-35342408.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/03/0c/34956541_144:0:2875:2048_1920x0_80_0_0_cc6b184e09da03a5fc1a4b262256fff3.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, cháy, đám cháy, bốc cháy, vi phạm, pháp luật, bộ công an việt nam, bị phạt, xử phạt
việt nam, thông tin, cháy, đám cháy, bốc cháy, vi phạm, pháp luật, bộ công an việt nam, bị phạt, xử phạt
Bộ Công an đề xuất tăng gấp 20 lần mức phạt vi phạm PCCC
11:26 08.04.2025 (Đã cập nhật: 11:40 08.04.2025) Bộ Công an đang đề xuất nâng mạnh khung xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, trong đó một số hành vi có thể bị phạt gấp 20 lần so với hiện hành, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt tới 50 triệu đồng, còn tổ chức có thể bị phạt tới 100 triệu đồng.
Thông tin này được nêu trong dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 144/2021, hiện đang được Bộ Tư pháp tổ chức thẩm định. Theo
Bộ Công an, từ năm 2013 đến 2024, các lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã xử lý hơn 269.000 trường hợp vi phạm, tổng số tiền phạt vượt 1.079 tỉ đồng. Trong ba năm gần đây nhất, từ 2022 đến 2024, hơn 112.700 vụ vi phạm bị xử lý với tổng mức phạt trên 512 tỉ đồng.
Cùng giai đoạn này, toàn quốc ghi nhận gần 10.800 vụ cháy, gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Riêng nhà ở riêng lẻ và nhà kết hợp kinh doanh chiếm tới 34% tổng số vụ cháy, tiếp đó là các kho, cơ sở sản xuất, chợ và phương tiện giao thông. Trong số này có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vụ cháy quán karaoke An Phú tại Bình Dương khiến 33 người thiệt mạng, hay
vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, Hà Nội làm 56 người tử vong.
Theo đánh giá của Bộ Công an, phần lớn các vụ cháy đều liên quan đến vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, trong đó có sự chủ quan, thiếu trách nhiệm từ phía chủ cơ sở, người đứng đầu hoặc chủ hộ gia đình.
Bộ Công an cũng chỉ ra rằng, trong khi thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng mạnh từ 2.109 USD năm 2015 lên 4.700 USD năm 2024, thì mức xử phạt vi phạm lĩnh vực PCCC gần như không thay đổi. Vì vậy, chế tài hiện hành
không còn đủ tính răn đe, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển xã hội.
Trong dự thảo mới, mức xử phạt hành chính đối với một số vi phạm được đề xuất tăng rất mạnh. Ví dụ, hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy có thể bị phạt tới 10 triệu đồng. Việc không niêm yết nội quy, biển báo hoặc không có hệ thống tiếp địa, chống sét có thể
bị phạt từ 6 đến 25 triệu đồng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Các hành vi nghiêm trọng hơn như không có hệ thống điện phục vụ chữa cháy, không có giải pháp ngăn cháy tại khu vực sạc xe điện tập trung có thể bị phạt tới 50 triệu đồng.
Dự thảo nêu rõ mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân đến 50 triệu đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
"Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền đối với nhóm hành vi vi phạm phổ biến nêu trên là đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với sự phát triển, thu nhập của người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng tính răn đe, phòng ngừa vi phạm", Bộ Công an cho hay.