https://kevesko.vn/20250411/chinh-sach-ngoai-giao-lang-gieng-cua-trung-quoc-anh-huong-the-nao-den-tinh-hinh-bien-dong-35533172.html
Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến tình hình Biển Đông
Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến tình hình Biển Đông
Sputnik Việt Nam
Tại Bắc Kinh vừa kết thúc hội nghị về ngoại giao khu vực, trong sự kiện này Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu ý kiến. 11.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-11T20:47+0700
2025-04-11T20:47+0700
2025-04-11T20:47+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
biển đông
thế giới
tập cận bình
trung quốc
hoa kỳ
donald trump
thuế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/0b/35533611_0:72:600:410_1920x0_80_0_0_3a0727e41154cdb16629fb0bf427f611.png.webp
Ý tưởng của Tập Cận Bình về ngoại giao láng giềngNgoại giao láng giềng là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ban lãnh đạo thế hệ thứ năm của CHND Trung Hoa. Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói nhiều về vấn đề này tại các Đại hội Đảng lần thứ 19, lần thứ 20 và những diễn đàn khác. Bản chất của chính sách này là phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, cùng có lợi với các quốc gia gần Trung Quốc và có lịch sử liên hệ lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên lịch sử này không phải lúc nào cũng tốt đẹp; Ví dụ, trên cơ sở kinh nghiệm của nhiều thế kỷ trước, cư dân Đông Nam Á rất lo ngại về chủ nghĩa bành trướng và bá quyền của Trung Quốc. Ngày nay, chủ nghĩa bành trướng bá quyền này thể hiện trong thái độ và cách hành xử của Bắc Kinh với các đảo ở Biển Đông.Chủ tịch Tập Cận Bình biết rõ rằng đang tồn tại vấn đề trong quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng và một trong những nhiệm vụ của ngoại giao láng giềng là xóa bỏ những vướng mắc này, tạo lập thái độ tích cực, hữu nghị của các quốc gia lân bang với Trung Quốc và người Trung Quốc. Trên con đường đó, Trung Quốc không nên chỉ tìm kiếm lợi ích riêng của mình, - nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần huấn thị hơn tỷ đồng bào của mình như vậy.Ngày nay, trong những ý tưởng chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Bắc Kinh là sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” với mục tiêu hình thành “Cộng đồng chung vận mệnh”, các nước láng giềng được dành vị trí đặc biệt. Hàng loạt nước thuộc số này trong đó có Việt Nam đã được lôi cuốn tham gia dự án.Tại hội nghị ngoại giao vừa kết thúc, ban lãnh đạo Trung Quốc công bố ý định tiếp tục tăng cường lòng tin chiến lược lẫn nhau, hỗ trợ các nước Đông Nam Á theo đuổi cố gắng phát triển bền vững và giải quyết thỏa đáng các bất đồng. Hội nghị nhấn mạnh nguyện vọng tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước của khu vực bằng con đường mở rộng liên hệ kết nối và củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và chuỗi cung ứng.Đặc biệt đáng chú ý là một phần tài liệu hội nghị trong đó nói rằng cần huy động nỗ lực chung để đảm bảo ổn định khu vực thông qua hợp tác trong lĩnh vực an ninh và hoạt động thực thi pháp luật để loại bỏ những rủi ro và vấn đề khác nhau.Đáp trả của Bắc Kinh với cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ TrumpHội nghị ngoại giao ở Bắc Kinh diễn ra vào thời điểm chính quyền Trump thông qua “lệnh trừng phạt thuế quan”. Mức thuế 104% áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, 49% với hàng nhập khẩu từ Campuchia, 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và 32% với hàng nhập khẩu từ Indonesia. Đây là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của hầu hết các nước và bây giờ mỗi nước đang tìm cách thoát khỏi tình hình hiện tại, vốn đe dọa làm giảm mạnh đà tăng trưởng kinh tế.Hiện thời Nhà Trắng đã tạm hoãn việc thực hiện thuế quan mới trong 90 ngày, nhưng dù sao chăng nữa rõ ràng là nền thương mại thế giới sẽ không còn như trước nữa.Do đó, có thể cần phải đưa điều chỉnh vào hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước của khu vực với Trung Quốc. Những biện pháp mà Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm áp dụng trong lĩnh vực thương mại thế giới đang khiến các đối tác cũ của nước Mỹ xa lánh Hoa Kỳ, nhưng đồng thời lại đẩy các nước này lại gần hơn với Trung Quốc, trong khi chính Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm xây dựng mối quan hệ thương mại trung thực với các nước láng giềng.Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang từ Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nhìn thấy phương án này trong sự phát triển quan hệ của khu vực. Ông cho rằng những bước đi của Trump liên quan đến thương mại với Việt Nam đang phá hủy mối quan hệ tin cậy hiện có giữa hai nước. Được biết, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tiếp cận Washington với đề xuất thảo luận vấn đề chính sách thuế quan. Nhưng hẳn là khó có thể khiến tình hình thay đổi một cách căn bản. Chuyên gia Nguyễn Khắc Giang nêu giả thiết rằng Hà Nội sẽ cố gắng tận dụng tối đa bất kỳ giao kèo nào mà Trump sẽ đề xuất, nhưng theo thời gian, những động thái như vậy của Washington vẫn sẽ đưa Việt Nam đến gần Trung Quốc hơn.Trước thềm chuyến thăm của ông Tập Cận BìnhHội nghị về ngoại giao láng giềng diễn ra vài ngày trước chuyến công du dự kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới các nước Đông Nam Á vào tháng 4. Lần này nhà lãnh đạo Trung Quốc có kế hoạch thăm ba nước: Việt Nam, Campuchia và Malaysia. Và rất có thể, tất cả những ý tưởng đã nêu ra tại hội nghị ngoại giao sẽ được cụ thể hóa để áp dụng cho từng quốc gia láng giềng.Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Năm ngoái, khi đón tiếp Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc đã tuyên bố rằng Việt Nam chiếm “vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao khu vực của Trung Quốc”. Và đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Cần tính đến những điểm tương đồng về cơ cấu và đường lối chính trị-hệ tư tưởng của các đảng Cộng sản cầm quyền ở hai nước này, và nhu cầu chống lại các thế lực đang ấp ủ kế hoạch “diễn biến hòa bình” trong lòng chế độ ở Trung Quốc và Việt Nam. An ninh và bối cảnh yên bình ở Biển Đông tuỳ thuộc vào lập trường của ban lãnh đạo hai nước.Giờ đây, rõ ràng mục thương mại sẽ được bổ sung vào chương trình nghị sự. Khi Trump phát động cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc vào năm 2018, nhiều nhà sản xuất đồ điện tử, dệt may và đồ nội thất của Trung Quốc đã chuyển hoạt động sản xuất sang địa bàn Việt Nam. Từ đó, hàng hóa được đưa ra thị trường thế giới. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều thu lợi nhuận.Thật khó nói liệu điều này có thể lặp lại lần nữa hay chăng. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình ở cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, Trump đã không tăng thuế với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi và giới doanh nhân có phản ứng khác nhau. Đã có thông báo rằng một số doanh nhân Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam đang cân nhắc thu gọn hoặc đóng cửa doanh nghiệp, trong khi ngược lại, các nhà đầu tư từ các nước thứ ba đang hy vọng sẽ khởi động chuỗi cung ứng mới tại Việt Nam.Như vậy, ngày nay, cả đối với Bắc Kinh và đối với thủ đô các nước Đông Nam Á đều nên hoãn việc làm rõ quyền của bên nào đối với các đảo ở Biển Đông là chính đáng hơn, và cùng nhau suy nghĩ về cách thoát khỏi cái «thòng lọng thuế» của Trump mà Tổng thống Hoa Kỳ đã quăng ra tròng vào cổ các nước trong khu vực. Có lẽ đây chính là tông điệu phát ngôn và giao lưu trong chuyến đi này của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam, Campuchia và Malaysia. Chúng ta cùng chờ xem - kết quả hồi sau sẽ rõ.
https://kevesko.vn/20230310/quan-he-lang-gieng-tot-dep-la-uu-tien-hang-dau-trong-chinh-sach-ngoai-giao-cua-trung-quoc-21697942.html
https://kevesko.vn/20250410/tong-thong-hoa-ky-trump-tang-thue-doi-voi-hang-hoa-trung-quoc-len-145-phan-tram-35513961.html
https://kevesko.vn/20250411/tiet-lo-quan-trong-ve-chuyen-tham-viet-nam-cua-ong-tap-can-binh-35530397.html
biển đông
trung quốc
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_510757ea3d8a62036df5a8388c2a0b6b.jpg.webp
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_510757ea3d8a62036df5a8388c2a0b6b.jpg.webp
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/0b/35533611_0:16:600:466_1920x0_80_0_0_fce6a8ede59e7e56195fe3020ab08c55.png.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_510757ea3d8a62036df5a8388c2a0b6b.jpg.webp
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, thế giới, tập cận bình, trung quốc, hoa kỳ, donald trump, thuế, kinh tế, đông nam á
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, thế giới, tập cận bình, trung quốc, hoa kỳ, donald trump, thuế, kinh tế, đông nam á
Chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến tình hình Biển Đông
Tại Bắc Kinh vừa kết thúc hội nghị về ngoại giao khu vực, trong sự kiện này Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu ý kiến.
Ý tưởng của Tập Cận Bình về ngoại giao láng giềng
Ngoại giao láng giềng là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ban lãnh đạo thế hệ thứ năm của CHND Trung Hoa. Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói nhiều về vấn đề này tại các Đại hội Đảng lần thứ 19, lần thứ 20 và những diễn đàn khác. Bản chất của chính sách này là phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, cùng có lợi với các quốc gia gần Trung Quốc và có lịch sử liên hệ lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên lịch sử này không phải lúc nào cũng tốt đẹp; Ví dụ, trên cơ sở kinh nghiệm của nhiều thế kỷ trước, cư dân Đông Nam Á rất lo ngại về chủ nghĩa bành trướng và bá quyền của Trung Quốc. Ngày nay, chủ nghĩa bành trướng bá quyền này thể hiện trong thái độ và cách hành xử của Bắc Kinh với các đảo ở Biển Đông.
Chủ tịch Tập Cận Bình biết rõ rằng đang tồn tại vấn đề trong quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng và một trong những nhiệm vụ của ngoại giao láng giềng là xóa bỏ những vướng mắc này, tạo lập thái độ tích cực, hữu nghị của các quốc gia lân bang với Trung Quốc và người Trung Quốc. Trên con đường đó, Trung Quốc không nên chỉ tìm kiếm lợi ích riêng của mình, - nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần huấn thị hơn tỷ đồng bào của mình như vậy.
Ngày nay, trong những ý tưởng chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Bắc Kinh là sáng kiến
“Một vành đai, Một con đường” với mục tiêu hình thành “Cộng đồng chung vận mệnh”, các nước láng giềng được dành vị trí đặc biệt. Hàng loạt nước thuộc số này trong đó có Việt Nam đã được lôi cuốn tham gia dự án.
Tại hội nghị ngoại giao vừa kết thúc, ban lãnh đạo Trung Quốc công bố ý định tiếp tục tăng cường lòng tin chiến lược lẫn nhau, hỗ trợ các nước Đông Nam Á theo đuổi cố gắng phát triển bền vững và giải quyết thỏa đáng các bất đồng. Hội nghị nhấn mạnh nguyện vọng tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước của khu vực bằng con đường mở rộng liên hệ kết nối và củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và chuỗi cung ứng.
Đặc biệt đáng chú ý là một phần tài liệu hội nghị trong đó nói rằng cần huy động nỗ lực chung để đảm bảo ổn định khu vực thông qua hợp tác trong lĩnh vực an ninh và hoạt động thực thi pháp luật để loại bỏ những rủi ro và vấn đề khác nhau.
Đáp trả của Bắc Kinh với cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Trump
Hội nghị ngoại giao ở Bắc Kinh diễn ra vào thời điểm chính quyền Trump thông qua “lệnh trừng phạt thuế quan”. Mức thuế 104% áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, 49% với hàng nhập khẩu từ Campuchia,
46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và 32% với hàng nhập khẩu từ Indonesia. Đây là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của hầu hết các nước và bây giờ mỗi nước đang tìm cách thoát khỏi tình hình hiện tại, vốn đe dọa làm giảm mạnh đà tăng trưởng kinh tế.
Hiện thời Nhà Trắng đã tạm hoãn việc thực hiện thuế quan mới trong 90 ngày, nhưng dù sao chăng nữa rõ ràng là nền thương mại thế giới sẽ không còn như trước nữa.
Do đó, có thể cần phải đưa điều chỉnh vào hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước của khu vực với Trung Quốc. Những biện pháp mà Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm áp dụng trong lĩnh vực thương mại thế giới đang khiến các đối tác cũ của nước Mỹ xa lánh Hoa Kỳ, nhưng đồng thời lại đẩy các nước này lại gần hơn với Trung Quốc, trong khi chính Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm xây dựng mối quan hệ thương mại trung thực với các nước láng giềng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang từ Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nhìn thấy phương án này trong sự phát triển quan hệ của khu vực. Ông cho rằng những bước đi của Trump liên quan đến thương mại với Việt Nam đang phá hủy mối quan hệ tin cậy hiện có giữa hai nước. Được biết, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tiếp cận Washington với đề xuất thảo luận vấn đề chính sách thuế quan. Nhưng hẳn là khó có thể khiến tình hình thay đổi một cách căn bản. Chuyên gia Nguyễn Khắc Giang nêu giả thiết rằng Hà Nội sẽ cố gắng tận dụng tối đa bất kỳ giao kèo nào mà Trump sẽ đề xuất, nhưng theo thời gian, những động thái như vậy của Washington vẫn sẽ đưa Việt Nam đến gần Trung Quốc hơn.
Trước thềm chuyến thăm của ông Tập Cận Bình
Hội nghị về ngoại giao láng giềng diễn ra vài ngày trước chuyến công du dự kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới các nước Đông Nam Á vào tháng 4. Lần này nhà lãnh đạo Trung Quốc có kế hoạch thăm ba nước: Việt Nam, Campuchia và Malaysia. Và rất có thể, tất cả những ý tưởng đã nêu ra tại hội nghị ngoại giao sẽ được cụ thể hóa để áp dụng cho từng quốc gia láng giềng.
Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Năm ngoái, khi đón tiếp Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc đã tuyên bố rằng Việt Nam chiếm “vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao khu vực của Trung Quốc”. Và đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Cần tính đến những điểm tương đồng về cơ cấu và đường lối chính trị-hệ tư tưởng của các đảng Cộng sản cầm quyền ở hai nước này, và nhu cầu chống lại các thế lực đang ấp ủ kế hoạch “diễn biến hòa bình” trong lòng chế độ ở Trung Quốc và Việt Nam. An ninh và bối cảnh yên bình ở Biển Đông tuỳ thuộc vào lập trường của ban lãnh đạo hai nước.
Giờ đây, rõ ràng mục thương mại sẽ được bổ sung vào chương trình nghị sự. Khi Trump phát động cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc vào năm 2018, nhiều nhà sản xuất đồ điện tử, dệt may và đồ nội thất của Trung Quốc đã chuyển hoạt động sản xuất sang địa bàn Việt Nam. Từ đó, hàng hóa được đưa ra thị trường thế giới. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều thu lợi nhuận.
Thật khó nói liệu điều này có thể lặp lại lần nữa hay chăng. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình ở cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, Trump đã không tăng thuế với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi và giới doanh nhân có phản ứng khác nhau. Đã có thông báo rằng một số doanh nhân Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam đang cân nhắc thu gọn hoặc đóng cửa doanh nghiệp, trong khi ngược lại, các nhà đầu tư từ các nước thứ ba đang hy vọng sẽ khởi động chuỗi cung ứng mới tại Việt Nam.
Như vậy, ngày nay, cả đối với Bắc Kinh và đối với thủ đô các nước Đông Nam Á đều nên hoãn việc làm rõ quyền của bên nào đối với các đảo ở Biển Đông là chính đáng hơn, và cùng nhau suy nghĩ về cách thoát khỏi cái «thòng lọng thuế» của Trump mà Tổng thống Hoa Kỳ đã quăng ra tròng vào cổ các nước trong khu vực. Có lẽ đây chính là tông điệu phát ngôn và giao lưu trong chuyến đi này của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam, Campuchia và Malaysia. Chúng ta cùng chờ xem - kết quả hồi sau sẽ rõ.